Việt Nam có tiềm năng lớn
‘Với hơn 90 triệu dân trong đó phần lớn là dân số trẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng nhất thế giới’ – TS Nguyễn Minh Phong chia sẻ trong cuộc trò chuyện cùng DĐDN.
TS Nguyễn Minh Phong chia sẻ Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng nhất thế giới
Theo TS Nguyễn Minh Phong, trên thế giới, tín dụng tiêu dùng đã rất phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn được đánh giá là đang ở giai đoạn tiềm năng, nhiều người dân chưa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính.
- Thưa ông, lý do nào để kỳ vọng vào sự phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong tương lai?
Nhìn một cách tổng quát, có hai yếu tố quan trọng để kỳ vọng vào mảng thị trường này:
Thứ nhất, Việt Nam có hơn 90 triệu dân, trong số đó dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Dân số Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục tăng và đạt tới 100 triệu vào năm 2025, đó là con số hết sức thuận lợi cho kênh tài chính tiêu dùng.
Thứ hai, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, trở thành nền kinh tế có tốc độ phát triển ổn định ở khu vực Đông Nam Á. Thời gian vừa qua, Chính phủ tiếp tục có nhiều nỗ lực cải thiện các thủ tục hành chính, thủ tục thuế quan, tạo những điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm phát triển tại Việt Nam, đồng thời cũng thúc đẩy tốt hơn công tác thu hút các nhà đầu tư mới.
Tình hình an ninh, chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đó là yếu tố hết sức quan trọng để các nhà đầu tư đến với chúng ta nhiều hơn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, những chuyến công tác liên tục của lãnh đạo Đảng, Nhà nước gần đây tới nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển đã đạt được khá nhiều thỏa thuận quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó yếu tố hợp tác kinh tế luôn được chú trọng, và chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan trong thời gian tới.
Khi nền kinh tế phát triển ổn định, cụ thể là năm 2015 đã tốt hơn 2014, và dự báo năm 2016 sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định… những yếu tố này giúp cho tỷ lệ thất nghiệp giảm, người lao động thu nhập ổn định. Từ nền tảng đó, kết hợp với yếu tố dân số trẻ có tỷ lệ lớn tập trung nhiều ở các khu vực thành thị ngày càng gia tăng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng để cải thiện cuộc sống, sẽ là điều kiện thuận lợi cho vay tiêu dùng.
Nếu nhìn vào tốc độ hình thành rất nhanh các kênh tài chính tiêu dùng trong hệ thống ngân hàng và sự ra đời của hàng loạt công ty tài chính, với rất nhiều dịch vụ đa dạng cũng đã thấy được tiềm năng của thị trường này.
- Đi sâu vào vấn đề tổ chức dịch vụ, theo ông cách làm hiện nay của các tổ chức tín dụng đã thật sự thuận lợi để thu hút khách hàng?
Chúng ta thấy có nhiều yếu tố thuận lợi cho kênh tài chính tiêu dùng, thí dụ như việc Chính phủ nỗ lực thúc đẩy trả lương qua tài khoản thẻ. Cách trả lương này giúp minh bạch hơn các khoản thu nhập và các tổ chức tín dụng thông qua đó có thống kê số liệu chính xác hơn với từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc khách hàng được cải thiện nhanh, thủ tục đơn giản hơn rất nhiều, trước đây người sử dụng dịch vụ phải có xác nhận của cơ quan về khoản thu nhập hàng tháng thì nay các tổ chức tín dụng chỉ cần sao kê 3 tháng gần nhất về thu nhập. Các khoản vay cũng được nới rộng hơn trước, những khách hàng có thu nhập ổn định trên 20 triệu đồng/tháng trở lên thì khoản vay có thể lên tới vài trăm triệu.
Nhìn rộng hơn, bản thân các khoản vay tiêu dùng không có tác động xấu cho nền kinh tế nếu nó được thực hiện đúng. Các khoản vay chỉ gây ra ảnh hưởng xấu khi nó không minh bạch, do đó khi kiểm soát tốt khâu này thì các dịch vụ và thỏa thuận cá nhân tốt hơn.
- Đấy là những điểm thuận lợi, theo ông, những có lý do nào đang làm hạn chế tốc độ phát triển của thị trường tín dụng tiêu dùng?
Vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm là phải hoàn thiện các vấn đề pháp lý cho kênh tài chính tiêu dùng, để tạo điều kiện thuận lợi hơn các các ngân hàng, các Cty tài chính hoạt động, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, qua đó mới thu hút được khách hàng tốt hơn.
Hiện nay, trong khi các ngân hàng bị ràng buộc bởi rất nhiều quy định nhằm tránh rủi ro trong tín dụng, thì các công ty tài chính lại được tự do trong việc quyết định đối tượng, thời gian, lãi suất… Vì vậy, nếu điều chỉnh được vấn đề pháp lý thì các ngân hàng sẽ tạo ra nhiều dịch vụ thuận lợi hơn cho khách hàng, đồng thời cũng không lo tới chuyện đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng, khi mà các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng có vốn riêng và được quản lý chặt chẽ bởi luật pháp.
Sự cạnh tranh đa dạng như vậy sẽ làm tăng chất lượng dịch vụ và giảm lãi suất, tỷ lệ tăng trưởng cho loại hình dịch vụ này sẽ tăng nhanh hơn.
Thứ hai, cho dù nền kinh tế Việt Nam đang ổn định và có xu hướng tăng trưởng tốt, nhưng đó là xét trên nền tảng vĩ mô, còn đời sống cụ thể của phần lớn người lao động thì chưa thật sự tốt. Tính ổn định vị trí việc làm, tính ổn định về thu nhập chưa cao, do đó đa phần người lao động đều chờ đợi tới khi cầm tiền thật của mình trong tay rồi mới mua sắm.
Thứ ba, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với các hình thức vay thông dụng khác (như vay sản xuất kinh doanh,…). Mức lãi suất này nếu kéo xuống thấp hơn thì chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng lớn hơn, tuy nhiên do rủi ro trong vay tín chấp lớn nên thường thì các tổ chức tài chính đang giữ mức lãi cao để bù vào phần rủi ro. Hơn nữa, các khoản vay thường là nhỏ và kỳ hạn ngắn, trong khi các tổ chức tài chính lại phải chi phí lớn để quản trị hệ thống. Đó là một cái vòng luẩn quẩn, và nó chỉ có thể giải quyết được khi khâu pháp lý và thị trường kinh tế thực sự tốt hơn.
Thứ tư là cần phải có thêm thời gian để nâng cao hơn nữa nhận thức cho người dân về dịch vụ tài chính tiêu dùng, đây là vấn đề không chỉ khó khăn ở Việt Nam mà các nền kinh tế khác cũng vậy. Để nâng cao nhận thức thì phải có tư vấn tốt cả trước và trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ, bởi vì nhiều khách hàng có thói quen không tìm hiểu hết các quy định, nghĩa vụ, ý thức trả nợ kém, nên có thể dẫn tới những mâu thuẫn. Rất nhiều người sử dụng dịch vụ thường chỉ có cái nhìn một chiều, chỉ muốn được hưởng lợi và né tránh trách nhiệm.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Giải pháp tái cơ cấu đặc biệt
Qua hơn ba năm triển khai, đề án "Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" đã đi đến giai đoạn thực hiện cuối cùng, song cũng là giai đoạn quyết định, quan trọng nhất đồng thời cũng khó khăn nhất.
Sau giai đoạn các ngân hàng thương mại (NHTM) tự nguyện sáp nhập và tự cơ cấu lại, đã có ba NHTM cổ phần có phần vốn chủ yếu do Nhà nước nắm giữ sáp nhập với NHTM cổ phần thích hợp. Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã phê duyệt các phương án sáp nhập giữa các NHTM cổ phần "thuần túy" với nhau theo nguyên tắc tạo ra các NHTM lớn hơn, có sức cạnh tranh cao hơn và huy động nguồn lực của các NHTM cổ phần có thực lực mạnh tham gia xử lý các NHTM cổ phần cần cơ cấu lại. Và gần đây, một biện pháp mạnh được NHNN sử dụng trong tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng là mua lại ngân hàng với giá 0 đồng. Đây là những trường hợp NHTM cổ phần buộc phải cơ cấu lại song chưa có phương án sáp nhập hay tự tái cơ cấu khả thi như trường hợp của NHTM cổ phần Xây dựng (VNCB) hay NHTM cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) và GPBank.
Mua lại một số ngân hàng với giá 0 đồng được coi là biện pháp cần thiết và thích hợp, với điều kiện thị trường tài chính ngân hàng nước ta hiện nay khi kết hợp cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện với bắt buộc, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng yếu kém với nhau và mở rộng mô hình tổ chức tín dụng mạnh hợp nhất với tổ chức tín dụng yếu hơn, tăng cường vai trò can thiệp của NHNN Việt Nam, bảo đảm tiến trình tái cơ cấu kịp thời và hiệu quả. Một mặt, thông qua việc mua lại giá 0 đồng, NHNN buộc các NHTM này chuyển đổi từ mô hình cổ phần sang mô hình trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước do thực chất các NHTM cổ phần này đã thua lỗ lớn, không còn vốn điều lệ, âm vốn chủ sở hữu nên các nghĩa vụ cũng như quyền lợi đối với khách hàng, cả người gửi tiền lẫn vay tín dụng đều được chuyển toàn bộ từ các cổ đông hiện hữu sang cho NHNN. Nhờ vậy, hệ thống các tổ chức tín dụng không bị xáo trộn và thị trường tín dụng ngân hàng giảm rủi ro hệ thống. Mặt khác, NHNN giao trách nhiệm cho một số NHTM hàng đầu hỗ trợ toàn diện để vực dậy các NHTM đã bị mua lại, từ hỗ trợ về nhân lực quản lý, về tài chính đến tổ chức sắp xếp và tái cơ cấu, xử lý nợ xấu..., từ đó giúp các NHTM này vượt qua khó khăn, quay trở lại thị trường ngân hàng với tư cách NHTM cổ phần độc lập hoặc đủ điều kiện sáp nhập và hợp nhất với tổ chức tín dụng phù hợp.
Kết quả thực hiện giải pháp mua lại ngân hàng 0 đồng còn cần thời gian để nhìn nhận, đánh giá. Song, có thể thấy, quá trình tái cơ cấu các ngân hàng đang diễn ra quyết liệt với nhiều cách thức, giải pháp đa dạng, mạnh mẽ được thực hiện trên nguyên tắc dứt điểm, kiên quyết, đồng bộ và có tầm nhìn xa. Chặng đường nước rút của tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng không thể thiếu những giải pháp tái cơ cấu đặc biệt, phù hợp với trình độ phát triển và điều kiện cụ thể của thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.
ANH VŨ
Theo_Báo Nhân Dân
Kênh giám sát hiệu quả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Nhằm bảo đảm, củng cố toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, việc tái cơ cấu hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ TDND) để hệ thống này phát triển an toàn, lành mạnh là một nhiệm vụ quan trọng, không thể tách rời. Trong quá trình đó, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt...