Việt Nam có phải đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 thứ 5?
Dù số ca nhiễm nCoV trên toàn quốc đã giảm dần, tỷ lệ này tại một số địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long hay Tây Nguyên lại tăng nhanh mang tới lo ngại về đợt dịch tiếp theo.
Thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận những dấu hiệu đáng mừng khi lượng người nhiễm nCoV trong nước và số ca tử vong có xu hướng giảm dần. Dựa trên tình hình đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia và Chính phủ đã thống nhất ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.
Mặc dù vậy, một trong những dấu hiệu đáng lo ngại là số ca nhiễm tăng cao trong thời gian ngắn vừa qua tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang, Bình Thuận, Tây Ninh…
Các chuyên gia y tế cũng đánh giá nguy cơ dịch bùng phát trở lại là vẫn còn. Do đó, các địa phương sẽ phải luôn cảnh giác và thực hiện biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, nhất là khi tỷ lệ người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine còn thấp.
Dịch Covid-19 vẫn rất khó lường
Trao đổi với Zing , PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, khẳng định nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát vẫn cao và rất khó lường. Tuy nhiên, việc bùng dịch còn phụ thuộc nhiều vào khả năng đáp ứng của địa phương.
“Đến thời điểm này, các tỉnh, thành phố trên cả nước đều đã có sự cảnh giác, kinh nghiệm cũng như năng lực trong phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, việc một đợt dịch tiếp theo bùng lên và gây ảnh hưởng lớn như vừa qua là khó có thể xảy ra”, ông Phu nhận định.
Một đợt dịch tiếp theo bùng lên và gây ảnh hưởng lớn như vừa qua là khó có thể xảy ra. PGS.TS Trần Đắc Phu
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng các ổ dịch vẫn có thể xuất hiện rải rác trên nhiều địa phương tương tự Hà Nam hay các tỉnh miền Tây thời gian qua. Nếu tình huống tương tự xảy ra, các địa phương sẽ phải phong tỏa hẹp và gọn để không ảnh hưởng tới kinh tế cũng như an sinh xã hội của người dân.
“Yếu tố quan trọng nhất là chúng ta cần phát hiện những ổ dịch này sớm nhất có thể. Ngoài ra, ý thức phòng dịch của người dân với việc thực hiện nghiêm 5K cũng góp phần rất lớn giúp các địa phương tránh được nguy cơ bùng phát dịch”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh.
Một gia đình rời phòng trọ tại Đồng Nai để về quê ở An Giang. Ảnh: Duy Hiệu .
Đồng quan điểm, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng những nơi chưa bùng phát dịch và tỷ lệ tiêm chủng vaccine còn thấp vẫn sẽ có nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2 tiếp theo. Tuy nhiên, ông dự báo sự gia tăng ca nhiễm sẽ không quá lớn.
“Tùy địa phương và tính chất của ổ dịch, nguy cơ sẽ khác nhau. Ví dụ, nguy cơ về dịch tại Hà Nội có thể sẽ cao hơn TP.HCM đôi chút. Trong khi đó, mức độ dịch tại TP.HCM trong thời gian tới có lẽ sẽ ổn định như hiện nay. Dẫu vậy, nguy cơ tại 2 thành phố này nhìn chung không quá lớn. Ngược lại, các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ cần chuẩn bị nhiều hơn nếu dịch xảy ra”, ông cảnh báo.
Chuẩn bị trước cho làn sóng dịch tiếp theo
PGS Đỗ Văn Dũng chia sẻ: “Bài học lớn nhất tôi nhận thấy trong làn sóng dịch vừa qua là phải tiêm vaccine Covid-19 cho người cao tuổi trước. Xếp sau đó là chúng ta cần xây dựng hệ thống y tế cơ sở để tiếp nhận được bệnh nhân có nguy cơ, từ đó điều trị phù hợp”.
Theo vị chuyên gia này, trước khi dịch Covid-19 xảy ra, hệ thống y tế của Việt Nam chưa chú trọng nhiều về khái niệm “oxy liệu pháp”, từ đó không chuẩn bị đủ giường được trang bị oxy cho bệnh nhân. Chính điều này dẫn tới việc quá tải khi dịch bùng phát, từ đó không đáp ứng được nhu cầu điều trị.
Một phụ nữ lớn tuổi được nhân viên y tế khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine Covid-19 tại Hà Nội. Ảnh: Việt Linh .
“Việc chuẩn bị trước những vấn đề này là rất quan trọng. Nguyên nhân là không phải muốn có oxy là có được ngay. Vaccine cũng vậy, không thể hôm nay tiêm, ngày mai có hiệu quả ngay. Do đó, đây là 2 yếu tố khẩn cấp, các địa phương cần làm càng sớm càng tốt để chủ động khi dịch bùng phát”, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, nhận định.
Dựa trên nền tảng y tế đó, ông Dũng cho rằng khi dịch xảy ra, các tỉnh, thành phố sẽ phải nhanh chóng đánh giá tình hình, thực hiện biện pháp chống dịch nghiêm ngặt như giãn cách xã hội tuyệt đối, không cho người dân tới nơi công cộng… Nhờ đó, khả năng lây lan virus có thể được hạn chế.
Mặt khác, các địa phương cũng cần tổ chức xét nghiệm tại những nơi nguy cơ cao, xuất hiện F0 có triệu chứng, qua đó phát hiện sớm sự gia tăng của dịch bệnh và thực hiện biện pháp kiểm soát quyết liệt sớm nhất.
“Dù các địa phương đã chuẩn bị kịch bản phòng dịch cụ thể, tôi rất hy vọng với đặc điểm địa lý cùng mật độ dân cư thưa, khác với TP.HCM, sự lây nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không quá nghiêm trọng như đợt dịch vừa qua”, PGS Dũng kết luận.
Lo ngại về sự thiếu thống nhất trong tiêu chí phân cấp độ dịch
Trong hướng dẫn của Bộ Y tế mới đây, các địa phương sẽ dựa trên những tiêu chí về tỷ lệ ca nhiễm trong cộng đồng/100.000 dân/tuần và người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine để đánh giá cấp độ dịch.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng cho phép các tỉnh, thành phố tăng/giảm số ca nhiễm hoặc điều chỉnh tỷ lệ tiêm chủng nói trên theo tình hình thực tiễn trước khi đánh giá và phân cấp. Sự linh hoạt này gây ra nhiều lo lắng về việc làm mất đi giá trị của bộ tiêu chí, từ đó khiến Việt Nam khó kiểm soát tốt dịch.
Người dân khai báo y tế tại chốt kiểm soát cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (Hà Nội) ngày 13/10. Ảnh: Đức Anh .
Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS Đỗ Văn Dũng cũng cho rằng Bộ Y tế nên thống nhất những tiêu chí cứng và quan trọng, từ đó buộc các địa phương phải tuân thủ.
Ông nêu ví dụ: “Với tỷ lệ tiêm chủng cho người cao tuổi, nếu không quy định thống nhất, nhiều địa phương có thể vì các sức ép như việc phải mở cửa, áp lực kinh tế…, và quyết định tiêm cho công nhân, người lao động trước để tránh làm gián đoạn sản xuất. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả phòng dịch”.
Trong khi đó, chúng ta cũng cần rõ ràng về việc phân cấp độ dịch. Tình trạng mỗi địa phương lại có mốc số liệu để đánh giá cấp độ dịch khác nhau sẽ dẫn đến sự không phù hợp khi thực hiện.
PGS Dũng nhận định: “Điểm mạnh của hệ thống chính trị Việt Nam là sự quản lý thống nhất. Do đó, chúng ta nên có hướng dẫn cụ thể và yêu cầu địa phương phải làm theo. Tất nhiên, nếu các tiêu chí chưa phù hợp, các địa phương có quyền góp ý. Nhưng khi hướng dẫn đã được đưa ra, chúng phải thật sự rõ ràng”.
Nên làm gì để tránh lây nhiễm nCoV khi đi máy bay?.Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo người dân nên ăn, uống từ trước và tuyệt đối không bỏ khẩu trang ở trên máy bay.
Du khách, công ty du lịch lúng túng trước quy định của địa phương
Các quy định về đi lại và y tế của địa phương chưa thống nhất khiến du khách cân nhắc chuyến đi, còn công ty du lịch gặp khó khi chuẩn bị sản phẩm.
Tháng 9, anh Đức An (Hải Phòng) dự định đưa gia đình tới Sa Pa (Lào Cai) để nghỉ dưỡng, kết hợp trekking sau thời gian dài ở nhà vì dịch Covid-19. Anh tìm hiểu trên hướng dẫn của Sở Y tế tỉnh Lào Cai thì Hải Phòng là vùng xanh, gia đình anh sẽ không phải cách ly mà chỉ cần có giấy xét nghiệm âm tính nCoV trong vòng 72h. Tuy nhiên khi gọi theo đường dây nóng của Sở Y tế, anh được hướng dẫn nếu di chuyển qua Hà Nội để đến Lào Cai thì phải cách ly 7 ngày, vì vậy gia đình anh hủy chuyến đi.
Trung tuần tháng 10, khi biết Lào Cai đã xếp Hà Nội vào vùng xanh, anh An có mong muốn trở lại Sa Pa nhưng sẽ đợi thêm. Anh chia sẻ vì quy định mỗi nơi một khác và chưa công bố cấp độ thích ứng an toàn Covid-19 nên anh không chắc mình có bị cách ly khi đi và trở về địa phương.
Hiện Hà Nội đã dừng kiểm tra phương tiện ở 22 chốt cửa ngõ. Ảnh chụp tại chốt giáp ranh Hà Nội - Bắc Ninh ngày 14/10, khi chốt còn duy trì. Ảnh: Gia Chính
Tương tự, chị Thảo Trang rất mong chờ được du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng) trở lại, dù vậy chuyến bay giữa Hà Nội - Đà Lạt vẫn chưa nối lại và thành phố cũng chưa mở đón khách ngoại tỉnh.
Chị Trang chia sẻ ngoài mục đích du lịch để giải tỏa căng thẳng còn muốn tới Đà Lạt để thăm người nhà đã 4 tháng không gặp vì Covid-19. Hiện chị rất quan tâm tới quy định xét nghiệm, cách ly đối với người Hà Nội (vùng xanh) và du khách có thể đi tự do hay buộc phải theo tour ở các địa phương. Với chị, nếu phải đi Đà Lạt theo tour khép kín thì sẽ không còn thấy hấp dẫn.
Không chỉ du khách, quy định kiểm soát đi lại và y tế ở các địa phương cũng đang gây khó cho doanh nghiệp du lịch, để chủ động chuẩn bị chương trình tour.
Ông Lê Hồng Thái, Phó giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist, chia sẻ các địa phương đang gấp rút thực hiện phân loại cấp độ dịch, tuy nhiên vẫn chưa đồng nhất, đặc biệt là thiếu công bố phân cấp cụ thể tới từng phường, xã. Điều này gây lúng túng cho doanh nghiệp du lịch. Ông ví dụ, hiện quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được tính là vùng xanh, tuy nhiên khu vực Bệnh viện Việt Đức lại là vùng đỏ. Vì vậy để hướng dẫn cho du khách đi tour ngoại tỉnh, các công ty cần tìm rất nhiều quy định, không chỉ ở nơi đến mà còn cả ở các địa phương đi qua.
Hay trước đó, sau khi Hà Nội nới lỏng một số hoạt động, công ty đã chủ động đề xuất với Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Ninh... tổ chức thí điểm loại hình tour tự lái xe khép kín. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất gặp phải là quy định ở mỗi nơi khác nhau và còn e dè trong việc tổ chức tour cho khách từ Hà Nội, là vùng đỏ theo phân loại của nhiều địa phương.
Ông Thái chia sẻ du lịch ngoài hấp dẫn, thì du khách còn quan tâm tới sức khỏe và an toàn. Về góc độ doanh nghiệp lữ hành, công ty không thể chỉ đơn thuần đăng bán tour mà còn phải tư vấn rất kỹ việc quy định ở địa phương thế nào, du khách có thể quay lại nơi cư trú sau chuyến đi không, chi tiết cơ sở lưu trú, nhà hàng thế nào...
"Trong thời gian ngừng hoạt động vì Covid-19, doanh nghiệp cần sự chuẩn bị từ sớm nhất để khôi phục trở lại. Du lịch thì cần đơn giản hóa thủ tục, chung sống và thích ứng với dịch bệnh", ông nói. Doanh nghiệp cũng kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương nên sớm ban hành bộ quy tắc chung, có sự thống nhất để khai thông việc khôi phục hoạt động du lịch. Đối với các hãng hàng không, cần xem xét kế hoạch bay giữa các tỉnh thành phố, giá vé phù hợp theo từng nhóm nhỏ và khách dưới 18 tuổi.
Tỉnh Quảng Bình đã đón đoàn khách đầu tiên trở lại từ TP HCM ngày 15/10, du khách cần kết quả xét nghiệm âm tính nCoV trong vòng 72h trước chuyến bay, theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Ảnh: SDLQB
Sự thống nhất, đồng bộ những chính sách vĩ mô chung trong cả nước là điều kiện tiên quyết để du lịch phục hồi. Đây là ý kiến của bà Nguyễn Lê Hương, Phó tổng Giám đốc Vietravel, trong một tọa đàm ngày 15/10. Theo bà Hương, an toàn là điều kiện ưu tiên số một nhưng hiện nay các thủ tục hành chính giữa các địa phương rất nhiều, đi đâu cũng cách ly, xét nghiệm. Nếu vẫn duy trì thế này, du lịch không thể phát triển.
"Trong Nghị quyết 128 cũng có đề cập đến vaccine hiện nay là điều kiện tiên quyết. Chúng ta hiểu rằng, chỉ khi vaccine được tiêm, nơi đến và nơi đi an toàn, người dân mới trở lại với du lịch, còn mọi nỗ lực của các doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng không thể nào kích cầu lại du lịch", bà nói.
Bà Hương kiến nghị Tổng cục Du lịch có ý kiến gửi các địa phương để thống nhất chính sách đón khách. Đặc biệt cần nhìn nhận lại khái niệm, không phải những nơi có dịch là vùng đỏ, yêu cầu khách phải cách ly, mà còn phải căn cứ theo độ phủ vaccine theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đánh giá cao Nghị quyết 128 của Chính phủ khi đề xuất rất cụ thể các biện pháp nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả. Ông khẳng định, hành khách sẽ chỉ đi du lịch trở lại trong điều kiện được bảo đảm an toàn và những thủ tục thuận tiện nhất có thể.
Đại diện cho doanh nghiệp lữ hành, ông Bình đề xuất các địa phương tập trung tiêm vaccine cho những trọng điểm kinh tế, du lịch. Ngành du lịch cũng cần được trao thẩm quyền chọn các trọng điểm, xác định các điểm an toàn, qua đó các bộ ngành liên quan có thể ủng hộ và hỗ trợ.
Tới ngày 16/10, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Bình Phước, Long An đã công bố tình hình dịch ở cấp 2. Các địa phương như Nam Định, Quảng Ninh quy định người đến từ các địa phương vùng 1, 2, 3 không cần kết quả xét nghiệm nCoV, cách ly. Các trọng điểm du lịch khác như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Đà Nẵng... vẫn có những quy định kiểm soát đi lại nhưng không đồng nhất.
Giám đốc Sở Y tế: TPHCM đang ở "vùng cam" dịch bệnh Covid-19 Phó Giáo sư Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế cho biết hiện nay TPHCM đang ở vùng cam về cấp độ dịch bệnh Covid-19, nhưng có thể chỉ một vài ngày nữa sẽ chuyển sang vùng vàng. Tối 15/10, chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" đã diễn ra, giải đáp một số thắc mắc về các vấn đề...