Việt Nam có nên mua linh kiện Su-30 từ Ấn Độ?
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đồng ý cho doanh nghiệp quốc phòng nước này xuất khẩu linh kiện Su30 cho Việt Nam.
Trang Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (IDRW) dẫn lời một quan chức quốc phòng nước này cho biết, tên lửa hành trình BrahMos không phải là hệ thống vũ khí duy nhất mà Ấn Độ có kế hoạch xuất khẩu cho Việt Nam.
Theo thông tin của IDRW, hiện Bộ quốc phòng nước này đã đồng ý cho công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) có các cuộc đàm phán thêm với phía Việt Nam để xuất khẩu các loại vũ khí phòng thủ khác ngoài tên lửa BrahMos.
IDRW cho biết thêm, HAL đang có kế hoạch tăng cường hợp tác huấn luyện phi hành đoàn, cung cấp bộ phận phụ tùng linh kiện cho phi đội tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Không quân Việt Nam.
Trong khi đó, DRDO muốn cung các hệ thống radar ( sản xuất tại Ấn Độ), trang bị thông tin liên lạc, giám sát trinh sát cho Hải quân Việt Nam.
Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.
Việc Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho phép nhà sản xuất trong nước xuất khẩu linh kiện Su-30 cho Việt Nam đồng nghĩa với việc, trên tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có thêm linh ngoài Nga.
Tuy nhiên, theo nhận định của tạp chí The Diplomat, mua linh kiện chiến đấu cơ Ấn Độ chưa hẳn đã là tin tốt lành với những quốc gia có ý định này.
Video đang HOT
Theo thống kê của tạp chí Nhật, tỷ lệ tai nạn của MiG-21 mới do Ấn Độ tự lắp ráp và hiện đại hóa từ linh kiện sản xuất trong nước còn cao gấp nhiều lần phiên bản nhái J-7 của Trung Quốc cũng như MiG-21 cũ đã qua sử dụng nhiều năm của các nước.
Các chuyên gia Nga sau khi điều tra đã đưa ra kết luận là quy trình sản xuất phụ tùng máy bay tại Ấn Độ đang tồn tại nhiều sai sót cực kỳ nghiêm trọng, không thể chấp nhận.
Gần đây nhất, hãng Dassault của Pháp cũng từ chối việc bảo hành cho những chiếc Rafale sẽ được Ấn Độ lắp ráp trong nước vì lo ngại chúng sẽ không được làm đúng quy trình.
Ngoài ra, hiện nay tại Ấn Độ đang tồn tại hàng loạt linh kiện điện tử hàng không có nguồn gốc không rõ ràng.
Chính vì vậy, khi Ấn Độ ký hợp đồng nhập khẩu Su-30MKI từ Nga, do không hài lòng với việc máy bay bị cắt giảm tính năng nên Ấn Độ đã quyết định chỉ giữ lại những thành phần cơ bản.
Sau đó, họ đi mua những thiết bị điện tử hàng không từ nhiều quốc gia khác nhau để tự lắp cho máy bay. Su-30MKI của Ấn Độ với cấu hình trên được đánh giá có tính năng chiến đấu còn cao hơn cả Su-30 nguyên bản của Nga.
Tuy nhiên do trên một máy bay tích hợp quá nhiều thiết bị do các quốc gia khác nhau sản xuất nên đôi khi gây ra tình trạng xung đột hệ thống vì phần mềm quản lý không tương thích.
Trong trường hợp nhẹ thì xảy ra lỗi không dẫn bắn được vũ khí còn nặng hơn thì có thể khiến máy bay rơi.
Đã có nhiều tai nạn của Su-30MKI bị cho rằng rơi vì lỗi phần mềm tích hợp nhưng phía Ấn Độ không xác nhận thông tin này.
Trước thực tế này, tạp chí Nhật cho rằng, chất lượng máy bay của Ấn Độ và linh kiện do nước này sản xuất chưa bao giờ được thế giới đánh giá cao và cũng chưa bao giờ là thế mạnh của nền công nghiệp quốc phòng nước này.
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Croatia tố Ukraine cung cấp MiG-21 "mông má", kém chất lượng
Cơ quan quân sự Croatia đang nghi ngờ Ukraine cung cấp các máy bay MiG21 sử dụng linh kiện giả, trôi nổi, kém chất lượng.
Croatia nghi ngờ Ukraine bán MiG-21 giả, kém chất lượng
Theo tin của báo "Jutarnji list" của Croatia ngày 22 tháng 3, cảnh sát quân sự Croatia đang nghi ngờ rằng những máy bay tiêm kích MiG-21 mà không quân nước này (CAF - Croatian Air Forces) nhận được từ Ukraine không phải là những chiếc máy bay nguyên bản, sản xuất dưới thời Liên Xô cũ.
Cơ quan thực thi pháp luật nước này nghi ngờ rằng, trên những máy bay tiêm kích đánh chặn mà không quân nước này mới nhận được từ Ukraine, số seri đã bị dập xóa, mã số phụ tùng không tương ứng với tài liệu đính kèm và không có dấu hiệu máy bay mới được tiến hành đại tu.
Công tác điều tra bắt đầu sau một loạt các trục trặc xảy ra trên các máy bay tiêm kích đã qua sử dụng, được nước này mua về từ Ukraine. Các kỹ sư nước này sau khi kiểm tra đã phát hiện ra tình trạng các linh kiện của nó có thể đã được lắp ráp từ các bộ phận mua ở những nước khác nhau.
Được biết, lực lượng không quân Croatia đã nhận những máy bay này trong khuôn khổ Hiệp định về sửa chữa và mua các máy bay MiG-21 BISON tổng trị giá 133 triệu USD, được ký kết hồi tháng 7 năm 2013 với công ty xuất nhập khẩu quốc phòng Ukraine "Ukrspetsexport".
Hồi tháng 6-2013, tờ "Jane"s Defense Weekly" cho biết, ngày 10 tháng 6 Bô Quôc phong Croatia tuyên bố, họ đã lựa chọn để Ukraine tiến hành nâng cấp máy bay chiến đấu MiG-21BIS của mình. Đây là lần thứ hai Ukraine đam đương nhiệm vụ nâng cấp may bay chiên đâu cho nước này.
Được biết, trước đó nửa tháng, các công ty hàng không của nước này cũng đã tranh thầu thành công ở Croatia, trong gói thầu nâng cấp máy bay trực thăng đa năng Mi-8 của quân đội nước này, được công bố vào ngày 31 tháng 5.
MiG-21BIS đã được nâng cấp rất mạnh về khả năng mang tải vũ khí
Theo dự kiến, MiG-21 của Croatia sẽ nghỉ hưu trong năm 2013, nhưng kế hoạch trang bị một loại máy bay mới để thay thế đang gặp trục trặc trong một thời gian dài. Do đó, Bô Quôc phong nước này quyết định tiến hành nâng cấp lớn và mua thêm MiG-21 cũ để tạm thời sử dụng một thời gian nữa.
Măc du Bô Quôc phong Croatia khi đó không công bố cụ thể công ty nào của Ukraine trúng thầu, nhưng theo suy đoán, có khả năng là Công ty Hàng không Odessa, bởi vì kế hoạch nâng cấp máy bay MiG của chính Ukraine chủ yếu do công ty này phụ trách.
Theo hãng tin "Jutarnji list" nhận định, một phần trong số những máy bay MiG-21 cũ mà Kiev bán cho không quân nước này có thể thuộc sở hữu của Không quân Yemen, điều mà Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Ả Rập này đã thông báo thanh lý trước đây.
Theo thông tin của cảnh sát quân sự Croatia, máy bay có thể được lắp ráp từ các bộ phận mua trôi nổi, kém chất lượng ở những nước khác trên thế giới. Nguồn linh kiện này có thể tháo từ các máy bay cũ do Liên Xô sản xuất hoặc các phiên bản đồng dạng do các nước Xã hội Chủ nghĩa cũ chế tạo.
Cụ thể, có những dấu hiệu nghi ngờ nghiêm trọng rằng, phần thân máy bay là từ Bulgaria, phần cánh có xuất xứ từ Algeria. Nguồn tin của tờ báo này khẳng định rằng, thân máy bay từ Bulgaria có thể thuộc về những chiếc tiêm kích mà Sofia từng báo cáo trước NATO về việc đã hủy bỏ, sau khi gia nhập khối này.
Theo_Báo Đất Việt
Ấn Độ muốn bán linh kiện tiêm kích Su-30MK2 cho Việt Nam Không chỉ tên lửa hành trình BrahMos, Ấn Độ còn muốn bán phụ tùng linh kiện tiêm kích Su-30MK2 cùng nhiều loại khí tài khác cho Việt Nam. Idrw dẫn lời một quan chức Ấn Độ đáng tin cậy cho biết rằng, tên lửa hành trình BrahMos không phải là hệ thống vũ khí duy nhất mà Ấn Độ có kế hoạch xuất...