Việt Nam có hệ thống quản lý giáo dục tích hợp IMS đầu tiên được quốc tế công nhận
Chiều 22/2, Tổ chức chứng nhận quốc tế FrenchCert-Vương quốc Anh đã chứng nhận và công bố Hệ thống quản lý chất lượng tích hợp IMS của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 và ISO 21001:2018.
Đây là đơn vị giáo dục đầu tiên của Việt Nam được quốc tế công nhận khi áp dụng, vận hành hệ thống này.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đón nhận chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng tích hợp IMS.
Sau khi được UBND tỉnh Sơn La nhất trí chủ trương triển khai nâng cấp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tích hợp IMS (QMS ISO 9001:2015 và EOMS ISO 21001:2018), Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng chuyên môn, cán bộ, công chức trong cơ quan Sở triển khai các nhiệm vụ xây dựng, vận hành hệ thống quản lý chất lượng tích hợp IMS theo tiêu chuẩn quốc tế.
PGS,TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Viện Kiểm định và phát triển chất lượng (Thành phố Hồ Chí Minh) là đơn vị tư vấn thực hiện công tác đào tạo, tập huấn và chuyển giao dịch vụ về công tác ISO (QMS ISO 9001:2015 và EOMS ISO 21001:2018) cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Từ ngày 24/8 đến 30/9/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã tổ chức triển khai 4 đợt tập huấn về công tác ISO cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và một số cán bộ chủ chốt các đơn vị trực thuộc, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố.
Video đang HOT
Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tích hợp IMS (QMS ISO 9001:2015 và EOMS ISO 21001:2018) là bước đột phá về quy trình quản lý chất lượng giáo dục. Hệ thống giúp công tác định hướng phát triển chất lượng giáo dục toàn diện, bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời của người học. Các hoạt động quản lý chất lượng được định hình rõ nét bằng các thủ tục quy trình và hành động cụ thể.
Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tích hợp IMS vào công tác quản lý giáo dục tại Sơn La đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Chất lượng giáo dục và đào tạo chung trong toàn tỉnh đang từng bước phát triển, uy tín và hình ảnh của ngành giáo dục trong nhân dân từng bước được củng cố.
Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã xuất sắc hoàn thành 3 giai đoạn trên tổng số 3 giai đoạn (tỷ lệ đạt 75%) dự án nâng cấp “Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (gọi tắt QMS) tích hợp với hệ thống quản lý giáo dục ISO 21001:2018 (gọi tắt EOMS)” (gọi tắt IMS) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La.
Tiến sĩ Ngô Văn Nhơn, Viện trưởng Viện Kiểm định và phát triển Chất lượng, Chủ tịch Hội Chất lượng TP Hồ Chí Minh, thông tin thêm, toàn châu Á hiện mới có 32 tổ chức giáo dục bao gồm trường học, học viện, viện, trung tâm giáo dục được chứng nhận ISO 21001:2018 trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, mới chỉ có 27 tổ chức được chứng nhận hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001:2015 và ISO 21001:2018, trong đó, Việt Nam đóng góp một là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La.
Đảm bảo an toàn khi học sinh đến trường: Cần sự phối hợp của phụ huynh
Các bậc phụ huynh cần trang bị cho con các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cần thiết cũng như các kỹ năng tự bảo vệ mình tốt nhất trong tình huống có ca nhiễm xuất hiện tại trường học.
Các trường Tiểu học được bố trí phòng cách ly tạm thời. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc đóng cửa trường học trong một thời gian dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực về mặt giáo dục, sức khỏe đối với trẻ em và xã hội, đặc biệt là với những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn bởi những trẻ em này phải chịu sự bất bình đẳng khi tham gia chương trình học trực tuyến.
Do vậy, việc đưa học sinh trở lại trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, để việc học trực tiếp có hiệu quả, lâu dài, rất cần các giải pháp linh hoạt, không cực đoan, phù hợp với diễn biến dịch COVID-19.
Với mong muốn đưa học sinh trở lại trường học càng sớm càng tốt, tránh những hệ lụy lâu dài về phát triển tinh thần, thể chất, căn cứ tình hình dịch bệnh và sự an toàn của học sinh, Hà Nội đã có những quyết định linh hoạt.
Cụ thể, ngày 8/11/2021, học sinh lớp 9 ở huyện Ba Vì là nhóm học sinh Thủ đô trở lại trường đầu tiên trong năm học 2021-2022.
Tới ngày 22/11, học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã thuộc vùng ngoại thành trở lại trường. Rồi ngày 6/12, học sinh lớp 12 toàn thành phố được đi học trực tiếp.
Sau đó, từ ngày 8/2, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 toàn thành phố và từ ngày 10/2, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã đã quay lại trường.
Lộ trình đưa học sinh trở lại trường học Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội triển khai trong thời gian vừa qua đã nhận được sự phản hồi tích cực của đông đảo các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi học.
Đặc biệt là quyết định mới đây của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho tạm dừng đến trường từ ngày 21/2 đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành do lo ngại về tình hình dịch bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
"Tôi cho rằng, sự thận trọng của Hà Nội trong việc từng bước đưa trẻ đến trường là phù hợp với tình hình dịch hiện nay. Lộ trình này vừa giải quyết được tính cấp thiết cho trẻ trở lại trường học vừa đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, có lẽ, để việc học trực tiếp được hiệu quả và lâu dài, sự chuẩn bị chu đáo về phương án xử trí F0, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trường học là chưa đủ mà quan trọng hơn nữa chính là sự thích ứng linh hoạt của gia đình học sinh," anh Lại Phú Kiên (quận Cầu Giấy) nói.
Anh Kiên cho rằng, hiện nay, gần như toàn bộ hoạt động dịch vụ trong xã hội đã trở lại bình thường, người lớn đã đi lại bình thường, tiếp xúc với nhiều người ở chỗ đông người. Do đó, nguy cơ lây bệnh tại trường học không cao hơn so với các môi trường khác, như nơi làm việc, nhà hàng hay trung tâm mua sắm.
Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục-Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhiều phụ huynh ý thức được những hậu quả về tâm lý, thể chất khi giữ con ở quá lâu trong nhà. Họ đã bắt đầu cho con đi chơi ở nơi công cộng, đi du lịch... để cân bằng tâm lý. Tuy nhiên, việc đưa con đến trường học lại khiến một số ít phụ huynh e ngại.
"Chúng ta cần xác định trách nhiệm đưa học sinh trở lại trường không chỉ là của riêng ngành giáo dục mà còn có trách nhiệm của cha mẹ vì tương lai của chính con em mình, rộng hơn là của cộng đồng xã hội. Do vậy, sự sẵn sàng của cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất. Cha mẹ cần sẵn sàng trên nhiều phương diện, trong đó, cần có trách nhiệm phối hợp với giáo viên để ổn định tâm lý cho học sinh, kể cả trong tình huống xấu nhất là có những ca nhiễm xuất hiện tại trường học," Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Thành Nam nói.
Còn theo Giáo sư Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam, cha mẹ có con đang tuổi đến trường phải có biện pháp phòng, chống dịch nhiều nhất, phòng cho cá nhân, cho con mình và cho lớp học. Cha mẹ cũng cần trang bị cho con các kỹ năng biết tự bảo vệ mình và xem đây là cơ hội để thích ứng với bối cảnh mới./.
Giáo dục thay đổi diện mạo nhờ hội đồng trường biết phản biện, giám sát Chủ tịch hội đồng trường phải là người biết lắng nghe, phân tích, biết tập hợp những đóng góp của các thành viên, và từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp nhất. "Hiện nay tôi đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường nhiệm kì 2019 - 2024, trước đây gọi là hội đồng liên tịch gồm những bộ phận...