Việt Nam có cộng đồng du lịch lạc quan hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Chỉ xếp sau Ấn Độ và chênh lệch 1%, Việt Nam là một trong những cộng đồng hào hứng du lịch trở lại nhất hậu đại dịch, cũng như hết sức tự tin chào đón khách du lịch nước ngoài.
Theo chỉ số tự tin về du lịch (Travel Confidence Index) được thống kê bởi Booking.com – công ty du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới, Việt Nam đứng thứ hai về mức độ tự tin du lịch, với 85% khách du lịch Việt có dự định đi du lịch trong 12 tháng sắp tới. Dẫn đầu danh sách là khách du lịch đến từ Ấn Độ (86%), và theo sau Việt Nam là Trung Quốc (79%).
Chỉ số được thu thập thông qua việc khảo sát 11.000 khách du lịch từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp châu Á và châu Đại Dương từ tháng 4 đến tháng 5.2022.
Chỉ số này cho thấy nhiều khách du lịch Việt Nam vô cùng lạc quan đón nhận những thay đổi về du lịch hậu đại dịch, kể cả gián đoạn trên hành trình hay chi phí du lịch, để được tiếp tục khám phá thế giới. Số liệu cũng thể hiện mức độ tự tin tiếp nhận khách du lịch quốc tế của người Việt. Đây là tín hiệu vô cùng tích cực cho thị trường du lịch Việt tạo đà phát triển trong thời gian tới.
Video đang HOT
Du lịch bền vững vẫn giữ tầm quan trọng và ưu tiên hàng đầu
Theo Báo cáo Du lịch Bền vững năm 2022 của Booking.com, 81% khách du lịch toàn cầu khẳng định rằng du lịch bền vững đóng vai trò quan trọng với họ, trong đó 50% cho rằng những tin tức gần nhất về biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến lựa chọn du lịch bền vững của họ.
Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam một lần nữa đứng thứ hai về ý định du lịch bền vững của du khách, với 83% số người được khảo sát đồng ý về tầm quan trọng của việc đưa ra những quyết định du lịch bền vững hơn. Trong số đó, 73% sẵn sàng chi trả nhiều hơn vì sự bền vững; 70% đồng ý có ít sự lựa chọn du lịch hơn, miễn là chúng bền vững.
Trong những chuyến du lịch sắp tới, khách du lịch Việt Nam sẽ dành nhiều quan tâm hơn đến những tác động môi trường và xã hội của họ tại điểm đến. 71% sẽ tập trung thưởng thức ẩm thực địa phương, 65% muốn tham gia vào các tour du lịch được tổ chức bởi chính người dân địa phương, hoặc đơn giản là tự mang theo chai lọ, bình nước có thể tái sử dụng (52%) và tắt điều hòa trong phòng khách sạn khi không sử dụng (41%).
Hai trường đại học Việt Nam vào top 100 châu Á
Lần đầu tiên Việt Nam có trường đại học vào top 100 châu Á theo bảng xếp hạng đại học khu vực châu Á năm 2022 của THE, gồm: Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Duy Tân.
Theo bảng xếp hạng đại học khu vực châu Á năm 2022 do Times Higher Education (THE) công bố ngày 1/6, trường Đại học Tôn Đức Thắng đứng thứ 73; trường Đại học Duy Tân đứng thứ 91.
Ngoài ra, Việt Nam còn có ba đại diện khác góp mặt trong bảng xếp hạng THE châu Á 2022 và đều là những cái tên đã xuất hiện từ năm trước, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội (nhóm 301-350); Đại học Quốc gia TP.HCM (nhóm 401-500) và Đại học Bách Khoa Hà Nội (nhóm 601-800).
Thứ hạng và điểm đánh giá 5 trường đại học Việt Nam theo xếp hạng của THE.
Để thực hiện và công bố Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2022, Times Higher Education sử dụng bộ tiêu chí gồm 13 chỉ số thuộc 5 nhóm tiêu chí: Giảng dạy (25%), nghiên cứu (30%), trích dẫn (30%), thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ (7,5%), triển vọng quốc tế (7,5%). Trong tổng số 5 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được xếp hạng, Đại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá cao nhất ở nhóm tiêu chí giảng dạy. Trong khi đó, trích dẫn là thế mạnh của Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Duy Tân. Đại học Quốc gia TP.HCM vẫn duy trì thế mạnh ở thu nhập chuyển giao tri thức và công nghệ qua các năm xếp hạng.
Năm 2022, có 616 cơ sở giáo dục thuộc 30 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á được THE công bố kết quả Xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2022, tăng 65 cơ sở giáo dục so với năm 2021. Năm vị trí dẫn đầu vẫn giữ nguyên như năm 2021, gồm các trường Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Hong Kong (Hong Kong) và Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore).
THE là tạp chí về tin tức và các vấn đề giáo dục đại học, có trụ sở ở London, Anh. Tạp chí nổi tiếng nhờ công bố bảng xếp hạng đại học thế giới hàng năm THE - QS, bắt đầu từ năm 2004.
Năm 2009, THE ngừng hợp tác với QS (tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds - Anh) và đưa ra bảng xếp hạng THE. Hệ thống xếp hạng THE dựa trên 3 tiêu chí: Chất lượng nghiên cứu, chất lượng giảng dạy và mức độ quốc tế hóa với 13 chỉ số đánh giá. Các thông số và dữ liệu được tập đoàn Thomson Reuters thu thập phân tích và 50 chuyên gia hàng đầu của 15 quốc gia cùng đưa ra bảng xếp hạng.
Việt Nam công bố hơn 32.000 bài báo quốc tế trong 1 năm Theo thống kê, năm 2020, Việt Nam có 10.850 bài báo WoS (ISI), 21.530 bài báo Scopus. Tổng số tăng 27% so với năm 2019 và tăng gấp đôi so với năm 2018. Trong 5 năm qua, các tác giả Việt Nam đã công bố 39.408 bài báo WoS, 58.426 bài báo Scopus. Trong đó, có 22.531 bài báo WoS (tỷ lệ 57,2%...