Việt Nam có 7 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD
Thông tin từ Bộ NN&PTNT ngày 7/12 cho biết, trong 11 tháng của năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt khoảng 37,42 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh minh họa.
Tháng 11/2020, kim ngạch XK các mặt hàng nông lâm thủy sản ước đạt 3,72 tỷ USD, giảm 4,2% so với tháng 10/2020; trong đó, giá trị XK nhóm nông sản và lâm sản chính tương đương tháng 10. Cụ thể, nông sản đạt khoảng 1,6 tỷ USD; lâm sản chính trên 1,2 tỷ USD; thủy sản đạt 800 triệu USD (giảm 12,9%) và chăn nuôi đạt 33 triệu USD (giảm 11,5%)…
Tính chung 11 tháng của năm 2020, kim ngạch XK nông lâm thủy sản đạt khoảng 37,42 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 16,76 tỷ USD, giảm 0,5%; chăn nuôi ước đạt 297 triệu USD, giảm 18,5%; thủy sản ước đạt khoảng 7,75 tỷ USD, giảm 0,9%; lâm sản chính đạt trên 11,65 tỷ USD, tăng 15%.
Video đang HOT
Một số mặt hàng vẫn đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 như: Gạo, rau, sắn, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre. Cụ thể: Giá trị xuất khẩu gạo đạt trên 2,8 tỷ USD (tăng 10,4%); rau đạt 621 triệu USD (tăng 7,7%); sắn và sản phẩm sắn đạt 874 triệu USD (tăng 2,3%), xuất khẩu tôm thu về gần 3,4 tỷ USD (tăng 9,7%); quế đạt 222 triệu USD (tăng 37,2%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 10,9 tỷ USD (tăng 14,1%); mây, tre, cói thảm đạt 545 triệu USD (tăng 26,1%).
Hiện, Việt Nam đã có 7 nhóm, mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Cụ thể là, cà phê 2,5 tỷ USD, gạo 2,8 tỷ USD, hạt điều đạt 2,9 tỷ USD, rau quả đạt 3,0 tỷ USD, tôm 3,4 tỷ USD, sản phẩm gỗ đạt 8,4 tỷ USD.
Tính chung 11 tháng, Mỹ tiếp tục là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch XK đạt khoảng 9,8 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 26,2% thị phần. Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt gần 9,2 tỷ USD, giảm 6,6%; thị trường EU ước đạt 3,44 tỷ USD, giảm 0,3%; các nước ASEAN đạt khoảng 3,43 tỷ USD, tăng 2,8%; Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Giá tiêu hôm nay 7/12: Tăng nhẹ tại Bình Phước, giá vẫn neo cao nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Giá tiêu hôm nay 7/12 cao nhất 58.000 đồng/kg ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuần qua giá tiêu giảm nhẹ tại các địa phương trọng điểm.
Giá tiêu hôm nay 7/12: Tăng nhẹ tại Bình Phước, giá vẫn neo cao nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 56.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 55.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 56.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 58.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 57.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay vẫn giữ ổn định so với cuối tuần trước.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch tuần trước, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 50 rupee/tạ (0,14%) lên mức 35.250 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 03/12/2020 đến ngày 09/12/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 314,13 VND/INR.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11/2020 đạt 10.037 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 25,52 triệu USD, giảm 2,46% về lượng và giảm 12,87% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.543 USD/tấn, tăng 2,42% so với giá xuất khẩu bình quân tháng 10/2020.
Tuy vậy, theo đánh giá những tháng cuối năm 2020 xuất khẩu hạt tiêu đang có dấu hiệu phục hồi. Các chuyên gia vẫn khuyến cáo doanh nghiệp ngành tiêu Việt Nam cần chủ động liên kết với các đối tác quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng chất lượng cho sản phẩm.
Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, người được mệnh danh là "vua" hồ tiêu Việt Nam từng nhận định, chưa năm nào hồ tiêu và cà phê lại "xơ xác" như năm 2020. Bão tới, Covid-19 tới, kinh doanh khó khăn. Vị này nhận xét 2021 là năm đầy khó khăn. Mọi khó khăn của những giai đoạn trước bóp chặt dần. Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách để xuất khẩu, phát triển. Trong đó cần đa dạng trong chế biến cũng như phát triển thị trường siêu thị, trực tuyến.
Giá cá tôm tăng khi xuất khẩu thủy sản ấm dần Thời gian gần đây, giá tôm và cá nguyên liệu - 2 loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - tăng do giá cả đầu ra xuất khẩu khởi sắc, nhất là từ thị trường Trung Quốc. Trong tháng 11/2020, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tiếp tục tăng thêm 10 - 15% so với tháng 10/2020 do xuất khẩu...