Việt Nam cần làm gì để quản lý các thế lực công nghệ số Google, Facebook?
Phải làm gì để các mạng xã hội xuyên biên giới tuân thủ luật pháp nước sở tại? Đây là thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Hiểm họa từ sự nổi lên của các thế lực công nghệ số
Các nước trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bị những thế lực công nghệ số như Facebook, Twitter, Google, Apple điều hành. Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua cho thấy, các thế lực công nghệ số hoàn toàn có thể gây tác động để làm sai lệch đi kết quả bầu cử.
Nhìn từ góc độ chính quyền số, trong tuần qua, Mark Zuckerberg – ông chủ Facebook đã tuyên bố tạm thời khóa tài khoản Facebook và Instagram của tổng thống Mỹ Donal Trump vì vi phạm chính sách của mạng xã hội này.
Việc Mark Zuckerberg chặn tài khoản Facebook của tổng thống Mỹ Donal Trump gây nên một cuộc tranh cãi lớn về thẩm quyền của các trang mạng xã hội.
Tổng thống một quốc gia bị khóa tài khoản chỉ vì vi phạm chính sách một doanh nghiệp. Khi tuyên bố như vậy, đó cũng là dấu hiệu cho thấy, Facebook – một doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng công khai thách thức quyền lực nhà nước nếu cần. Điều này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh chính quyền nhiều quốc gia trên thế giới.
Thực tế cho thấy, các thế lực công nghệ số hiện nay đang giống như những chính phủ ảo, có quyền lực lớn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống luật pháp hiện hành.
Bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân nếu bị lệ thuộc vào các nền tảng công nghệ xuyên biên giới. Do vậy, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải tính đến các biện pháp để bảo vệ chủ quyền và sự thịnh vượng quốc gia trên không gian mạng.
Bài toán quản lý các nền tảng xuyên biên giới
Thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông cho thấy, tại Việt Nam, các thông tin xấu độc chủ yếu bắt nguồn từ những nền tảng xuyên biên giới. Ở chiều ngược lại , các doanh nghiệp nền tảng trong nước đang tuân thủ khá tốt các quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong số các nền tảng xuyên biên giới đang hiện diện ở nước ta hiện nay, Facebook và YouTube vẫn là “địa bàn” chính bị những kẻ xấu lợi dụng để phát tán các tin tức xấu độc.
Tuy vậy, việc kiểm soát các thông tin này hiện đang tương đối khả quan với sự hợp tác của các nền tảng xuyên biên giới. Kết quả này có được là do việc triển khai nhiều giải pháp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm buộc các doanh nghiệp xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Các cơ quan quản lý nhà nước luôn thể hiện quan điểm yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Thực tế cho thấy, khi Việt Nam gia tăng áp lực, Facebook đã tăng tỷ lệ đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước từ 10% ban đầu lên mức 95%. Với YouTube, tỷ lệ đáp ứng yêu cầu đã tăng lên mức 90% so với chỉ 30% trước đó.
Video đang HOT
Ở thời điểm hiện tại, số lượng tin xấu độc đã bị gỡ bỏ tại Việt Nam đã tăng 30 lần so với giai đoạn 2017-2018. Tỷ lệ thông tin xấu độc cũng giảm đi đáng kể, từ trên 30% xuống dưới mức 10%.
Mặc dù vậy, ngoài việc xử lý các thông tin xấu độc, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nhắc tới khi đề cập tới sự hiện diện của các nền tảng xuyên biên giới tại Việt Nam.
Dễ nhận thấy nhất là vấn đề về thuế. Theo thống kê của của Statista, trong năm 2020, doanh thu toàn thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 290 triệu USD. Một phần rất lớn trong số tiền này được đổ vào quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo video và các trang mạng xã hội.
Đây là những khu vực vốn phần lớn đang nằm trong tay các nền tảng xuyên biên giới. Dù kiếm về hàng trăm trệu USD tại thị trường Việt Nam, các nền tảng như Facebook, YouTube, Google dường như đã quên mất nghĩa vụ phải đóng góp trở lại cho xã hội thông qua việc nộp thuế.
Ngoài ra, vẫn còn tình trạng các nền tảng mạng xã hội nước ngoài chưa chấp hành những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng. Đây sẽ tiếp tục là những vấn đề cần giải quyết khi nhắc tới câu chuyện của các doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam.
Chúng ta đang làm gì để quản lý Facebook, Google?
So với các hoạt động kinh doanh khác, những nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google đều là các công ty công nghệ số. Trong khi đó, đặc điểm chung của công nghệ là thay đổi từng ngày. Do vậy, dù ở bất kỳ quốc gia nào, hệ thống luật pháp cũng luôn phải chạy theo và cập nhật cùng với sự thay đổi của công nghệ.
Để quản lý các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, điều mà cơ quan quản lý Việt Nam đang thực hiện là tìm cách hoàn tất các hành lang pháp lý có liên quan. Đây sẽ là những sở cứ quan trọng nhằm buộc các doanh nghiệp xuyên biên giới phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Việt Nam đang tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý để có cơ sở đấu tranh với Facebook, Google.
Ở thời điểm hiện tại, Bộ Thông tin & Truyền thông đã hoàn thành việc lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Đây là Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật quảng cáo, đặc biệt là với các hoạt động quảng cáo trên nền tảng xuyên biên giới.
Theo đề xuất của đơn vị soạn thảo, các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới trên môi trường mạng có phát sinh doanh thu hoặc có người sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong số đó, có luật về quảng cáo, luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải tiến hành nộp thuế theo quy định pháp luật. Các đơn vị này có nghĩa vụ phải kiểm tra, rà soát sản phẩm quảng cáo để đảm bảo quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo.
Các hành vi bị xử lý bao gồm việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm (súng, vũ khí, thuốc lá, thuốc kích dục,…), tiết lộ bí mật nhà nước, gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, xúc phạm danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, danh dự, uy tín, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
Quản lý các nền tảng xuyên biên giới là thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cũng phải tuân thủ quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Luật An ninh mạng.
Theo đó, các đơn vị này không được đặt sản phẩm quảng cáo vào các vị trí có nội dung câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những nơi chứa các nội dung xuyên tạc lịch sử, thông tin sai sự thật, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người và xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội sẽ không được phép đặt quảng cáo.
Nghị định cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải có giải pháp bảo đảm người phát hành quảng cáo ở Việt Nam có khả năng kiểm soát, phát hiện và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm quy định pháp luật.
Khi chính thức được phê duyệt, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 sẽ là một trong những sở cứ quan trọng, tạo hành lang pháp lý cần thiết để quản lý các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, Bộ Thông tin & Truyền thông cũng sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và yêu cầu các mạng xã hội phải định danh người dùng. Đây sẽ là một trong những giải pháp căn cơ, giúp loại bỏ suy nghĩ người dùng có thể ẩn danh để lẩn tránh trách nhiệm khi phát ngôn trên môi trường mạng.
'Hơn 60.000 bài viết MXH của ông Trump phải được lưu trữ'
Việc bảo quản hồ sơ tổng thống một cách hợp lý là mối quan tâm hàng đầu với các nhà sử học.
Năm 2017, một tuần sau khi Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ, tôi từng đưa ra lời khuyên cho chính quyền mới thành lập rằng nên ủng hộ việc dùng Twitter của ông.
Chúng ta chưa bao giờ có một vị tổng thống nói chuyện với dân Mỹ theo ý muốn mà không qua kiểm duyệt. Việc này có thể trở thành thử nghiệm tuyệt vời cho nền dân chủ và là nguồn tài liệu nghiên cứu của các học giả sau này.
Kể từ khi tuyên bố ứng cử tổng thống tháng 6/2015, ông Trump đã đăng hơn 34.000 bài trên Twitter.
Các bài đăng sẽ về đâu?
Từ khi bắt đầu đăng bài trên Twitter vào 18/3/2009, đến lúc tài khoản bị khóa ngày 8/1/2021, ông Trump đã đăng 59.553 bài trên mạng xã hội này. Theo Wikipedia , kể từ khi tuyên bố ứng cử tổng thống tháng 6/2015, ông đã đăng hơn 34.000 bài.
Nếu chia 34.000 tweet cho 66 tháng, trung bình ông Trump đăng khoảng 515 bài mỗi tháng, hoặc 17 bài một ngày. Người đàn ông này muốn nói rất nhiều điều, nhưng theo Twitter, không phải tất cả đều tốt.
Ngày 8/1, tài khoản Twitter cá nhân của tổng thống bị khóa do vi phạm chính sách của mạng xã hội này. Với lý do có thể gây kích động bạo lực, bằng chứng là vụ tấn công Điện Capitol, Twitter đã cấm cửa một trong những người dùng nổi tiếng và gây tranh cãi nhất trên nền tảng.
Việc này giáng đòn mạnh vào khả năng tiếp cận những người ủng hộ của ông Trump. Tổng thống có đến 88 triệu lượt theo dõi trên Twitter. Liệu còn vị lãnh đạo nào khác trong lịch sử loài người có thể đưa phát biểu hoặc bình luận của mình tiếp cận đến 88 triệu người ngay lập tức mà không tốn bất kỳ khoản phí nào, thậm chí không bị kiểm duyệt?
Ngày 8/1, tài khoản Twitter cá nhân của tổng thống bị khóa do vi phạm chính sách của Twitter.
Twitter không đơn độc. Cả Facebook, Instagram, Snapchat và Twitch đều chặn tài khoản tổng thống Mỹ trên các mạng xã hội này. Tuy nhiên, Twitter mới là nơi ông Trump ưa dùng nhất.
Với tư cách là người nghiên cứu về tổng thống, tôi tự hỏi các dòng tweet của Donald Trump sẽ đi về đâu khi tài khoản ông bị khóa?
Giá trị lịch sử cho tương lai
Tôi đã nghiên cứu và viết về hồ sơ tổng thống trong nhiều năm nay. Tôi tin rằng khi làm điều này, cần phải phân tích dựa trên bằng chứng, không theo đảng phái. Bởi đây là vấn đề lịch sử chứ không phải chính trị.
Hồ sơ điện tử vẫn còn khá mới trong lịch sử nước Mỹ và cũng chưa được thể hiện rõ ràng, đầy đủ trên những điều luật cũ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các thông điệp trên nền tảng kỹ thuật số có vai trò quan trọng và là cách giao tiếp chính trong cuộc sống con người. Vì thế, cần phải bảo quản những dòng tin này, không được để chúng thất lạc hay bị xóa mất.
Việc bảo quản và quản lý hồ sơ tổng thống một cách hợp lý là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà sử học và những người muốn nhìn lại nửa cuối thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21.
Các dòng tweet của Tổng thống Trump tương đương những bức thư của hai cựu Tổng thống Jefferson và Adams. Mặc dù đa số được viết sau khi cả hai đã không còn là tổng thống, những bức thư được lưu trữ lại cung cấp cái nhìn sâu sắc và vô giá về niềm tin, mối quan tâm, định kiến, các quyết định và tính cách của hai nhà sáng lập nước Mỹ.
Các dòng tweet của Tổng thống Trump có thể cho giới sử học cái nhìn rõ ràng hơn. Chúng đại diện cho suy nghĩ và cái nhìn của tổng thống Mỹ thứ 45. Khi thời gian dần trôi, sự việc này sẽ không còn được chú ý như lúc đầu, nhưng các nhà sử học vẫn sẽ tiếp tục tìm hiểu các nhân vật và động cơ sau sự việc lần này. Những dòng tin đó cung cấp cho họ thông tin sâu sắc hơn, dù chỉ một phần.
Bảo quản bài đăng trên mạng xã hội của ông Trump giúp ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử trong tương lai.
May thay, các dòng tweet đó sẽ được giữ lại. Hôm 10/1, Cục Lưu trữ Quốc gia của Mỹ (NARA), cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý hồ sơ tổng thống cho biết họ sẽ lưu trữ nội dung trên mạng xã hội của ông Trump.
Vào đầu nhiệm kỳ của ông, cựu thư ký báo chí Sean Spicer cho biết các tweet của tổng thống sẽ được lưu lại trong hồ sơ. Dù Spicer không nói rõ nhưng hiện tại, NARA đã đưa tài khoản @realDonaldTrump vào danh sách lưu trữ, ngoài tài khoản chính thức của Nhà trắng là @POTUS.
Không rõ tất cả các tweet của ông Trump sẽ được lưu trữ hay chỉ những bài đăng phù hợp với định nghĩa hồ sơ trong Đạo luật Hồ sơ Tổng thống. Do đó, tôi đã liên hệ với David S. Ferriero, chuyên viên lưu trữ thứ mười của Mỹ.
Tôi nêu rõ ý kiến với Ferriero rằng tất cả các tweet, bài đăng Facebook và các bài trên mạng xã hội khác của Tổng thống Trump phải được lưu trữ vĩnh viễn, vì lợi ích của các nhà sử học và nhà nghiên cứu tương lai.
"Mù mờ" trách nhiệm kiểm soát quảng cáo lậu của các mạng lưới trực tuyến Google, Facebook? Hiện Google và Facebook đều chưa có pháp nhân chính thức để hoạt động tại Việt Nam, trách nhiệm của họ trong việc kiểm soát quảng cáo cũng trở nên "mù mờ". Thời gian gần đây, VTV liên tục phản ánh về việc các quảng cáo của nhãn hàng, doanh nghiệp xuất hiện tràn lan trên những nền tảng phim, game trực tuyến...