Việt Nam bắt đầu nghiên cứu 6G
Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022 vừa được khối các đơn vị viễn thông của Bộ Thông tin – Truyền thông tổ chức, Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết sẽ ‘tập trung hoàn thiện việc đấu giá cấp phép tần số 4G và 5G trong năm 2022′.
Năm 2021, các nhà mạng Việt Nam đã thử nghiệm thương mại thành công 5G tại nhiều tỉnh, thành
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh phải khởi động nghiên cứu 6G trong năm 2022 và đưa Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về công nghệ 6G.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Trung – Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, cho biết Cục đã xây dựng thông tư hướng dẫn đấu giá tần số theo thủ tục rút gọn và trình Quốc hội sửa đổi bổ sung luật Tần số Vô tuyến điện.
Ông Trung nhấn mạnh rằng đây sẽ là cơ sở quan trọng để quy hoạch, cấp phép lại các tần số cho doanh nghiệp, đồng thời cấp phép tần số cho các công nghệ mới. Nhờ vậy, Cục có thể tập trung hoàn thiện việc đấu giá, cấp phép tần số 4G và 5G trong năm 2022.
Việt Nam bắt tay nghiên cứu 6G trong năm 2022
Chia sẻ về định hướng năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Viễn thông thay vì đi theo thì từ nay phải đi đầu. Đi trong nhóm đầu về phát triển 5G và 6G: Phân bổ tần số 5G và phát triển mạng 5G toàn quốc, khởi động nghiên cứu 6G, ngay trong năm 2022″.
“Mạng viễn thông phải nhanh chóng chuyển sang Cloud-based và Software-based, để mạng viễn thông trở nên thông minh và linh hoạt, có thể cấu hình thành nhiều mạng con chuyên dùng bằng phần mềm. Công nghệ sử dụng là công nghệ mở, sử dụng Open RAN cho 5G, 6G”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng khuyến khích dùng thiết bị trong nước thay vì dùng thiết bị của nước ngoài: “Nghiên cứu sản xuất thành công thiết bị 5G, 6G, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu cuối. Ban hành tiêu chuẩn thiết vị viễn thông Việt Nam. Các nhà mạng khi đấu thầu mua sắm phải mời các doanh nghiệp sản xuất thiết bị trong nước”.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng tuyên bố Việt Nam sẽ là 1 trong 10 nước đầu tiên trên thế giới có Ban chỉ đạo 6G, khẳng định Việt Nam phải đi cùng top đầu thế giới về công nghệ 6G và tần số sẽ được Bộ Thông tin – Truyền thông cấp phép vào năm 2028 (nếu có thể) trước khi thương mại hóa 6G.
Anh lên kế hoạch loại bỏ mạng 2G và 3G
Chính phủ Anh vừa thông báo họ sẽ loại bỏ kết nối 2G và 3G vào năm 2033 khi nhiều quốc gia bắt đầu nhận được 5G.
Theo Neowin, chính phủ Anh đã đồng ý kế hoạch với 4 nhà mạng tại nước này là Vodafone, EE, Virgin Media O2 và Three. Nó sẽ giúp giải phóng quang phổ nhằm tạo ra không gian cho 6G - dự kiến sẽ ra mắt vào khoảng năm 2030.
2033 là hạn cuối để các nhà mạng tại Anh loại bỏ hỗ trợ 2G và 3G
Bằng cách giải phóng phổ tần cho 5G và 6G, các công nghệ mới như máy bay không người lái, trải nghiệm thực tế ảo và thực tế tăng cường, cũng như các cải tiến khác có thể được triển khai dễ dàng. Việc di chuyển từ các mạng cũ hơn có nghĩa là một số công nghệ khác cần được nâng cấp như đồng hồ thông minh vốn chỉ mới bắt đầu triển khai trong vài năm qua.
Mặc dù 2033 có vẻ còn lâu mới đến nhưng thực tế đây là ngày kết thúc cho giai đoạn loại bỏ. Không có biểu đồ cụ thể nhưng các nhà mạng có thể loại bỏ các mạng cũ này sớm hơn nhiều, vì vậy điều quan trọng là các công ty cần phải chuyển đổi từ công nghệ cũ sang mới hơn trong thời gian sớm nhất có thể.
Những người có điện thoại cũ chỉ hỗ trợ 2G và 3G thực sự không nên quá lo lắng vì việc mua một thiết bị mới không tốn quá nhiều công sức. Ngoài ra, rất có thể điện thoại hiện tại của người dùng sẽ bị hỏng trước khi việc ngừng hỗ trợ xảy ra.
Trung Quốc chiếm 40% hồ sơ đăng ký bằng sáng chế 6G Trung Quốc đang nỗ lực dẫn đầu cuộc đua phát triển công nghệ không dây thế hệ kế tiếp bất chấp những biện pháp trừng phạt từ phía Mỹ. Hồ sơ đăng ký bằng sáng chế 6G của Trung Quốc hầu hết liên quan đến công nghệ cơ sở hạ tầng di động Trung Quốc đang trau dồi khả năng công nghệ kỹ...