Việt-Mỹ xử lý thành công dioxin tại sân bay Đà Nẵng
Việt Nam và Mỹ đã hoàn tất việc xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác để xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa, Đồng Nai.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Chính trị Thomas A. Shannon Jr. cùng Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày 9/11 đã tham dự sự kiện đánh dấu một dự án thành công của hai nước để xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas A. Shannon Jr ( Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam)
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam khởi công dự án năm 2012 và đến nay đã xử lý trên 90.000 mét khối đất và bùn ô nhiễm, đồng thời cô lập khoảng 60.000 mét khối đất và bùn có nguy cơ thấp.
Thứ trưởng Shannon cho rằng dự án tại sân bay Đà Nẵng là biểu tượng của mối quan hệ đối tác Mỹ- Việt Nam đang phát triển và là minh chứng cho thấy cả hai nước có thể biến các vấn đề trong quá khứ thành những lĩnh vực hợp tác. Thứ trưởng Shannon cũng nhấn mạnh rằng dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng đã tạo điều kiện để thành phố Đà Nẵng có thể xây dựng khu sân bay mở rộng, giúp đem đến sự thịnh vượng và phát triển cho người dân Việt Nam.
Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald J. Trump đến Việt Nam, Thứ trưởng Shannon công bố Mỹ cam kết đóng góp cho nỗ lực chung của Mỹ và Việt Nam về xử lý dioxin tại sân bay Biên Hoà. Một báo cáo đánh giá môi trường chung của Mỹ và Việt Nam năm 2016 cho thấy khối lượng ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hoà khiến đây là điểm nóng dioxin lớn nhất Việt Nam, từ đó nêu bật tầm quan trọng của khu vực hợp tác mới này.
Thứ trưởng Shannon và Thượng tướng Nguyễn Phương Nam cho rằng khi Mỹ và Việt Nam khép lại quá khứ chiến tranh đau thương và mở ra một kỷ nguyên hợp tác mới, nhân dân Mỹ và Việt Nam sẽ cùng nhau đi qua điểm mốc này để bước vào một tương lai chung thịnh vượng và hoà bình.
Nam Hằng
Video đang HOT
Theo Dantri
"Chuyên cơ tỷ phú" khắp thế giới tụ về Đà Nẵng dự APEC
Chỉ trong ngày 7/11, có gần 10 chiếc "private jet" hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. Loại máy bay gắn liền với các tỷ phú và giới lãnh đạo tập đoàn lớn đưa các nhân vật quan trọng tới thành phố chủ nhà APEC để tham dự sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp APEC (CEO Summit).
Lúc 10h30, máy bay số hiệu B3253 mang logo Hong Kong đáp xuống sân bay Đà Nẵng mở màn cho một ngày vô cùng bận rộn của đường băng này.
Khoảng 12h, một chiếc Gulfstream G450 khác mang số hiệu B8257 đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Loại máy bay này trị giá khoảng hơn 40 triệu USD.
Những chiếc "private jet" hiệu Gulfstream thường được sở hữu bởi các doanh nghiệp giàu có hoặc các cá nhân tỷ phú. Một số hãng hàng không cũng có loại máy bay này để phục vụ các đối tượng khách hàng đặc biệt thuê theo nhiệm vụ.
14h30, máy bay mang số hiệu RP-C8215 đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Chiếc này là loại Bombardier Challenger 300 - siêu máy bay cỡ trung hai động cơ chuyên dành cho các thương gia.
Các máy bay riêng liên tục đáp xuống sân bay Đà Nẵng để đưa lãnh đạo các tập đoàn lớn từ 21 nền kinh tế thành viên APEC tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp APEC (CEO Summit) diễn ra từ ngày 8/11.
15h27, chiếc Gulfstream G450 thứ ba xuất hiện. Máy bay mang số hiệu B-8133.
APEC CEO Summit là diễn đàn đối thoại lớn nhất về kinh doanh trong APEC, bàn về tương lai nền kinh tế khu vực.
Những chiếc "private jet" hạ cánh xen kẽ giữa những chuyến bay thương mại với mật độ dày đặc khiến đường băng Đà Nẵng bận rộn hơn thường ngày.
Sau B-8133 chỉ 20 phút, đến lượt chiếc B-8290 hạ cánh, là chiếc Gulfstream G450 thứ tư trong ngày.
Với chủ đề "Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai", APEC CEO Summit 2017 sẽ tập trung thảo luận các xu thế mới của toàn cầu hóa, cách mạng khoa học công nghệ, kết nối doanh nghiệp, phát huy sự năng động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, khai thác cơ hội mới mở ra trong khu vực, đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế và hiện thực hóa những tiềm năng về thương mại và đầu tư do APEC mang lại.
B-8290 dừng trên sân trống.
Điểm nhấn quan trọng nhất của APEC CEO Summit là sự kiện này quy tụ hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp từ các nền kinh tế năng động nhất thế giới, những diễn giả từ các tổ chức có ảnh hưởng nhất toàn cầu cùng hơn 800 lãnh đạo cấp cao các tập đoàn, doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyên cơ riêng lớn nhất và nhanh nhất thế giới - chiếc Gulfstream G650 số hiệu N762MS - đáp xuống Đà Nẵng lúc 17h10. Loại máy bay này có giá khoảng 65 triệu USD.
APEC CEO Summit 2017 sẽ có sự xuất hiện của lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới như Facebook, Exxon Mobil, AIA, DHL, Johnson&Johnson, Walmart...
Trước đó, tối 3/11, một chiếc máy bay Gulfstream mang số hiệu N762MS đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Dữ liệu của Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho thấy chiếc máy bay thuộc sở hữu của chuỗi cửa hàng bán lẻ Wal-mart (trụ sở tại Mỹ). Đây là cũng máy bay riêng xuất hiện đầu tiên trước thềm APEC, mở màn cho những ngày liên tục có chuyên cơ đáp xuống Đà Nẵng.
Quý Đoàn
Theo Dantri
Biệt tài của đội cảnh khuyển bảo vệ TT Trump vừa đến Đà Nẵng Đội mật vụ Mỹ mang theo chó nghiệp vụ thuộc đơn vị K-9 đã có mặt ở sân bay Đà Nẵng chiều 6.11 để sẵn sàng cho các hoạt động đánh hơi từng tuyến đường mà Tổng thống Trump sẽ đi qua khi ông đến dự APEC Đà Nẵng. Nhóm gần chục mật vụ Mỹ đã dắt theo chó nghiệp vụ K-9, mang...