Viết lại sách giáo khoa ra sao?
Một trong những việc cần làm ngay để đổi mới nền giáo dục, theo GS Phạm Minh Hạc, là phải thay đổi bộ sách giáo khoa phổ thông
PGS Nguyễn Kế Hào (người từng từ chức vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT)từng chia sẻ ông biết chắc chương trình tiểu học 2000 sẽ thất bại vì làm ẩu, làm không có chỉ huy, không có ý tưởng, không có bí quyết và xa rời cuộc sống. Nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT liên tục phải giảm tải chương trình, sách giáo khoa (SGK) nhưng theo ông Hào, “giảm vẫn chưa xong vì chữa bao giờ cũng khó hơn làm mới”.
Vênh nhau đủ kiểu
GS Nguyễn Xuân Hãn, ĐH Quốc gia Hà Nội, người nhiều năm nay lên tiếng về đổi mới, đã bày tỏ sự thất vọng chương trình SGK, cho rằng đáng lẽ chương trình SGK phải là một chỉnh thể khoa học thống nhất, bao gồm sự nhất quán theo từng môn và sự hài hòa giữa các môn thì những người viết sách lại sử dụng cách tiếp cận “cắt khúc, cuốn chiếu, vừa chạy vừa xếp hàng”.
GS Hãn đánh giá đó là cách làm không khoa học, thậm chí phản khoa học, phá vỡ tổng thể khoa học. Nhà khoa học này kết luận: “SGK hiện nay không chỉ vênh nhau giữa các môn mà còn vênh giữa các phần của từng môn”.
Sách giáo khoa hiện tại có nội dung ôm đồm, xa rời thực tiễn cần được viết lại . Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
Dẫn chứng riêng trong lĩnh vực sinh học, GS Nguyễn Lân Dũng thẳng thắn nói: Chương trình sinh học SGK ở bậc phổ thông không hợp lý, có nhiều vấn đề nhưng các vấn đề đưa ra đều rất nông. “Tôi đã mua trên 70 cuốn SGK sinh học ở bậc phổ thông của các nước và thấy chương trình ở ta chẳng giống nước nào, vừa nặng lại vừa thấp” – GS Nguyễn Lân Dũng nhận định.
GS Phan Huy Lê nhận xét SGK lịch sử hiện nay trình bày dàn trải, la liệt sự kiện, rất nặng nề, nhàm chán, chưa được cập nhật. Thậm chí trong SGK, một quan niệm toàn bộ về lịch sử Việt Nam vẫn chưa rõ. Chẳng hạn, lịch sử miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu mới bắt đầu từ khi người Việt vào đây, tức từ thế kỷ XVI, XVII. Hoặc nhà Mạc là một vương triều tồn tại trong thế kỷ XVI cũng không có chỗ trong SGK. Nội dung quan trọng mang tính thời sự là lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn cùng chủ quyền với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng hoàn toàn không được đề cập trong SGK.
Không viết sách giáo khoa kiểu cuốn chiếu
Tháng 6-2012, Bộ GD-ĐT đã đưa ra dự thảo đề án “Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015″ với kinh phí lên tới 70.000 tỉ đồng. Ngay lập tức, các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học đồng loạt lên tiếng về đề án này cũng như những con số khổng lồ đi kèm theo nó. Để giải đáp các thắc mắc, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cho rằng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Để thực hiện được việc này, Bộ GD-ĐT đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 và đổi mới chương trình. SGK là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược đó. Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm thế nào là “đổi mới căn bản, toàn diện” thì không rõ ràng, thậm chí trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT hồi cuối tháng 8-2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị “cần làm rõ nội dung nội hàm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo”.
Theo NGND Lê Hải Châu, người từng được mời tham gia biên soạn SGK cùng GS Hoàng Tụy từ những năm 50 của thế kỷ trước, ngay từ năm 1956, Bộ Giáo dục đã cho thành lập Ban Tu thư với hai nhiệm vụ chính là biên soạn chương trình sách mới theo hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm và viết SGK mới các môn từ lớp 1 đến lớp 10. Khi biên soạn chương trình, các tổ phải trao đổi với nhau để thống nhất mức độ các môn học ở từng cấp, từng lớp, kể cả danh từ chuyên môn và cách hành văn. Một cuốn SGK thường phải có ít nhất 2 người biên soạn và khi cần có thể mời thêm một số giáo viên giỏi tham gia. SGK được viết một cách tập trung, không viết theo kiểu cuốn chiếu, chia giai đoạn.
Phải làm lại chương trình các môn
GS Nguyễn Xuân Hãn cảnh báo nếu cứ phải “quay lưng vào nhau” để biên soạn các bộ SGK khác nhau trong khi chưa nhận thức rõ đâu là chuẩn mực về mặt học thuật thì lúc đó sự rắc rối trong việc dạy và học sẽ trở thành một mối lo lớn.
Đồng quan điểm này, GS Nguyễn Lân Dũng kiến nghị Bộ GD-ĐT nên dựa vào các hội khoa học chuyên ngành, các hội này sẽ chọn ra những chuyên viên giỏi, kết hợp với các giáo viên giàu kinh nghiệm để biên soạn chương trình, SGK mới. Khi đã có chương trình mới cần thông qua một hội đồng quốc gia có uy tín, mục đích cho các nhóm tác giả và các nhà xuất bản cạnh tranh chất lượng qua các bộ SGK khác nhau. NGND Lê Hải Châu nhấn mạnh phải làm lại chương trình các môn, mạnh dạn bỏ những nội dung ôm đồm, không thiết thực, thiếu hệ thống trong từng cấp và giữa các cấp, giữa các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
Theo người lao động
Phát triển theo hướng hội nhập quốc tế
Nếu như trước đây, các nền giáo dục sử dụng ngôn ngữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản... không xem trọng tiếng Anh, thì nay đều đã đua nhau mở các khóa đào tạo bằng tiếng Anh để thu hút SV quốc tế, nhằm quốc tế hóa nền giáo dục quốc gia, hấp dẫn các SV quốc tế giỏi đến học tập và giao lưu tại nước họ.
Biết bao chương trình học bổng hấp dẫn cho SV quốc tế tại Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... và gần đây nhất là Brazil - đây chính là những cố gắng của các chính phủ nhằm giúp nền giáo dục của họ khỏi bị tụt hậu và không hội nhập được vì lý do ngôn ngữ.
Tại Brazil - nước chủ yếu nói tiếng Bồ Đào Nha, họ đã đưa ra chương trình "Khoa học không biên giới" nhằm khuyến khích 100.000 SV nước họ học tập một năm tại một trường quốc tế ở nước ngoài trong quá trình học ĐH và mở ra cơ hội tương tự cho các SV quốc tế tới Brazil nghiên cứu các chương trình khoa học tại các trường ĐH và học viện trong hơn 20 lĩnh vực ưu tiên. Điều này sẽ khiến các trường ĐH phải năng động hơn để đón nhận các SV quốc tế cùng học, cùng nghiên cứu bằng tiếng Anh và SV của họ cũng phải cố gắng nâng cao ngoại ngữ để học tập được ở môi trường quốc tế. Thật là lợi cả đôi đường.
Tây Ban Nha và Nhật Bản là hai nước hiện tại đã có một chương trình khổng lồ nhằm khuyến khích SV của họ sang các nước nói tiếng Anh trong dịp hè để nâng cao trình độ tiếng Anh nhằm tham gia được các chương trình giao lưu một năm của các trường ĐH lớn trên thế giới.
Mỹ là một nước lớn với một loạt trường ĐH hàng đầu thế giới nên tưởng như nhu cầu hội nhập giáo dục không phải là việc quá cấp bách, ấy vậy mà chỉ trong vài năm gần đây, họ mới chợt nhận ra rằng họ đã đi sau nhiều nước nhỏ hơn như Anh, Úc, New Zealand... trong việc thu hút SV quốc tế đến học tập. Cũng bởi nhiều chính sách liên quan đến visa, đến chính sách sử dụng các đơn vị tuyển sinh quốc tế hoặc ngay cả việc có coi giáo dục là một ngành kinh doanh hay không.
Nhưng tại Hội nghị giáo dục quốc tế NAFSA tại Houston, Tập đoàn giáo dục ELS đã đưa ra một mô hình rất hay: giúp hơn 500 trường ĐH của Mỹ có một cái phao. Họ làm việc với hơn 500 trường ĐH hoặc cao đẳng của Mỹ, mở các trung tâm tiếng Anh để giúp SV quốc tế đến học nâng cao tiếng Anh trước khi vào học khóa chính và cái chính là giúp các trường ĐH, CĐ này thu hút tuyển sinh SV quốc tế đến học tại trường. Tại VN họ cũng có văn phòng đại diện để tuyển sinh.
Vậy là các trường kia không cần bỏ vốn gì ra, chỉ cần một sự hợp tác đúng hướng cũng có thể giúp họ tham gia cuộc chơi.
Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục này, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ may tham gia việc hoạch định chính sách giáo dục quốc tế cũng như không kịp chuẩn bị nguồn nhân lực của mình cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu.
Theo tuổi trẻ
Nhiều giáo viên giật mình Dạy thêm, học thêm (DTHT) đúng là một "vấn nạn" không có lối thoát của cả nền giáo dục mà nguyên nhân của nó là do lỗi hệ thống. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT năm nào cũng có chỉ thị cấm DTHT. Năm nay, sau phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT, đề nghị...