Việt kiều về nước được đánh bạc ở khách sạn 5 sao
Chỉ người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nhập cảnh bằng hộ chiếu nước ngoài, mới được phép tham gia trò chơi điện tử có thưởng. Đây là quy định trong dự thảo Nghị định về vấn đề này được UB Thường vụ QH thảo luận chiều 8/10.
Dự thảo nghị định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trình Thường vụ Quốc hội lần này nâng điều kiện cấp phép mở “sòng bạc” so với quy định hiện hành. Theo đó, doanh nghiệp có cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng từ 5 sao hoặc hạng cao cấp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng, đáp ứng đủ các điều kiện an ninh, trật tự và năng lực tài chính mới được xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Trước đây, điều kiện cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng là khách sạn 3 sao trở lên đối với các địa phương và 4 sao trở lên đối với Hà Nội và TPHCM.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn hiệu lực tối đa là 10 năm. Hết thời hạn doanh nghiệp phải xin gia hạn nếu muốn tiếp tục kinh doanh, thời gian gia hạn tối đa không quá 10 năm. Dự thảo cũng quy định cứ 5 buồng lưu trú thì được phép kinh doanh tối đa 1 máy trò chơi điện tử có thưởng.
Đánh bạc với máy tại khách sạn 5 sao (Ảnh minh họa)
Nêu ý kiến thẩm tra, Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cảnh báo, với tỷ lệ này, số máy được kinh doanh sẽ rất nhiều. Do vậy, cân nhắc theo hướng mở rộng tỷ lệ này hoặc cần có quy định số lượng máy tối đa đặt tại mỗi điểm chơi. Cần quy định mạch lạc, chi tiết hơn để tránh việc lách luật mở quá nhiều số lượng máy vì đây là lĩnh vực kinh doanh không khuyến khích phát triển.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng lo lắng, quy định có thể dẫn tới việc các sòng bạc, casino mở tràn lan, tới nhiều resort, sân golf… vì những nơi này cũng đều rầm rộ xây khách sạn 5 sao.
Chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa yêu cầu phân tích việc tác động tâm lý đến khu vực có sòng bạc, casino. Cần lượng trước việc nghị định ban hành sẽ dẫn đến vấn đề phát triển số lượng những nơi giải trí này thế nào. Ông Khoa cho rằng, chỉ lấy tiêu chí khách sạn 5 sao ra làm thước đo có thể không lường hết mức lan tỏa. Hoạt động này sẽ không chỉ “vượng” ở Hà Nội, TPHCM hay các thành phố lớn mà sẽ lan tới nhiều địa phương khác.
Ông Khoa cảnh báo, việc phát triển như vậy có thể trở thành tràn lan, thiếu kiểm soát, không có quy hoạch.
Video đang HOT
Trong khi đó, thực tế “máu” bài bạc của người dân bản địa sẵn có. Việc người Việt sang nước ngoài đánh bạc, nhất là sang Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) hiện đang rất “ nóng”, đã để xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng. “Cần đánh giá tác động tâm lý đối với môi trường trong nước vì chắc chắn việc này còn diễn biến phức tạp, khó lường hết được. Nên quy định thêm điều kiện địa điểm kinh doanh sòng bạc không tách dời khách sạn, khu du lịch và cũng không được quá gần khu dân cư” – ông Khoa phát biểu.
Về vấn đề “cấm cửa” người Việt vào những nơi này, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ giải thích thêm, dự thảo quy định đối tượng chơi chỉ là người nước ngoài và người Việt định cư (có hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp). Quy định như vậy cũng đồng nghĩa với việc người Việt mang 2 quốc tịch được vào chơi tại các điểm kinh doanh nêu trên nếu nhập cảnh bằng hộ chiếu nước ngoài. Luật Quốc tịch hiện nay quy định nếu người nhập cảnh bằng hộ chiếu nào thì trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, các chế tài pháp luật sẽ căn cứ trên quốc tịch của hộ chiếu đó.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai lật lại vấn đề, đã tuyệt đối “cấm” thì dự thảo nghị định cũng nên loại bỏ các quy định như xử phạt đối với hành vi môi giới đưa người Việt Nam đi đánh bạc ở nước ngoài, trách nhiệm của Bộ Công an trong việc ngăn chặn người Việt ra nước ngoài đánh bạc.. Quy định thêm có thể dẫn tới tác dụng “ngược”, làm mập mờ ranh giới phân biệt đối tượng điều chỉnh có bao gồm người Việt hay không.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu lưu ý thiết kế các quy định trong việc giải quyết tranh chấp giữa cơ sở kinh doanh dịch vụ “đánh bạc với máy” với người chơi. Ông Lưu dẫn lại vụ kiện tranh chấp số tiền thắng cuộc hơn 55 triệu USD với khách sạn Sheraton Sài Gòn thời gian qua đến nay vẫn “tắc”, không giải quyết được. Người chơi nhận được thông báo thắng với số tiền lớn từ máy đánh bạc nhưng khách sạn lại cho rằng đây là lỗi của máy.
“Vậy cơ chế giải quyết tranh chấp thế nào, đánh giá lỗi ra sao? Tỷ lệ trả thưởng cũng không quy định rõ, cứ vô giới hạn sẽ rất khó giải quyết sau này. Tranh chấp phát sinh nếu có sẽ rất phức tạp” – ông Lưu cũng băn khoăn với quy định về cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm về chất lượng, điều kiện kỹ thuật vận hành của máy “đánh bạc”.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có vai trò hỗ trợ cho các ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, mục đích chính là tạo thêm loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí có thưởng cho người nước ngoài đang công tác và du lịch tại Việt Nam, từ đó góp phần khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thu hút khách du lịch quốc tế. Hiện nay cả nước có 43 điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại các khách sạn từ 3 sao trở lên và một số điểm du lịch, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và Tp.HCM, chỉ dành cho người có hộ chiếu nước ngoài.
Doanh thu từ hoạt động này luôn duy trì ở mức 10-15%/năm, năm 2011 ước đạt khoảng 5.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trung bình năm 2011 từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khoảng 20 tỷ đồng/cơ sở kinh doanh. Tổng số nộp ngân sách cả nước năm 2011 từ hoạt động kinh doanh này ước đạt 1.500 tỷ đồng.
Một trong những hạn chế được Chính phủ nhìn nhận trong lĩnh vực này là điều kiện cấp phép chưa chặt chẽ dẫn tới một số điểm kinh doanh được cấp phép nhưng ở khu vực khách du lịch nước ngoài đến ít nên có hiện tượng doanh nghiệp cho phép cả người Việt Nam vào chơi (đã có 6 điểm kinh doanh bị khởi tố về hành vi vi phạm này). Điều kiện cấp phép kinh doanh là khách sạn 3 sao trở lên đối với các địa phương và 4 sao trở lên đối với Hà Nội và Tp.HCM không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại thời điểm hiện tại và trong những năm tới.
Theo Dantri
Đám cưới không "nhiều mâm" vẫn vui!
"Hôm tổ chức đám cưới cho con trai đầu, gia đình tôi cũng chỉ mời 150 khách tương đương với 25 mâm cỗ, còn lại là mời tiệc trà để bà con, bạn bè đến chia vui cùng với gia đình. Như thế, tôi thấy vui vẻ và tình cảm hơn nhiều" - bà Trần Thị Tuyết, Thượng tá, Chi hội trưởng Hội phụ nữ Tổ dân phố số 13 - phường Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội nói.
Đám cưới đơn giản: vui vẻ và rất tình cảm
"Theo quy định của quận Hà Đông (Hà Nội) về vấn đề tổ chức việc cưới, việc tang theo nếp sống văn minh mới (áp dụng từ năm 2009) thì mỗi gia đình khi tổ chức việc cưới không được mời quá 40 mâm, mỗi mâm không quá 6 người tức là tương đương với 240 khách. Tuy nhiên khi tổ chức đám cưới cho con trai đầu, gia đình chúng tôi cũng chỉ mời 150 khách tương đương với 25 mâm cỗ. Còn lại chúng tôi mời bà con, bạn bè tới dự tiệc trà để chia vui với gia đình. Như vậy, ai cũng thấy vui vẻ và tình cảm hơn nhiều" - Bà Tuyết nói.
Theo bà Tuyết, việc tổ chức đám cưới đơn giản, gọn nhẹ như vậy không chỉ giúp cho gia đình đỡ vất vả và tốn kém, mà còn tiết kiệm hơn cho bà con, bạn bè. Và sau đám cưới, gia chủ không phải nai lưng ra để trả nợ, cũng như làng xóm, bạn bè không phải lo ngay ngáy mỗi khi nghe tin, nhà ông A, bà B lại sắp có đám.
Bà Trần Thị Tuyết: Tổ chức đám cưới đơn giản, gọn nhẹ thì hàng xóm bạn bè không phải lo ngay ngáy mỗi khi nghe tin sắp có đám
Đồng ý với quan điểm này, ông Phạm Luyện nguyên cán bộ Học viện Chính trị, Tổ trưởng tổ dân phố số 13 (Ngô Quyền - Hà Đông) cũng cho biết: " Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương và quy định về đám cưới văn minh, tiết kiệm. Đám cưới của 2 cô con gái, gia đình chúng tôi cũng tổ chức rất gọn nhẹ.
Đám cưới cô con gái thứ nhất, tôi chỉ tổ chức 20 mâm cỗ, đến cô con gái út, vừa tổ chức đám cưới mới đây, tôi cũng chỉ mời trên 30 mâm cỗ, tương đương với khoảng 200 khách. Và tôi thấy như vậy là rất hợp tình hợp lý".
"Từ trước đến nay, người dân mình thường có quan niệm, "mâm cao cỗ đầy", đám cưới là chuyện hệ trọng cả đời nên gia đình nào cũng muốn làm to, làm sang, tổ chức linh đình, và mời thật nhiều khách. Rồi lại thêm quan niệm "trả nợ miệng", người ta mời mình, chẳng lẽ đến mình lại không mời người ta, thế nên người nọ lại phải theo người kia. Kết quả là, đám cưới trở thành đám lo. Không chỉ gia chủ lo, mà bà con, bạn bè, anh em, họ hàng cũng lo.
Đấy là chưa kể, vào mùa cưới xin, một tháng có khi gia đình phải nhận được đến 5, 7 thiệp mời. Không đi thì áy náy, mà đi thì cũng ngại.
Có những đám cưới, gia chủ còn tổ chức ở nhà hàng sang trọng, mỗi mâm cỗ trị giá đến hàng triệu, thậm chí là năm bảy triệu. Người đến ăn, mừng ít thì thấy không đành lòng, mà mừng nhiều, mừng làm sao cho đủ tiền cỗ của người ta thì... lấy đâu ra" - ông Luyện chia sẻ.
Theo lời ông Luyện, ở khu phố của ông, khi một nhà có đám cưới hỏi, thì bà con làng xóm, bạn bè, các mối quan hệ xã hội thường được mời đến dự tiệc trà (hay còn gọi là tiệc ngọt). Bữa tiệc này sẽ được gia chủ chuẩn bị những đồ ăn ngọt bao gồm: nước ngọt, mấy chai bia, một ít bánh kẹo, cộng thêm hạt bí, hạt hướng dương... để mọi người đến trò chuyện, chia vui cùng với gia đình.
Ông Phạm Luyện bên tấm thiệp cưới chỉ mời tham dự tiệc trà
"Tham dự bữa tiệc này, tuy đơn giản nhưng ai cũng thấy vui hơn nhiều, vì bên cạnh lý do kinh tế, thì khi tham gia bữa tiệc này, mọi người còn có thời gian ngồi nói với nhau câu chuyện, hỏi han và quan tâm đến nhau. Chứ đến ăn cỗ cưới, lúc nào cũng vội vội, vàng vàng, có khi còn không kịp nói với gia chủ câu nào đã ra về" - ông Luyện nói thêm.
Quy định mới, dần dần rồi sẽ quen
"Ngay từ khi "Chương trình 06" của quận Hà Đông ban hành năm 2009 về quy định thực hiện việc cưới, việc tang, việc lễ hội theo nếp sống văn minh mới với nội dung và các chế tài cụ thể. Là cán bộ tổ dân phố, chúng tôi đã tiến hành tuyên truyền đến bà con nhân dân. Tuy nhiên thời gian đầu, việc động viên bà con thực hiện theo nếp sống mới gặp khá nhiều khó khăn.
Nguyên nhân là do bà con vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm "trả nợ miệng" như tôi đã nói ở trên nên việc bỗng nhiên cắt giảm lượng khách mời khiến khá nhiều bà con băn khoăn.
Tuy nhiên, khoảng 1 năm sau thì việc thực hiện đã đi vào nề nếp.
Hiện tại, bà con trong khu phố đã quen với việc tổ chức việc cưới đơn giản mà tiết kiệm. Thậm chí, khi một gia đình tổ chức tiệc cưới quá quy định, quá to và quá sang còn bị nhiều bà con khác góp ý" - Ông Phạm Luyện nói.
Theo 24h
Phải làm sáng được chữ tâm trong mỗi người Cảnh sát Dù đã trải qua biết bao khó khăn trong chặng đường phá án nhưng Thượng úy Nguyễn Duy Định vẫn chưa một lần nản lòng. Anh cho rằng, mỗi người chiến sĩ Cảnh sát nhân dân phải giữ được cho mình một cái tâm thật sáng mới có thể vượt qua những trở ngại trong nghề nghiệp. Sự quyết tâm cao độ Là...