Viết cho ‘gái băm’ vài lời…
Tình yêu ở tuổi băm chán khỏi nói, hồi trẻ hào hứng bao nhiêu thì càng về già, yêu không phải là quyền nữa mà là nghĩa vụ.
Ngày trẻ con bé thích tháng 10 lắm nhưng năm nay tháng 10 đến con bé lại thấy lạnh cả sống lưng mặc dù thời tiết vẫn nắng rát mặt, rát mông. Chỉ ít bữa nữa là &’anh Mark’ ah ấy báo chúc mừng con bé 27 tuổi, nhưng ông bà tổ tiên thì bảo nó 29 . Vậy là sắp 30 – băm rồi. Bạn bè cùng trang lứa ngoài những đứa thuộc thành phần &’ế trong tư thế ngẩng cao đầu’ (để có ai hỏi thì gật đầu cho nhanh) như nó thì đa số bạn bè là đã 1 chồng (mừng là chưa đứa nào có cơ hội làm lại đám cưới lần 2 để rút kinh ngiệm từ đám cưới 1) và 0-2 con. Thế nên về cơ bản thì 29 tuổi con bé chẳng có gì ngoài 2 chữ tự do. Thôi thì tự an ủi, không có gì quý hơn tự do.
Hà Nội ngột ngạt thỉnh thoảng muốn rũ bỏ cơm áo gạo tiền về quê hít thở không khí trong lành ăn chơi ngủ nghỉ cho đã. Nhưng mỗi lần về nhà tự kỷ trong phòng thì thầy u thở dài, tiếng thở dài mình có cảm giác như nó xé tan cả không gian tĩnh lặng của làng quê. Về đúng đợt thầy u đi đám cưới thì thầy vừa viết phong bì vừa lẩm bẩm: bao giờ con gái mình nó mới đòi nợ cho mình đây. Gái băm mắt đang thao láo xem ti vi, cố tình cụp xuống giả vở ngủ coi như chưa hề nghe thấy gì . Nói ra hơi ác nhưng bố mẹ đi đám ma hay ăn giỗ, gái băm mừng lắm vì bố sẽ không hỏi bao giờ đến lượt mày?
Nếu ló mặt ra ngoài thì bà con cô bác hàng xóm láng giềng cứ hỏi về 1 người nào đó ở nơi xa lắm. Gái băm ngoan từ bé nên ra đường gặp ai cũng hớn hở chào, cười chưa kịp ngậm miệng thì mọi người đã: bao giờ lấy chồng? Làm con bé lại cố kéo môi lên cho hở cả răng lẫn lợi: hì hì cháu chưa, cháu còn lâu, hay chốt luôn &’cháu ế rồ’i cho đỡ có câu hỏi tiếp theo. Người nào dịu dàng nhẹ nhàng thì &’ừ, bây giờ khác rồi lo gì, chậm mà chắc, vội vàng làm gì’. Con bé cười sung sướng vì quan điểm tiến bộ. Người nào trung lập thì: &’mày lại kén chứ gì, lấy chồng đi thôi, con gái có lỡ có thì’. Con bé nghĩ bụng: ừ kể cũng đúng, giờ gật đầu cái rụp thì cũng có người rước chứ đâu có mốc xanh mốc đỏ đâu.
Nếu ló mặt ra ngoài thì bà con cô bác hàng xóm láng giềng cứ hỏi về 1 người nào đó ở nơi xa lắm. (ảnh minh họa)
Còn người theo chủ nghĩa hiện thực thì đốp thẳng mặt: 30 đến nơi rồi đấy cô ạ, chúng nó con lớn rồi mà mình vẫn chưa lấy chồng, ế rồi đấy. Con bé miệng cười chứng tỏ ta đây mạnh mẽ, nhưng lòng non lòng già sôi sùng sục: phũ quá mình mới 27 mà, mà khéo ế thật í chứ.
Tình yêu ở tuổi băm chán khỏi nói, hồi trẻ hào hứng bao nhiêu thì càng về già yêu không phải là quyền nữa mà là nghĩa vụ. Chẳng có sấm hay sét đánh nữa, chỉ có mưa rào hoặc mưa phùn. Mưa rào là như cái kiểu gặp cái rồi yêu luôn, nếu trong cơn mưa mà quyết nhanh thì với mấy cái đóng dấu của ủy ban là thành gái có chồng. Còn cơn mưa ngang qua mà vẫn đứng ngắm mưa thì chỉ ướt như chuột.
Video đang HOT
Còn mưa phùn là mối quan hệ cứ thế thôi, không lùi không tiến, không buông không giữ, lay lắt mãi không thôi. Nhiều lúc muốn ném thẳng vào mặt nhau: &’có yêu không, không yêu trả dép bố về,’ bố lót dép chỗ khác’. Ngoài một số &’máy bay bà già’ may mắn được phi công trẻ lái thì đa số là quen toàn anh bằng băm hay &’băm cộng’. Nhưng con trai ở tuổi đấy thì vẫn là &’cành vàng lá ngọc’ còn con gái thì coi như &’tồn kho mất chìa khóa’.
Còn mưa phùn là mối quan hệ cứ thế thôi, không lùi không tiến, không buông không giữ, lay lắt mãi không thôi. (ảnh minh họa)
Vậy nên khi gật đầu cái rụp nhận lời 1 anh băm thì các anh &’vênh váo như cái gáo’: không có anh thì em tèo. Và cơn điên lên em cũng ra đi xem thằng nào tèo trước.
Nói vậy không phải là không còn tình yêu trong sáng, vẫn yêu vẫn thổn thức, vẫn run bần bật khi nắm chân nắm tay nhưng rồi 2 người vẫn đi về 2 phía với những lý do nhỏ như con thỏ . Để rồi một thời gian sau vẫn cứ ngẩn ngơ ngơ ngẩn vì sao không ai chịu dẹp bỏ cái tôi của mình đi.
Và ở cái tuổi băm, cả họ muốn tống đi thì không có gì mừng hơn là có người kêu rước mà lại đúng là cái người mình thích, khỏi phải nói là gái băm mừng đến phát khóc. Nhưng rồi, tình yêu chưa đủ lớn thì trong các điều kiện a, b, c, x, y ,z chỉ cần 1 điều kiện không đạt chuẩn thì em cũng sẽ bị đẩy ra ngoài đường đua khi cần cán đích. Về thế là lại kết thúc 1 mối quan hệ với câu nói: chúng ta vẫn là bạn nhé. Ờ thì là bạn không lẽ lại là kẻ thù sao .
Có lẽ vậy mà con bạn băm của mình, vừa gặp nó chưa kịp hỏi han gì mới hất hàm chào nhau cái, nó đã theo phản xạ : &’có chó nó lấy’ . Đây chắc chắn là di chứng của việc bị nghe quá nhiều câu lấy chồng đi thôi . Nghe nó phán: &’tao không lấy chồng đâu mà mình thấy buồn buồn, gì chứ sau 30 mà vẫn sống 1 mình thì chán chết’.
Dẫu biết rằng “hôn nhân là nấm mồ chôn tình yêu ” nhưng mà công nhận thà mồ yên mả đẹp còn hơn là vẫn lông bông và đêm hôm khuya khoắt ngồi viết 3 cái thứ lăng nhăng như này.
Theo Khampha
Lấy chồng không có nghĩa là "đeo gông vào cổ"
Lấy chồng là một bước ngoặt quan trong trọng cuộc đời của người phụ nữ. Có quá nhiều thử thách đặt ra cho lần thay đổi này:
Thay đổi không gian sống quen thuộc từ nhà mình qua nhà người khác, những thói quen cũ phải từ bỏ, phải chấp nhận làm con người ta, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chồng thậm chí hơn cả cha mẹ mình, chia sẻ chiếc giường, không gian riêng với một người đàn ông ngày càng ít lãng mạn và yêu bạn ít hơn thời yêu nhau... rồi áp lực kinh tế, áp lực con cái... dần dần người phụ nữmất đi nhiều thứ hơn người đàn ông trong cuộc sống hôn nhân.
Có lẽ vì thế, ngày nay trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ phản kháng lại sự bất công đó bằng việc ra đời xu hướng mẹ đơn thân. Dù sẽ có nhiều vất vả, nhưng người phụ nữ sẽ không bị mất đi nhiều thứ khác cũng quan trọng không kém một người chồng đó là: bạn bè, sở thích, du lịch, la cà shopping... không bị trói buộc vào những thứ mà bản thân mình không muốn như: áp lực nhà chồng, áp lực con cái, trách nhiệm của người vợ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, phụng dưỡng cha mẹ chồng... Nghĩa là, càng ngày người phụ nữ càng muốn tìm kiếm một cuộc sống độc lập hơn, cá tính hơn và để có nhiều thời gian cho bản thân mình hơn.
Tôi có biết một cô gái, cô ấy vẫn là cô gái 8x, mang trong mình nhiều tư tưởng truyền thống và không hiện đại, phóng khoáng như những cô gái 9x hiện nay. Học xong đại học, cô ấy xin được làm cho một công ty truyền thông ở Hà Nội. Công việc đúng sở thích và chuyên môn. Nhưng cô ấy lại yêu một anh chàng quê ở xa Hà Nội. Thế là khi quyết định theo chàng về dinh, cô ấy cũng sẵn sàng từ bỏ công việc của mình, những ước mơ của mình trong sự nghiệp, nếu không nói, cô ấy còn khiến bố mẹ đẻ cho chút thất vọng vì quyết định lấy chồng vào thời điểm đó.
Tôi có biết một cô gái, cô ấy vẫn là cô gái 8x, mang trong mình nhiều tư tưởng truyền thống và không hiện đại, phóng khoáng như những cô gái 9x hiện nay. (ảnh minh họa)
Vài năm sau, tôi gặp lại, cô ấy, từ một cô gái năng động, xinh xắn, thông minh, thành bà mẹ của hai đứa con thơ, đầu tóc có lẽ từ ngày lấy chồng cô ấy chưa hề biết tới tiệm tóc, quần áo là những bộ rộng thùng thình dành riêng cho những bà mẹ bận rộn và mất dáng sau sinh.
Cô ấy không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ngày ngày phải chăm sóc hai đứa con cách nhau chưa đầy hai tuổi, chăm sóc mẹ chồng già yếu không thể giúp gì... Công việc của chồng có thể lo cho cả gia đình nhưng cũng không phải dư giả quá. Mọi thứ khiến cho cuộc sống của cô ấy hoàn toàn bế tắc.
Những ước mơ cũ càng nhớ, càng khiến cô ấy bi quẫn với cuộc sống hiện tại của mình. Có lẽ chưa khi nào cô ấy được đi mua sắm thứ gì cho bản thân, chưa có cuộc hẹn hò nào với những người bạn cũ, chẳng dám mang bộ dạng này tới buổi họp lớp hồi phổ thông mà ở đó có người yêu cũ của cô ấy, cô ấy không muốn nhìn mình trong gương, không muốn đọc những cuốn nhật kí cũ... Tại sao? Hôn nhân lại lấy đi quá nhiều thứ trong cuộc sống của cô ấy như vậy?
Sau bốn năm kết hôn, cô ấy không còn muốn ngắm nhìn lại những tấm ảnh cũ, cũng không muốn chấp nhận hình ảnh của mình hiện tại. Không dám nghĩ tới những mơ ước cũ và cũng không dám mơ ước nhiều cho tương lai...
Người phụ nữ bỏ tuổi xuân của mình ra để đánh cược trong ván bài hôn nhân với người đàn ông cô ấy yêu. Để rồi khi ngoảnh lại, tuổi xuân bay đi tự khi nào, chỉ con vô vàn những gánh nặng về gia đình trên đôi vai gày mong manh ấy. Trong khi người đàn ông của cô ấy thì ngày càng phong độ hơn, chín chắn hơn và thành đạt hơn trước. Vì gánh nặng về gia đình không dặt quá nhiều trên đôi vai mạnh mẽ của người đàn ông. Thậm chí có những người chồng chỉ biết duy nhất một việc là hàng tháng quẳng cho vợ một số tiền đã thỏa thuận trước và mặc vợ mình thu vén chi tiêu.
Sau bốn năm kết hôn, cô ấy không còn muốn ngắm nhìn lại những tấm ảnh cũ, cũng không muốn chấp nhận hình ảnh của mình hiện tại. (ảnh minh họa)
Vì thế, cứ bảo tại sao, dù phụ nữ thường khi kết hôn thường chọn lấy người đàn ông hơn mình nhiều tuổi nhưng họ nhìn vẫn già dặn hơn người đàn ông của mình. Có lẽ cũng ít có người đàn ông nào tốn nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Họ chỉ nghĩ: sao vợ mình già và xấu thế? Và âm thầm chán nản mà thôi.
Vì vậy, phụ nữ ngày càng không muốn lấy chồng sớm, sợ lấy chồng. Gần đây trên mạng người ta con xui nhau, phụ nữ không nên lấy chồng trước tuổi ba mươi, nghĩa là hãy sống cho mình, hãy sống hết mình, hãy sống cuồng nhiệt bằng tất cả tuổi thanh xuân của mình, rồi hãy lấy chồng, để sau này không hối tiếc gì hơn. Ba mươi, người phụ nữ trải nghiệm cuộc sống đầy đủ rồi, trưởng thành và độc lập hơn để có thể chọn người đàn ông mình muốn và có thể tự tin quyết định cuộc sống sau hôn nhân của mình.
Cuộc sống hiện đại, người phụ nữ không còn muốn và không còn chấp nhận cái luận điệu xưa cũ là: Lấy chồng là đeo gông vào cổ nữa. Bởi sau khi kết hôn, người phụ nữ hiện đại càng không muốn mất đi hoàn toàn cuộc sống của họ mấy chục năm trước đó. Đàn ông cũng đừng bao giờ lấy điều đó ra để giáo huấn vợ mình. Cách tốt nhất là nên tôn trọng cuộc sống riêng của nhau.
Theo Khampha
30 tuổi em vẫn đợi người đàn ông trọng tình 30 tuổi, chỉ có nàng là nụ hoa hàm tiếu vẫn kiên định chỉ nở vì một người đàn ông nàng muốn. Ba mươi tuổi, người đàn bà ở đỉnh cao của nhan sắc, sự quyến rũ và độc lập. Khi ấy người phụ nữ thực sự biết mình có gì và muốn gì. Họ không còn những ước mơ viển vông và...