Viện Vật lý Mỹ vinh danh GS Trần Thanh Vân
Viện Vật lý Mỹ (AIP) vừa có quyết định tặng thưởng huy chương cho Giáo sư Trần Thanh Vân vì những đóng góp cho cộng đồng vật lý thế giới.
GS Jean Trần Thanh Vân nhận được huy chương AIP Tate 2011 dành cho nhà lãnh đạo Quốc tế trong lĩnh vực vật lý, ông là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng này. Huy chương AIP Tate của Viện Vật lý Mỹ được thành lập từ năm 1959, ghi nhận đóng góp của các nhà vật lý nước ngoài (không phải người Mỹ) cho cộng đồng vật lý thế giới.
GS Trần Thanh Vân. (Ảnh: VOV)
Hơn 4 thập kỉ qua, GS Trần Thanh Vân đã đưa các nhà vật lý trên thế giới đến gần nhau hơn qua các hội nghị về Vật lý mà ông tham gia tổ chức như hội nghị “Gặp gỡ Moriond” hay hội nghị “Gặp gỡ Blois”, một hội nghị quốc tế thường niên về vật lý và thiên văn diễn ra ở thành phố Blois (miền Trung nước Pháp). “Gặp gỡ Blois” quy tụ hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành đến từ nhiều quốc gia trên thế giới để giới thiệu và trao đổi về những khám phá mới trong lĩnh vực vật lý hạt nhân.
GS Vân cũng được vinh danh vì những nỗ lực không mệt mỏi của mình để xây dựng một cộng đồng khoa học hiện đại tại Việt Nam. GS Trần Thanh Vân là nhà sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Gặp gỡ Khoa học và Giáo dục Liên ngành (International Centre for Interdisciplinary Science and Education/ICISE) tại Quy Nhơn.
Ông mong muốn thu hút nhiều nhà bác học lớn trên thế giới đến Việt Nam, giao lưu với các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh Việt Nam, giúp đỡ các bạn trẻ nước ta phát triển tài năng. Giáo sư hi vọng ICISE rồi đây sẽ trở thành điểm sáng không chỉ của Việt Nam, mà còn của cả vùng Đông-Nam Á, góp phần tô đẹp hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Video đang HOT
Giải thưởng dành cho GS Vân là một huy chương bằng đồng, giấy chứng nhận và một khoản tiền mặt 10.000 USD. GS Trần Thanh Vân sẽ có mặt tại hội nghị của Hội Vật lý Mỹ từ 31/3 đến 3/4/2012 tại Atlanta, Mỹ để nhận giải thưởng này.
Huy chương AIP Tate được đặt theo tên nhà vật lý John Torrence Tate cha (John Torrence Tate con là nhà toán học người Mỹ – pv), giáo sư của trường đại học Minnesota và là biên tập viên của Tạp chí Vật lý. Huy chương được trao 2 năm một lần cho các nhà vật lý nước ngoài, nhấn mạnh vào khả năng lãnh đạo và tổ chức trong cộng đồng vật lý hơn là các thành tựu nghiên cứu.
GS-TS Trần Thanh Vân sinh năm 1937 tại Việt Nam, sang Pháp học ngành vật lý nguyên tử từ năm 1953. Sau khi được phong hàm giáo sư, ông vừa giảng dạy tại Đại học sư phạm Paris, vừa tiếp tục tìm hiểu về vật lý hạt nhân và trở thành giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp. Từ năm 1966, giáo sư Trần Thanh Vân đã đứng ra tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về vật lý nguyên tử tại Pháp và nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Là một nhà khoa học tầm cỡ quốc tế, giáo sư Trần Thanh Vân vẫn luôn hướng về Việt Nam.
Theo Thanh Xuân
Khoa học & Đời sống Online
Gieo chữ nơi "tận cùng thế giới"
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, việc "gieo chữ" cho học sinh đồng bào Xê Đăng ở xã Ngọc Yêu (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) là hành trình đầy thách thức của các giáo viên...
Gieo chữ nơi "tận cùng thế giới"
Từ trung tâm hành chính huyện Tu Mơ Rông vào đến Trường THCS Ngọc Yêu khoảng 30km nhưng chúng tôi mất đến hai tiếng rưỡi để vượt qua những con dốc thẳng đứng và đèo uốn lượn quanh co vô cùng nguy hiểm.
Vào mùa mưa, quãng đường gần 7km là thách thức cho tất cả những ai muốn vào Ngọc Yêu, vì 3 năm trước, quãng đường này bị vùi lấp hoàn toàn do sạt lở, nay chỉ cần có mưa là có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Đến mùa nắng mới có thể chạy xe vào đến xã.
Vì thế, nói không ngoa, Trường THCS Ngọc Yêu được coi là nơi "tận cùng thế giới" bởi vừa xa xôi cách trở, vừa nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, là nỗi lo lắng tột cùng của các thầy cô giáo đang công tác vì sự nghiệp giáo dục tại đây.
Cả Trường THCS Ngọc Yêu có 17 thầy cô giáo và 206 học sinh người dân tộc Xê Đăng. Trong đó có 14 thầy cô được tăng cường từ nơi khác đến. Cô giáo Hoàng Thị Lý sinh ra và lớn lên tại huyện Đăk Tô, sau khi tốt nghiệp, cô tình nguyện vào Ngọc Yêu công tác. Sau mỗi buổi dạy học, nếu không phụ đạo cho các em học sinh yếu thì các thầy cô giáo nơi đây cũng chẳng biết làm gì ngoài việc soạn giáo án cho ngày mai và lấy chiếc ti vi làm bạn tri kỷ.
Cô Lý cho biết: "Mặc dù đã xác định tư tưởng vào dạy học nơi đây sẽ vô cùng khó khăn, vất vả nhưng thực tế ở đây vượt xa trí tưởng tượng của mình. Những ngày đầu vào công tác là những chuỗi ngày nước mắt chảy dài khi màn đêm buông xuống, cái cảm giác nhớ nhà, nhớ người thân lại ùa về".
Với những giáo viên trẻ chỉ khổ có chừng đấy, còn những giáo viên đã có gia đình riêng thì lại cả trăm bề khổ, vợ công tác một nơi, chồng công tác một nẻo. Đường xa đi lại khó khăn, đồng lương ít ỏi cộng với thời gian được nghỉ chỉ 2 ngày cuối tuần nên ít khi các thầy cô trở về thăm gia đình vào dịp cuối tuần.
Thầy Linh dạy môn lý, nhà ở dưới huyện Phước Thành (tỉnh Bình Định) lập gia đình cách đây gần 4 năm, đã có một cháu nhỏ, nhưng cũng vài tháng mới có thể tranh thủ xin nghỉ phép vài ngày về quê thăm vợ con. Cả năm chỉ có dịp nghỉ hè may ra mới được ở bên vợ con nhiều một chút.
Thầy giáo Mai Quốc Phượng trong một giờ lên lớp.
Khổ cũng phải giữ con chữ
Theo thầy Võ Văn Cương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Yêu: Đối với các thầy cô giáo trẻ mới vào nghề, ai vào đây cũng phải lắc đầu ngao ngán. Nghiệp vụ giảng dạy thì không có gì để lo lắng, nhưng việc sinh hoạt khó khăn, nay lại phải lo thêm chuyện sạt lở mỗi khi có mưa to gió lớn, đã làm cho các thầy cô rùng mình ớn lạnh.
Sau mỗi buổi dạy học, nếu không phụ đạo cho các em học sinh yếu thì các thầy cô giáo nơi đây cũng chẳng biết làm gì ngoài việc soạn giáo án cho ngày mai và lấy chiếc ti vi làm bạn tri kỷ.
Năm 2009, cơn bão đi qua làm sạt tuyến đường duy nhất nối với trung tâm huyện, các thầy cô giáo phải ở trong này cả mấy tháng trời. Sau khi thông đường, một số giáo viên nữ của trường và trường tiểu học đã bỏ công tác vì không chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt ở đây.
Tuy nhiên, những giáo viên bám trụ còn lại rất kiên cường. Lý do họ ở lại cũng vì học sinh quá đam mê con chữ. Thầy giáo trẻ Mai Quốc Phượng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió, sau khi tốt nghiệp ĐHSP Đà Nẵng năm 2010, đã tình nguyện vào Ngọc Yêu công tác.
Thầy Phượng thành thật chia sẻ: "Thật sự điều kiện dạy học và sinh hoạt trong này quá khổ, nhiều khi tôi muốn bỏ ra ngoài phố. Nhưng khi thấy các em học rất hăng say, dù trời mưa to đến mấy, các em vẫn đội mưa đến trường vẫn là động lực để giáo viên chúng tôi tiếp tục gieo chữ ở vùng đất khó này".
Theo BĐVN
Phong bì 20/11, cô giáo thừa tiền mua Vespa LX Trong khi các bậc phụ huynh lo ngay ngáy vì ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến thì nhiều người làm giáo viên lại hào hứng đến lạ thường vì đây là một ngày họ được "trả ơn". Quà 20/11 "nặng" hơn quà Tết? Với tâm lý muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy nên nhiều gia đình không ngần ngại rút...