Viên uống ngăn ngừa sốc phản vệ mang lại hy vọng mới cho những người bị dị ứng nặng
Các nhà nghiên cứu cho rằng, thuốc ức chế BTK mang đến hy vọng ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ cho những bị dị ứng nặng, đặc biệt là trẻ em.
Các triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Vì thế, một nghiên cứu mới đầy hứa hẹn từ Đại học Northwestern đang báo cáo tiến bộ trong việc phát triển một viên thuốc ngăn ngừa sốc phản vệ.
Loại thuốc này ban đầu được thiết kế để thay thế cho hóa trị liệu đối với một số loại ung thư, theo giả thuyết là có thể được dùng trước bữa ăn để ngăn ngừa các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Thuốc ức chế BTK là loại thuốc tương đối mới, ban đầu được thiết kế để ngăn chặn một protein tế bào cụ thể, có vai trò trong sự phát triển của một số loại ung thư, bao gồm bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính và ung thư hạch tế bào lớp vỏ.
Một vài năm trước, một số nhà nghiên cứu từ Đại học Northwestern đã bắt đầu xem xét tiềm năng ngăn ngừa nhữnh phản ứng dị ứng của các chất ức chế BTK. Khi loại thuốc điều trị ung thư mới lạ này làm ngừng một quá trình tế bào có liên quan đến phản vệ, nó có vẻ sẽ giúp ngăn chặn các phản ứng dị ứng cấp tính.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, uống thuốc BTK trước khi ăn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ nếu không may tiêu thụ đồ ăn mà mọi người bị dị ứng. (Ảnh minh hoạ)
Tác giả cao cấp của nghiên cứu, Bruce Bochner, nói: “Tôi đã nghe rất nhiều bậc cha mẹ nói rằng, thật tuyệt nếu có thứ gì giúp bảo vệ những đứa trẻ khi chúng vô tình ăn phải đồ ăn mà chúng bị dị ứng. Và chúng tôi nghĩ rằng một ngày nào đó, những loại thuốc này có thể phục vụ mong muốn ấy”.
Nghiên cứu ban đầu về bệnh nhân ung thư dùng thuốc đã cho thấy sự giảm phản ứng dị ứng một cách ấn tượng. Một số bệnh nhân hiện tại đã thấy kết quả xét nghiệm da đối với chất gây dị ứng cụ thể của họ giảm tới 90% trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu điều trị bằng chất ức chế BTK.
Video đang HOT
Một nghiên cứu nhỏ khác ở những người khỏe mạnh chỉ bị dị ứng, cho thấy loại thuốc này ngăn ngừa hiệu quả phản vệ toàn thân khi tiếp xúc với một chất gây dị ứng đã biết. Dù là một nghiên cứu nhỏ, nhưng nó vô cùng hứa hẹn vì chưa có loại thuốc nào có thể ngăn ngừa sốc phản vệ.
Nhóm nghiên cứu trở lại phòng thí nghiệm để tiến hành các thử nghiệm mạnh mẽ trên động vật, cùng với mục tiêu có được bức tranh tốt hơn về cơ chế mà thuốc ngăn ngừa sốc phản vệ. Các nhà khoa học đã thiết kế một mẫu chuột mới, với các cơ quan chứa những tế bào người được cấy ghép.
Kết quả nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Clinical Investigation, cung cấp một bức tranh chi tiết về cách thức chỉ 2 liều uống thuốc ức chế BTK vừa ngăn ngừa sốc phản vệ khi tiếp xúc với chất gây dị ứng vừa phải, đồng thời bảo vệ bệnh nhân khỏi tử vong một cách đáng kể.
Ảnh minh họa
Cần phải làm thêm nhiều việc nữa trước khi đưa một loại thuốc ngừa dị ứng nào đó. Chất ức chế BTK có thể đã được FDA chấp thuận cho một số mục đích sử dụng cụ thể nhưng chúng vẫn chưa được chấp thuận cho bất kỳ mục đích nào ở trẻ em. Hiện tại, giá thành của những loại thuốc này cũng rất cao.
Tuy nhiên, như Bochner lưu ý, những công dụng tiềm năng của một viên thuốc ngăn ngừa sốc phản vệ có thể thay đổi cuộc sống đối với nhiều người. Không chỉ là viên thuốc uống trước bữa ăn để giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng cấp tính, mà còn là một cách cung cấp phương pháp điều trị bằng kháng sinh cho những người trước đây không thể dùng những loại thuốc này.
Bochner nói: “Hãy tưởng tượng mọi người có thể chủ động dùng thuốc để ngăn ngừa phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Vì thế mà viên thuốc này có thể thay đổi cuộc sống và cứu mạng theo đúng nghĩa đen”.
Dị ứng thuốc non-steroid có nên tiêm ngừa vaccine COVID-19?
Thông tin nữ điều dưỡng tử vong do sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng với nhóm thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid làm dấy lên lo ngại người dị ứng nhóm thuốc này có nên tiêm ngừa vaccine COVID-19.
Tối 7-5, Bộ Y tế thông tin Việt Nam có một nhân viên y tế là nữ điều dưỡng (35 tuổi) công tác tại Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực Tân Châu (An Giang) tử vong sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19 của AstraZeneca.
Theo ghi nhận, trước khi tiêm vaccine tại điểm tiêm ở BV Đa khoa khu vực Tân Châu vào sáng ngày 6-5, nữ nhân viên y tế này đã được khám sàng lọc và giải thích về các phản ứng sau tiêm.
Sau khi tiêm, bệnh nhân có phản ứng sốc và đã được BV Đa khoa khu vực Tân Châu xử lý theo đúng phác đồ, hội chẩn với tuyến trên và chuyển viện nhưng đã không qua khỏi vào ngày 7-5.
Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế An Giang, nguyên nhân dẫn đến tử vong là do sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non-steroid (NSAIDs - thuốc giảm đau kháng viêm không steroid).
Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, cho biết: "Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng khi cơ thể phản ứng với chất lạ được đưa vào cơ thể như thức ăn, ong đốt, thuốc... Sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời".
Theo PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm trong da, tiêm dưới da, uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da... đều có thể gây sốc phản vệ.
Người gặp dị ứng với thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm non- steroid khá nhiều. Một số thuốc kháng viêm non-steroid thường gặp là aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen...
Các triệu chứng của sốc phản vệ xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test. Một người chưa từng có tiền sử bị dị ứng với chất nào cũng có thể bị sốc phản vệ khi có chất lạ vào cơ thể. Nếu triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Sốc phản vệ xảy ra ở cơ sở y tế, nếu áp dụng đúng phác đồ điều trị thì cơ hội cứu sống người bệnh rất cao.
Về bản chất, vaccine ngừa COVID-19 không phải là thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid và người có cơ địa dị ứng nhóm thuốc này cũng không phải là đối tượng chống chỉ định khi chích ngừa. Hơn nữa, nếu đây là lần đầu tiên tiêm vaccine loại này thì không thể biết được người này có bị dị ứng với thuốc dẫn đến sốc phản vệ để phòng tránh.
Tiêm vaccine COVID-19 không chống chỉ định với người dị ứng thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid. Ảnh tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca tại Viện Pasteur TP.HCM. Ảnh: HL
"Theo nguyên tắc của bất kỳ việc điều trị hoặc trước khi tiêm ngừa vaccine, người từng có cơ địa dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc cho tiêm ngừa, thay đổi thuốc hoặc theo dõi kỹ sau khi tiêm. Sau khi tiêm thuốc, người được tiêm cần ở lại cơ sở y tế để theo dõi và cấp cứu kịp thời nếu có phản ứng", PGS-TS Nguyễn Hữu Đức lưu ý.
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, việc sử dụng thuốc luôn cân nhắc giữa nguy cơ có lợi và có hại, không có loại thuốc nào đảm bảo 100% an toàn và luôn có nguy cơ tai biến xảy ra. Trên thực tế, người có cơ địa dị ứng với thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid không ít, nếu ai cũng tính đến mức độ rủi ro, bất lợi cho mình, không chích ngừa thì cộng đồng sẽ gặp nguy hiểm khi số người được bảo vệ bởi vaccine COVID-19 ít, dịch bệnh lan rộng căng thẳng.
Công tác trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm nhiều năm, BS Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bất kỳ loại vaccine nào hay thuốc, thức ăn nào dung nạp vào cơ thể cũng có một tỉ lệ tai biến nhất định. Ở vaccine, tỉ lệ chung khoảng 1/1 triệu ca.
Tuy nhiên, không vì tỉ lệ một ca tai biến mà chương trình tiêm ngừa vaccine phải dừng lại. Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ở Việt Nam nhiều năm qua đã giảm tỉ lệ lớn trẻ em tử vong bởi các bệnh truyền nhiễm và khá hiệu quả.
Theo BS Khanh, tiêm vaccine là biện pháp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh. Mục tiêu của tiêm chủng là để bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vaccine. Mặc dù vaccine được đánh giá an toàn, nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ. Phản ứng sau tiêm chủng có thể sẽ xuất hiện sau sử dụng vaccine.
Một số người gặp các phản ứng sau tiêm chủng khác nhau từ phản ứng nhẹ, thông thường đến phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Cho dù nguyên nhân của phản ứng sau tiêm chủng là gì thì cũng làm cho người dân lo lắng, từ chối tiếp tục tiêm chủng, do vậy nguy cơ người mắc bệnh truyền nhiễm nhiều hơn và thậm chí là đe dọa tính mạng.
Theo BS Khanh, không chỉ tiêm vaccine mới bị sốc phản vệ, ở bệnh viện, số người sử dụng thuốc bị sốc phản vệ cũng thường xảy ra.
Ở những trường hợp có tiền sử dị ứng, việc tiêm vaccine cần thận trọng chứ không phải là chống chỉ định. Chẳng hạn, ở Bệnh viện Nhi đồng 1, trẻ có tiền sử dị ứng hoặc có bệnh nền như tim, thận thì sẽ được xem xét kỹ lưỡng, nếu cần thiết có thể hoãn tiêm.
Trẻ nên được tiêm ở bệnh viện lớn, có đủ phương tiện hồi sức và sau tiêm nằm lại 24 tiếng đồng hồ để theo dõi. Người từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hay còn gọi là sốc phản vệ sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên sẽ được xem xét không cho tiêm mũi thứ 2 nữa.
"Trước khi tiêm vaccine, người dân cần khai báo kỹ tiền sử của bản thân và bác sĩ sẽ thăm khám kỹ để cân nhắc đưa vào bệnh viện chích ngừa hoặc tạm hoãn chích ngừa" - BS Khanh nói.
Sốc phản vệ do thuốc là gì? Sốc phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau 30 phút khi dùng thuốc, truyền dịch, thử test, bị ong đốt hay ăn thức ăn lạ... Theo Tổ chức Dị ứng Thế Giới (WAO), "sốc phản vệ" là "phản ứng dị ứng cấp tính và nguy kịch nhất có nguy cơ gây tử vong, và là tình trạng tăng quá...