Viện trưởng VKSND Tối cao ra Chỉ thị “nóng” liên quan giải quyết yêu cầu bồi thường
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường trách nhiệm công tác quản lý, giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân.
Cụ thể, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-VKSTC về tăng cường trách nhiệm công tác quản lý, giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của VKSND.
Theo VKSND Tối cao, sau hơn 3 năm triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 3, ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018), công tác quản lý, giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của VKSND đã từng bước đạt được những kết quả tích cực.
Đại diện VKSND tỉnh Khánh Hòa xin lỗi người đàn ông bị bắt tạm giam oan trong vụ án giết người ở tỉnh này năm 2019; đơn vị này cũng đồng ý bồi thường cho người đàn ông vào 1 năm sau. Ảnh: QĐ
Để tăng cường trách nhiệm, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự, tạo chuyển biến tích cực, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, đáp ứng yêu cầu của toàn ngành Kiểm sát và của Nhà nước, Viện trưởng VKSND Tối cao có một số yêu cầu đối với các đơn vị liên quan.
Theo đó, Viện trưởng VKSND Tối cao yêu cầu Viện trưởng VKSND các cấp tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, chính xác quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành của VKSND Tối cao.
Video đang HOT
VKSND các cấp chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân và các cơ quan liên quan tại địa phương trong quá trình thụ lý, giải quyết bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự, thống nhất cách xác định căn cứ, yêu cầu bồi thường; cơ quan có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường và trách nhiệm hoàn trả, báo cáo kịp thời về VKSND Tối cao các trường hợp tranh chấp về thẩm quyền giải quyết.
Viện trưởng VKSND huyện Cần Giờ (TP.HCM) xin lỗi công khai với 1 người bị truy tố oan vào năm 2019. Ảnh: Xuân Duy/Dân Trí
VKSND các cấp đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của mình; cần tập trung giải quyết dứt điểm đối với các trường hợp tồn đọng, kéo dài; chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan và xin thỉnh thị cấp có thẩm quyền trong quá trình giải quyết nếu có vướng mắc; có giải pháp tích cực trong quá trình thương lượng đối với người bị thiệt hại; xem xét, thực hiện việc hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thủ trưởng đơn vị, Viện trưởng VKSND các cấp chủ động trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị, địa phương đã có các vụ việc bồi thường xảy ra; tranh thủ sự hướng dẫn của Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 7), VKSND Tối cao và đề cao trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trong công tác này.
Vụ 7, VKSND Tối cao tăng cường việc kiểm tra, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết kịp thời, hiệu quả các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của VKSND; thẩm định hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường, trình cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí, bảo đảm việc chi trả theo đúng quy định của pháp luật.
Vụ 7, VKSND Tối cao phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn giải quyết yêu cầu bồi thường, thống nhất trong áp dụng pháp luật về bồi thường nhà nước.
Đáng chú ý, theo VKSND Tối cao, đối với vụ việc yêu cầu bồi thường liên quan đến trách nhiệm giải quyết của Viện Kiểm sát quân sự, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương chủ động báo cáo Bộ Quốc phòng; trao đổi, phối hợp với Vụ 7, VKSND Tối cao trong quá trình quản lý, chỉ đạo và giải quyết yêu cầu bồi thường để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Mẹ nữ sinh 17 tuổi bị chủ shop đánh đập, làm nhục: Con gái vẫn rất sốc, dù vay mượn 5 triệu để bồi thường nhưng chủ shop ép viết giấy nợ 10 triệu
Biết con gái bị đánh đập dã man và làm nhục, bà B. rất bức xúc và thương con. Dù con sai, gia đình đến gặp chủ shop thời trang mong xin lỗi và bồi thường, nhưng không ngờ lại xảy ra vụ việc.
Trao đổi với chúng tôi chiều 4/12, bà B. - mẹ em M. (17 tuổi, trú tại TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vẫn chưa hết bức xúc trước việc con gái bị đánh đập, cắt áo ngực vì bị nghi ăn trộm.
Bà cho biết, M. là học sinh lớp 12, nhưng mấy ngày qua đã nghỉ học, chỉ ở nhà, xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn. Sau khi được truyền nước và tiêm thuốc, sức khỏe của em đã ổn định. Tuy nhiên, tâm lý vẫn rất sốc sau sự việc.
Bà B. kể, gia đình đã vay mượn 5 triệu đồng mang đến cửa hàng thời trang xin lỗi và bồi thường. Tuy nhiên, Cao Thị Mai Hường (29 tuổi, chủ shop) ép M. viết giấy khất nợ số tiền 10 triệu đồng.
Biết con gái bị đánh đập dã man và làm nhục, bà B. đau xót nói: "Là một người mẹ, tôi rất bức xúc và thương con. Dù biết con sai, đến gặp mong xin lỗi người ta, nhưng không ngờ lại xảy ra vụ việc".
Người mẹ cho hay hiện đầu óc bà không được minh mẫn và hoảng loạn, không muốn chia sẻ cùng ai.
Được biết, chồng mất, một mình bà nuôi 4 người con, M. là con đầu. Hàng ngày, bà làm ruộng để trang trải cuộc sống.
2 vợ chồng Trịnh Đình Anh và Cao Thị Mai Hường tại trụ sở Công an thành phố Thanh Hóa
Sáng cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự làm nhục người khác; cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại shop quần áo Mai Hường. Đồng thời khởi tố bị can đối với Cao Thị Mai Hường về tội làm nhục người khác; cưỡng đoạt tài sản; khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trịnh Đình Anh (chồng của Hường) về tội cưỡng đoạt tài sản.
Trước đó, ngày 25/11, sau khi phát hiện shop bị mất trộm quần áo, Cao Thị Mai Hường đã sử dụng trang Facebook cá nhân đăng nội dung "shop đã tìm được thủ phạm ăn cắp, nếu trong vòng 24h không liên hệ với shop sẽ trình báo công an" (kèm theo hình ảnh và số điện thoại của Hường).
Sau khi đọc được thông tin trên, em T.M và L.T.H., đều 17 tuổi, trú tại phường Quảng Vinh, TP. Sầm Sơn đã chủ động liên hệ với Hường để xin lỗi về việc ngày 18/11/2021 có đến shop lấy trộm quần áo. Tuy nhiên, Hường không đồng ý mà yêu cầu M. và H. đến shop để nói chuyện.
9h ngày 26/11, M. và H. đi xe máy đến của hàng Mai Hường, H. đứng ngoài, còn M. đi vào trong. Tại tầng một, M. gặp Hường và bà Dương Thị Lan (mẹ chồng của Hường) cùng một số nhân viên bán hàng.
Lúc này, Hường chủ động bảo nhân viên của mình cầm máy điện thoại để quay video, đồng thời yêu cầu M. cởi mũ bảo hiểm, khẩu trang che mặt để quay clip. Do M. không đồng ý nên Hường đã dùng tay tát vào mặt và dùng chân đạp vào đầu M., bà Lan cũng lao vào dùng tay túm tóc M. Tiếp đó, Hường đã kéo áo và dùng kéo cắt tóc, cắt đứt áo ngực của M.
Tòa bác kháng cáo, buộc công ty bảo hiểm bồi thường 307 triệu đồng cho khách hàng Ông P.H.S. (ngụ TP Cần Thơ) mua gói bảo hiểm vàng cho ôtô, giá trị được bảo hiểm lên đến 600 triệu đồng. Tuy nhiên khi ôtô xảy ra tai nạn, công ty bảo hiểm lại không đồng ý bồi thường theo báo giá sửa chữa. Ngày 17/11, TAND TP Cần Thơ đã bác kháng cáo của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo...