Viện trưởng VinAI Research: Việt Nam đang sánh ngang về AI với Hongkong, Phần Lan
1,5 năm trước, trước khi TS. Bùi Hải Hưng rời bỏ Google DeepMind về Việt Nam theo lời mời của ông Phạm Nhật Vượng để lập ra VinAI Research, Việt Nam vẫn là số 0 trên bản đồ AI thế giới…
Chia sẻ tại Diên đan Cai cach va Phat triên Viêt Nam 2020 sáng 29/9, TS. Bùi Hải Hưng – Viện trưởng Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (VinAI Research) -cho biết một trong những sứ mệnh của viện này là đưa Việt Nam lên bản đồ AI (trí tuệ nhân tạo) toàn cầu.
1,5 năm trước, trước khi TS. Hưng rời bỏ Google DeepMind về Việt Nam theo lời mời của ông Phạm Nhật Vượng để lập ra VinAI Research, Việt Nam vẫn là số 0 trên bản đồ AI thế giới. Ông Hưng kể lại: “ Trong cuộc gặp với ông Vượng, tôi nói: ‘Nếu anh muốn làm cái gì đó ở mức độ Việt Nam thì em sẽ không về, nếu anh muốn làm tương đương mức độ thế giới thì em sẽ về’“.
Vị thế về AI của Việt Nam nay đã khác.
Ông Hưng cho biết, tại Hội nghị Quốc tế về Máy học (ICML) 2020 – sự kiện mà Viện trưởng VinAI Research ví như “sân chơi World Cup” của giới AI, thông qua VinAI Research, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 21 trên bản đồ AI thế giới, sánh ngang với các nền kinh tế tương đối phát triển như Hongkong, Brasil, Phần Lan…
VinAI Research cũng lọt vào top 30 doanh nghiệp có các nghiên cứu AI.
“ Tất nhiên Top 4 vẫn là Mỹ, Trung Quốc, Canada, Anh. Nhưng việc chúng ta bắt đầu công cuộc nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu và bài bản là việc quan trọng để khẳng định năng lực về AI của chúng ta trên trường quốc tế”, TS. Hưng chia sẻ.
VinAI Research đã hình thành được 1,5 năm và phát triển với tốc độ rất nhanh – tốc độ thường thấy ở Vingroup. Hiện đơn vị nghiên cứu này có hơn 100 nhân sự, trong đó gần 20 tiến sỹ đã có kinh nghiệm làm việc ở các nước Mỹ, Châu Âu, Úc…
Video đang HOT
“Hiện chúng tôi có văn phòng ở cả Hà Nội và TPHCM, có tham vọng trở thành viện nghiên cứu với năng lực nghiên cứu AI ở mức độ hàng đầu thế giới“, TS. Hưng bày tỏ.
Về tầm quan trọng của AI, TS. Hưng cho rằng công nghệ này có tiềm năng giải quyết các thách thức toàn cầu và mang đến sự phát triển bền vững cho Việt Nam.
Bên cạnh việc giải quyết các “bài toán” của Việt Nam như ứng dụng chữ viết và tiếng nói của Tiếng Việt, ứng dụng trong giao thông đô thị, y tế, giáo dục, sản xuất…, giải quyết các vấn đề về an ninh quốc gia như bảo mật thông tin, AI có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế khi làm chủ công nghệ mới.
Nằm trong hệ sinh thái của tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Vingroup, VinAI Research một mặt giúp tăng giá trị cho các sản phẩm của họ nhà Vin như Vinfast, Vsmart…, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong và ngoài nước.
Một trong những sản phẩm tiêu biểu của VinAI Research là công nghệ VFace Pass, hiện ứng dụng vào tính năng mở khóa bằng nhận diện gương mặt (Face Unlock) cho hơn 1 triệu điện thoại Vsmart. Công nghệ này cũng có thể ứng dụng tại các tòa nhà, khu văn phòng hay doanh nghiệp để kiểm soát ra vào, nhận diện khách hàng. Ông Hưng cho biết công nghệ này là một trong những công nghệ đầu tiên trên thế giới nhận diện được mặt người đeo khẩu trang.
Một ứng dụng khác được ông Hưng đề cập là camera ẩn (Camera Under Display – CUD) tạo nên màn hình “vô khuyết” cho dòng điện thoại Aris của VinSmart, dự kiến ra mắt tháng 10 tới, hay công nghệ lọc tiếng ồn ứng dụng khi gọi/nghe điện tại nơi công cộng…
Lĩnh vực AI Việt Nam đứng trước thời cơ phát triển mới
Trí tuệ nhân tạo (AI) là khái niệm mới nhưng đầy triển vọng ở Việt Nam, với nhiều thách thức và cơ hội phía trước.
"Ngày trí tuệ nhân tạo 2020 - Vươn tầm đón thách thức" được tổ chức trực tuyến vào 12-13/9 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới sẽ góp thêm những thông tin và kiến thức quý giá về AI Việt Nam và thế giới.
Thực tế ứng dụng AI ở Việt Nam
Từ năm 2014, AI được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển của Việt Nam. Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng "Chiến lược quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", xác định AI là một trong những công nghệ đột phá, mũi nhọn, cần được ưu tiên tập trung các nhóm chính sách để thúc đẩy phát triển. Nhiều đề án cấp quốc gia được phê duyệt với mục tiêu đem đến những ý tưởng công nghệ sáng tạo, mang tính đột phá.
AI cũng bắt đầu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực thực tế như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông và thương mại điện tử... Có thể kể đến hệ thống giao thông thông minh tại TP.HCM, xe tự hành cấp độ 3 sử dụng ở các khu đô thị, hệ thống giám sát hành trình do Tổng cục Đường bộ đặt hàng, hiện theo dõi khoảng 1 triệu xe khách và xe kinh doanh vận tải...
AI được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển của Việt Nam.
Trong lĩnh vực y tế, ứng dụng AI giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh, khắc phục các rủi ro và sự cố y khoa, giảm tải các bệnh viện. Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An 115 TP.HCM và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là 3 bệnh viện đầu tiên ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ, cho phép mở cửa sổ điều trị từ 6 tiếng lên 24 tiếng, nâng cao cơ hội sống cho bệnh nhân.
Ứng dụng AI trong chẩn đoán nội soi hình ảnh giúp tự động xác định, khoanh vùng và đánh giá mức độ tổn thương của hệ tiêu hoá cũng giúp việc chẩn đoán được thực hiện nhanh gấp 5 lần phương án truyền thống, với độ chính xác lên đến 90%. Mới đây, Tập đoàn Vingroup đã phát triển bộ phần mềm DrAir, hỗ trợ đánh giá tiên lượng Covid-19.
Với sự trợ giúp của AI, ngành du lịch cũng tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn. Ứng dụng công nghệ giúp các đơn vị du lịch giảm thời gian, nhân lực và chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành dịch vụ. Vinpearl đã trở thành một trong những hệ thống khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt (Face Recognition - phát triển bởi Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research) giúp giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi thủ tục và quá trình di chuyển giữa các khu vực nội bộ của Vinpearl.
Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng AI cũng được chú trọng đầu tư, như dự án khu công nghệ cao Hoà Lạc với tổng số vốn 450 triệu USD. Theo định hướng, đây sẽ là nơi ươm tạo công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao...
Mặc dù AI đang trở thành xu thế tất yếu với những tiềm năng lớn, việc phát triển lĩnh vực này ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, như nguồn nhân lực hạn chế, độ chuẩn xác của dữ liệu và khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.
Vươn tầm đón thách thức
Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam, ngày 12-13/9, Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) tổ chức sự kiện "Ngày trí tuệ nhân tạo 2020 - Vươn tầm đón thách thức" trực tuyến, với sự góp mặt của các chuyên gia AI hàng đầu thế giới.
Sự kiện gồm 4 chủ đề chính: Phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam - tầm nhìn và thách thức; trí tuệ nhân tạo trong đổi mới kỹ thuật ở các lĩnh vực giao thông vận tải, thị giác máy tính, y tế và sức khỏe; đào tạo trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam; trí tuệ nhân tạo trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tiếng nói tiếng Việt.
Mục tiêu của sự kiện là thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng AI và góp phần giải quyết những vấn đề thách thức trong phát triển kinh tế xã hội.
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng - Viện trưởng VinAI Research - sẽ tham gia phiên thảo luận đầu tiên của sự kiện vào 12/9.
Ngoài Tiến sĩ Bùi Hải Hưng - Viện trưởng VinAI Research, sự kiện dự kiến có sự tham gia của các diễn giả, tham luận viên danh tiếng, gồm Nemanja Djuric (Trưởng nhóm nghiên cứu về học máy, Uber); Giáo sư Michael Brown - trường Đại học York (Giám đốc Trung tâm AI của Samsung Toronto), Anandan (CEO Wadhani AI); Vũ Hà (Giám đốc kỹ thuật viện nghiên cứu AI The Allen); Giáo sư Karin Verspoor (Đại học Melbourne)... cùng nhiều chuyên gia AI nổi tiếng người Việt đang làm việc ở khắp nơi trên thế giới.
Cuộc đấu trí giữa người và AI đầu tiên tại Việt Nam Vòng chung kết của "Đấu trường AI" - cuộc thi mô phỏng game đào vàng - diễn ra dưới hình thức thi đấu Esport sẽ diễn ra vào ngày 26/9. Đấu trường AI- Reinforcement Learning sắp bước vào vòng chung kết với 8 đội xuất sắc. Trong vòng chung kết với tên gọi "Đảo giấu vàng", các đội được chia làm 16 bảng,...