Viện Toán học bổ nhiệm Giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1982
Ngày 2/5, Viện Toán học Việt Nam đã bổ nhiệm chức danh giáo sư tới nhà toán học Phạm Hoàng Hiệp – GS trẻ nhất Việt Nam ( sinh năm 1982) quê Hải Dương.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 – người được công nhận chức danh giáo sư trẻ nhất là Phạm Hoàng Hiệp 36 tuổi (sinh tháng 3 – 1982) và là giáo sư trẻ trẻ nhất của Việt Nam khi được phong từ trước đến nay
Trước đó, Phạm Hoàng Hiệp cũng được công nhận chức danh phó giáo sư năm 2011 khi mới 29 tuổi và cũng là phó giáo sư trẻ trẻ nhất của Việt Nam khi được phong từ trước đến nay.
Tân GS Toán học Phạm Hoàng Hiệp
Phạm Hoàng Hiệp tốt nghiệp đại học tại Đại học Sư Phạm Hà Nội năm 2004, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Umea, Thụy Điển năm 2008, và luận án tiến sĩ khoa học tại Đại học Aix-Marseille, Pháp năm 2013.
Từ năm 2005 đến năm 2014, Hiệp là cán bộ giảng dạy tại Đại học Sư Phạm Hà Nội. Từ năm 2015, Hiệp là cán bộ Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trong quá trình công tác Hiệp cùng với các đồng nghiệp đã công bố 37 công trình khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, một cuốn sách chuyên khảo, 2 cuốn sách giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học, đã hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ.
Video đang HOT
Đặc biệt, Hiệp là nhà toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên Acta Mathematica, một trong những tạp chí toán học được xếp hạng cao nhất của cơ sở dữ liệu ISI.
Hiện Hiệp đang cùng với GS. Đinh Tiến Cường, ĐH Quốc gia Singapore, hướng dẫn nghiên cứu sinh Đỗ Thái Dương, người nhận được học bổng Breakout Graduate danh giá nhất của Hội Toán học thế giới.
Anh Phạm Hoàng Hiệp đã được tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng như: Gương mặt trẻ Việt nam tiêu biểu năm 2011; Giải nhất giải thưởng khoa hoc của Đại học Sư Pham Ha Nôi năm 2013; Giải thưởng Viện Toán học năm 2013; Giải thưởng Tạ Quang Bửu danh cho nha khoa hoc tre năm 2015; Thành viên trẻ của Viện Hàn lâm khoa học Thế giới thứ ba (2016-2020).
Được biết, tân giáo sư Phạm Hoàng Hiệp vừa được Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam bổ nhiệm vị trí Giám đốc Trung tâm quốc tế đào tạo và nghiên cứu toán học, còn gọi là Trung tâm toán học UNESCO.
Chia sẻ với PV Dân trí về việc “nuôi dưỡng” thế hệ trẻ Việt Nam đam mê với Toán học, tân GS Hiệp cho biết, Toán học là một phần trong bức tranh tổng thể của nền giáo dục và khoa học. Giáo dục và đào tạo, khoa học cơ bản và công nghệ luôn cùng phát triển, hỗ trợ lẫn nhau, là chìa khóa giúp mọi quốc gia, dân tộc phát triển ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Hiện nay, một phần chính của giáo dục và đào tạo chính là truyền bá tri thức khoa học cơ bản và công nghệ đã biết của thế hệ đi trước cho các thế hệ đi sau, để xây dựng nên những con người có tri thức, là những lực lượng sản xuất tiên tiến của xã hội. Chúng ta cần xác định đầu tư cho khoa học là chiến lược lâu dài có tầm ảnh hưởng quan trọng tới tất cả mọi mặt của đời sống xã hội.
“Để “nuôi dưỡng” thế hệ trẻ Việt Nam đam mê với Toán học, chúng ta phải có những chính sách tiếp tục thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các ngành khoa học nói chung, ngành Toán học nói riêng, tạo các điều kiện cho các nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu, nhất là các bạn trẻ có niềm say mê trong nghiên cứu khoa học” – GS Hiệp nhấn mạnh.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Đề xuất thành lập Quỹ "Phát triển Tài năng khoa học, công nghệ Trái Đất, mỏ, môi trường"
Nhiều trường đại học, Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - mỏ, các nhà lãnh đạo quản lý, doanh nghiệp đã đề xuất thành lập Quỹ "Phát triển Tài năng khoa học, công nghệ Trái Đất, mỏ, môi trường" (Quỹ Phát triển Tài năng EME) và Giải thưởng Tài năng khoa học, công nghệ Trái đất, mỏ, môi trường (Giải thưởng Tài năng EME).
Hội thảo khoa học Trái đất - mỏ - môi trường bền vững (EME 2018) tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội.
Đề xuất trên được đưa ra tại Hội thảo khoa học Trái đất - mỏ - môi trường bền vững (EME 2018) tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội.
Hội thảo do Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất - mỏ đã phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học trái đất - mỏ tổ chức.
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ thông tin, trao đổi, thảo luận, tập hợp trí tuệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho các lĩnh vực Khoa học Trái đất, mỏ, môi trường nhằm đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước .
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS Mai Trọng Nhuận - Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất - mỏ khẳng định: Hội thảo EME 2018 là cơ hội tốt để các nhà lãnh đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi thông tin và đề xuất các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học của các ngành nghề trong lĩnh vực khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường.
Trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo, GS.TS Bùi Xuân Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Trưởng ban tổ chức cho biết: "Hội thảo EME 2018 tập trung vào 2 chủ đề chính, thứ nhất,phát triển nguồn nhân lực và tiềm lực Khoa học - Công nghệ trong lĩnh vực Khoa học Trái đất - Mỏ - Môi trường một cách bền vững trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thích ứng với biến đổi khí hậu ; thứ hai, sự tiếp cận của khoa học - công nghệ trong lĩnh vực Khoa học Trái đất - Mỏ - Môi trường với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Được biết, có 72 báo cáo khoa học được gửi tới Hội thảo EME 2018, trong đó, 39 báo cáo đã được biên tập công phu và đăng trong tuyển tập báo cáo xuất bản tại NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, trong đó 10 báo cáo điển hình đã được lựa chọn để trình bày tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, một số trường đại học, Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - mỏ cùng các Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2018, các nhà lãnh đạo quản lý, doanh nghiệp đã đề xuất thành lập Quỹ "Phát triển Tài năng khoa học, công nghệ Trái Đất, mỏ, môi trường" (Quỹ Phát triển Tài năng EME) và Giải thưởng Tài năng khoa học, công nghệ Trái đất, mỏ, môi trường (Giải thưởng Tài năng EME).
Đây thực sự là một hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm hỗ trợ và khuyến khích các sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ trẻ nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực có liên quan đến khoa học, công nghệ Trái Đất, mỏ, môi trường, có thành tích nổi bật trong học tập, nghiên cứu, ứng dụng; các hoạt động phù hợp để phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ Trái đất, mỏ, môi trường Việt Nam, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất - mỏ đã tổ chức Lễ chúc mừng và trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017 cho 03 tân giáo sư
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo EME 2018, Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất - mỏ đã tổ chức Lễ chúc mừng và trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017 cho 03 tân giáo sư (GS Nguyễn Xuân Cự - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội; GS Trần Thanh Hải - Trường ĐH Mỏ - Địa chất; GS Bùi Xuân Nam - Trường Đại học Mỏ - Địa chất) và 38 tân phó giáo sư của Hội đồng.
Được biết, trước khai mạc Hội thảo, Lễ dâng hương của các tân Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2017 cũng đã được Hội đồng tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Nhiều ngành đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hấp dẫn thí sinh Năm 2018 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được giao chỉ tiêu tuyển sinh ổn định như năm trước với tổng 1.220 chỉ tiêu ở cả 13 ngành đào tạo sư phạm, 6 ngành ngoài sư phạm. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Nhiều ngành đào tạo hấp dẫn thí sinh Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội...