Viện Tim TP.HCM nói gì khi bị phản ánh 9 tháng chưa trả lương nhân viên ?
Lãnh đạo Viện Tim TP.HCM cho biết, dù sau đại dịch Covid-19 rất khó khăn nhưng đơn vị vẫn đảm bảo chi lương, thu nhập tăng thêm và các chế độ khác cho nhân viên.
Sáng 20.12, TS-BS Bùi Minh Trạng, Giám đốc Viện tim TP.HCM có phản hồi về thông tin phản ánh với cơ quan chức năng trong cuối tuần vừa qua: “Hiện nay Bệnh viện Tim TP.HCM đã 9 tháng chưa trả lương nhân viên, những người tham gia chống dịch Covid từ 7.2021 đến nay UBND Q.7 cũng chưa chi trả tiền chế độ…”.
Thông tin này được cho là đã gửi Bộ trưởng Bộ Y tế và được đăng trên mạng xã hội Tik Tok.
Theo TS-BS Bùi Minh Trạng, thông tin này dù không chính thống nhưng tạo ra dư luận xấu. Do đó, vào sáng 19.12, Ban giám đốc Viện Tim đã công khai nội dung trên trong cuộc họp giao ban của Viện Tim.
Không trễ lương dù chỉ 1 ngày
TS-BS Bùi Minh Trạng cho biết, từ trước đến nay, Viện Tim chi trả lương hàng tháng cho nhân viên vào ngày cuối tháng và thu nhập ngoài lương vào ngày giữa tháng. Suốt giai đoạn dịch bệnh Covid-19, Viện Tim cũng như các đơn vị y tế khác gặp nhiều khó khăn về nguồn thu nhưng cả năm 2021 và 2022, hàng tháng, Viện Tim đều chi trả lương và thu nhập tăng thêm trước ngày quy định và chưa bao giờ chậm trễ dù chỉ 1 ngày.
Viện Tim xác định đây là việc quan trọng và cần thiết đối với người lao động, TS-BS Bùi Minh Trạng cho biết thêm.
Video đang HOT
Đoạn tin nhắn được cho là gửi đến Bộ trưởng Bộ Y tế và đăng trên mạng xã hội Tik Tok. Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Cũng theo Giám đốc Viện Tim TP.HCM, ngay từ cuối năm 2021 và năm 2022, công tác khám chữa bệnh của Viện Tim từng bước hồi phục và đã trở lại hoạt động bình thường với sự nỗ lực hết mình của toàn thể nhân viên. Tất cả các chỉ tiêu về chuyên môn đều đạt như thời điểm trước dịch bệnh.
Nhiều kỹ thuật mới đã được triển khai như tiến hành can thiệp thay van động mạch chủ qua da, can thiệp điện sinh lý bằng sóng cao tần… Nhờ vậy hoạt động tài chính của Viện Tim cũng ổn định để có thể duy trì thu nhập người lao động, giúp đảm bảo đời sống nhân viên ở một đơn vị tự chủ tài chính hoàn toàn từ hơn 30 năm qua.
Viện Tim vẫn tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ bệnh nhân nghèo theo tôn chỉ, mục đích đã đề ra từ khi thành lập, TS-BS Bùi Minh Trạng nói.
Thưởng Tết 1 tháng lương 35 triệu đồng
Dù khó khăn do đại dịch nhưng Viện Tim vẫn duy trì mức thu nhập bình quân đạt 23 triệu đồng/người/tháng (chưa tính tiền thưởng tết) trong suốt các năm 2020, 2021 và 2022. Trong năm 2021, dù nguồn thu giảm sút nhưng nhân viên vẫn được nhận các khoản thu nhập ngoài lương, các khoản thưởng lễ tết như những năm trước dịch.
Người dân đi khám, chữa bệnh tại Viện Tim. Ảnh DUY TÍNH
Năm 2022, nhân viên tiếp tục được thưởng lễ 27.2, 30.4, tiền nghỉ mát, tiền lễ 2.9 và thưởng 5 triệu đồng/người dịp kỷ niệm 30 năm hoạt động Viện Tim (9.12), 10 triệu đồng/người cho Tết dương lịch và dự kiến 1 tháng lương 35 triệu đồng mỗi người cho Tết âm lịch (đã thông qua Hội đồng giám sát Việt – Pháp). Tất cả khoản thưởng lễ, tết đều được chi trả trước đó 1 vài tuần.
Ngoài ra, trong thời gian phòng chống dịch Covid-19, Viện Tim TP.HCM không được phân công ở địa bàn Q.7 nên không có việc UBND Q.7 chưa chi trả tiền chế độ. Tất cả các khoản bồi dưỡng, phụ cấp chống dịch cho người tham gia thì sau khi có quyết định chính thức của Sở Y tế, Viện Tim đều dùng nguồn tài chính của Viện để chi trước theo chế độ và nhận lại sau. Đến nay, không có nhân viên nào của Viện Tim bị chậm trễ chi tiền theo chế độ của TP.HCM.
11 tháng đầu năm 2022 khám chữa bệnh ngoại trú tại Viện Tim đạt 222.746 lượt (tăng 69% so với cùng kỳ năm 2021); điều trị nội trú 7.867 lượt (tăng 65% so với cùng kỳ năm 2021); thông tim can thiệp 4.291 lượt (tăng 84% so với cùng kỳ năm 2021); phẫu thuật 1.454 lượt (tăng 57% so với cùng kỳ năm 2021),…
Trong 11 tháng qua, Viện Tim TP.HCM cũng đã hỗ trợ phẫu thuật tim cho 173 trẻ ở TP.HCM và các tỉnh với số tiền hơn 11,7 tỉ đồng và hỗ trợ viện phí cho nhiều bệnh nhân khó khăn khác.
Vụ tàu vào ga Sài Gòn dừng khẩn: Đình chỉ kíp trực tàu làm sai quy trình
Công ty cổ phần đường sắt Sài Gòn đã tạm đình chỉ kíp trực tàu vụ việc đầu tàu vào ga Sài Gòn phải dừng khẩn cấp vì gác chắn chưa hạ.
Theo thông tin từ Công ty cổ phần đường sắt Sài Gòn, sau sự việc đầu tàu phải dừng khẩn cấp trên đại lộ Phạm Văn Đồng vì gác chắn chưa hạ công ty đã tạm đình chỉ kíp trực tàu để yêu cầu giải trình, làm rõ nguyên nhân.
Sự việc xảy ra chiều 8/10, đầu máy đơn (chạy thử khu vực TP.HCM) đang trên đường vào ga Sài Gòn, không phải cả đoàn tàu khách hay tàu hàng.
Khi đầu máy chạy vào khu gian, trước đường ngang trên đại lộ Phạm Văn Đồng, kíp trực có trực ban và điều độ đã có báo cáo, thông tin kế hoạch thời gian tàu chạy qua cho toàn bộ nhân viên biết.
Đầu tàu hỏa dừng khẩn cấp khi phát hiện gác chắn chưa hạ
Lúc này, nhân viên gác đường ngang đã ra đường ngang để chuẩn bị đóng chắn (căn giờ để đóng chắn cho phù hợp tránh gây tắc đường vì mật độ lưu thông qua đường ngang này là đông đúc).
Lý giải việc nhân viên chưa đóng gác, ông Nguyễn Công Đông, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đường sắt Sài Gòn cho biết, thực tế vị trí gác chắn này có hai đường ngang liền nhau. Hướng từ trong trung tâm đi ra TP Thủ Đức khi nhận thông tin, nhân viên trực đóng chắn liền. Hướng ngược lại Thủ Đức đi về thành phố, các nhân viên ra vị trí đón tàu và thấy xe đông, do đó, họ đứng canh thời gian đóng chắn; nếu đóng chậm thì mất an toàn, đóng lâu quá lại kẹt xe.
"Về mặt quy trình thì không đúng, nhưng đảm bảo được an toàn và giảm ách tắc giao thông. Thời điểm, đầu tàu di chuyển đến đường ngang, các loại xe cũng đã dừng. Do thanh chắn chưa hạ nên lái tàu cũng phải cho đầu tàu dừng lại. Sau đó, các bên liên quan cũng đã lập biên bản vụ việc", ông Đông cho hay.
Cũng theo ông Nguyễn Công Đông, đầu máy chạy đơn chỉ chạy với tốc độ 30-40km/h. Thời điểm cách hơn 500m, các nhân viên quan sát thấy và để an toàn giao thông đường bộ, không ách tắc, nên ra tín hiệu cho các phương tiện dừng, sau đó quay lại đóng chắn.
Thực tế, từng chuyến tàu khi di chuyển qua đường ngang sẽ có quy định tốc độ. Ví dụ, tại đường ngang với đường Phạm Văn Đồng, tốc độ tàu khách cho phép chạy 50-60km/h, tàu máy đơn chạy 30-40km/h.
"Anh em trong nghề sẽ biết mác tàu, loại tàu hàng, tàu khách nào để đưa ra phương án đóng gác chắn sớm hay muộn nhằm đảm bảo an toàn giao thông qua khu vực. Nếu là đoàn tàu hoặc tàu hàng, nhân viên chắc chắn sẽ đóng sớm. Theo quy định, thời gian đóng gác chắn trước khi tàu chạy qua là 90 giây.
Trong vụ việc trên, các nhân viên trực đã làm một số việc theo quy trình bắt buộc, nhưng cũng theo kinh nghiệm để giảm ùn tắc giao thông. Vì chủ quan nghĩ đầu máy đơn, muốn giảm ùn tắc khi đang đông xe nên ra canh, điều tiết trước rồi mới đóng gác chắn. Do đó mới xảy ra sự việc trên", ông Đông nêu lý do.
Theo ông Đông, sự việc này rất nguy hiểm nhưng may mắn chưa gây hậu quả nghiêm trọng. "Hiện sai ở đâu chưa biết, có thể do thông báo chậm hay công nhân ra đóng chắn chậm. Dù vậy, phía công ty đã tạm đình chỉ kíp trực để làm rõ nguyên nhân, truy trách nhiệm và xử lý theo quy định", ông Đông nói.
Vụ ẩu đả tại trường Quốc Tế: Học sinh bị kỷ luật 1 năm, phụ huynh phải bồi thường thiệt hại? Trước diễn biến của vụ xô xát xảy ra tại trường Quốc Tế TP.HCM, Luật sư Hà đã có những nhận định riêng và cho rằng nhà trường đang thiếu trách nhiệm trong giải quyết vấn đề. Vụ việc ẩu đả diễn ra tại trường Quốc Tế TP.HCM đang gây xôn xao dư luận vì thái độ của học sinh có phần khiêu...