Viện Nghiên cứu nguyên tử Nga vinh danh GS Trần Thanh Vân
Ghi nhận cống hiến to lớn của GS Trần Thanh Vân với cộng đồng Vật lý thế giới, Viện Nghiên cứu nguyên tử JINR DUBNA (Nga) vinh danh và trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông.
Tại hội nghị quốc tế Khoa học cơ bản và xã hội chiều 8/7, GS Victor Matveev – Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu nguyên tử JINR DUBNA (Nga) – đã vinh danh và trao bằng Tiến sĩ danh dự cho GS Trần Thanh Vân – người sáng lập “Hội gặp gỡ Moriond”, “Hội Gặp gỡ Việt Nam”.
GS Trần Thanh Vân (phải) nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Viện Nghiên cứu nguyên tử JINR DUBNA (Nga) chiều 8/7. Ảnh: Minh Hoàng.
Tại buổi lễ, 5 giáo sư đoạt giải Nobel cùng hàng trăm nhà khoa học trong nước, quốc tế cùng đứng lên vỗ tay chúc mừng nhân sự kiện GS Trần Thanh Vân được Viện Nghiên cứu nguyên tử JINR DUBNA (Nga) vinh danh và trao bằng Tiến sĩ danh dự.
GS Vitor Matveev bày tỏ, GS Vân đã có nhiều cống hiến, sáng lập “Hội gặp gỡ Moriond”, “Hội Gặp gỡ Việt Nam” kết nối các nhà khoa học thế giới và Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của khoa học Vật lý thế giới.
Chủ nhân của giải Nobel Hóa học 2002 là GS Kurt Wthrich bày tỏ lòng ngưỡng mộ GS Trần Thanh Vân vì vị giáo sư này đã cố gắng đưa các hội nghị khoa học quốc tế xích lại gần nhau hơn.
“Không chỉ các bạn học những gì ở chúng tôi mà ngay cả các nhà khoa học cũng được học hỏi rất nhiều từ các bạn. Bên cạnh việc được chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, tôi còn được tiếp xúc với những bạn trẻ yêu khoa học của các bạn.
Đó thật sự là những điều tuyệt vời, những trải nghiệm thú vị khi chúng tôi đến Bình Định”, ông Kurt Wthrich thổ lộ.
Video đang HOT
GS Vân là người gốc Quảng Bình. Năm 1953, khi mới 17 tuổi, ông qua Pháp học. Năm 1956, ông tốt nghiệp Đại học Paris với hai bằng cử nhân Vật lý và Toán học. Ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về lĩnh vực Vật lý hạt cơ bản năm 1963.
Các giáo sư đoạt giải Nobel cùng các nhà khoa học trong nước, quốc tế vỗ tay chúc mừng GS Trần Thanh Vân. Ảnh: Minh Hoàng.
Sau đó, GS. TS Trần Thanh Vân tham gia giảng dạy tại Đại học Paris, là nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp, được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh, Viện Hàn lâm khoa học Nga bầu làm Viện sĩ danh dự.
Năm 2011, GS Trần Thanh Vân nhận được huy chương AIP Tate dành cho nhà lãnh đạo Quốc tế trong lĩnh vực Vật lý. Ông là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng này. Huy chương AIP Tate của Viện Vật lý Mỹ được thành lập từ năm 1959, ghi nhận đóng góp của các nhà Vật lý nước ngoài cho cộng đồng vật lý thế giới.
GS. TS Vân đã có trên 300 công trình khảo luận và 115 đầu sách về Vật lý mang tên ông.
Hội đồng giải thưởng của AIP từng tôn vinh giáo sư Vân vì “suốt hơn 40 năm qua, ông đã có đóng góp to lớn trong việc kết nối cộng đồng vật lý của nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa”, và ông đã có “những nỗ lực không mệt mỏi trong việc xây dựng một cộng đồng khoa học hiện đại tại Việt Nam”.
Ông được đánh giá là nhà vật lý nguyên tử hàng đầu thế giới, với hàng trăm công trình nghiên cứu quan trọng. Với những công trình khoa học được đánh giá cao cũng như các hoạt động vì cộng đồng khoa học trên thế giới, ông đã được trao nhiều giải thưởng, danh hiệu lớn, trong đó có bằng Tiến sĩ danh dự của Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Theo Zing
GS Ngô Bảo Châu: ĐH trong nước yếu về nghiên cứu khoa học
Tại hội nghị quốc tế về Khoa học cơ bản và xã hội, GS Ngô Bảo Châu nhìn nhận, mức độ nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH Việt Nam còn yếu, dễ kéo lùi sự phát triển đất nước.
Bên lề hội nghị quốc tế Khoa học cơ bản và xã hội diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định), trao đổi với Zing.vn chiều 7/7, GS Ngô Bảo Châu (chủ nhân huy chương Fields Toán học) trăn trở về thực trạng nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH trong nước hiện nay.
Nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn
GS Châu nhìn nhận, ngoài một số trường đại học, học viện lớn, mức độ nghiên cứu khoa ở phần lớn các trường ĐH hiện nay còn yếu. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp thấp nên các trường không được xếp thứ hạng cao so với các nước trên thế giới.
"Nghiên cứu khoa học còn yếu dễ kéo tụt lùi sự phát triển của đất nước", vị giáo sư nổi tiếng lo ngại.
Theo chủ nhân huy chương Fields năm 2010, trung bình mỗi năm, chúng ta chi phí khoảng 3 đến 4 tỷ USD đầu tư cho nghiên cứu sinh, du học ở nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam thiếu linh hoạt trong chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài về nước làm việc.
"Con số 3 đến 4 tỷ USD ra nước ngoài mỗi năm còn thấy được, những điều mất mát lớn hơn, chúng ta khó thể lường hết", GS Châu nói.
GS Ngô Bảo Châu (bên trái) tại hội nghị quốc tế "Khoa học cơ bản và xã hội" diễn ra ngày 7/7 tại TP Quy Nhơn. Ảnh: Minh Hoàng.
Đề xuất lập cơ chế linh hoạt thu hút nhân tài
Để khắc phục tình hình này, GS Châu đề xuất, các trường ĐH hoặc cơ quan nhà nước, khi tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, không nên cứng nhắc, dừng lại ở mức lương khởi nghiệp. Hầu hết tri thức học tập ở nước ngoài quan tâm về nước môi trường làm việc có thoải mái không, tương lai được đảm bảo như thế nào...
Các trường ĐH và cơ quan nhà nước cần có cơ chế linh hoạt, cạnh tranh tích cực để thu hút chất xám, nguồn nhân lực chất lượng cao (dù được đào tạo trong nước hay nước ngoài).
Nghiên cứu khoa học không thể thực hiện nếu không có nghiên cứu sinh. Thực tế, Việt Nam mới cấp học bổng hỗ trợ nghiên cứu sinh làm luận án ở nước ngoài, còn trong nước vẫn thiếu chính sách đãi ngộ.
"Khi chưa chú trọng nghiên cứu khoa học, chưa có cơ chế đãi ngộ tuyển dụng, giảng viên chuyên môn giỏi cho các trường đại học, việc đào tạo nguồn nhân lực khó đảm bảo chất lượng, nguy cơ đất nước thụt lùi rất lớn", GS Châu cho hay.
Phát biểu tại Hội nghị quốc tế "Khoa học cơ bản và xã hội" sáng 7/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Hội Gặp gỡ Việt Nam tạo sự kết nối, phát huy những giá trị nguồn chất xám của các nhà khoa học, tăng cường tiềm lực khoa học cho Việt Nam và nhân loại.
Để mong muốn đó trở thành hiện thực, ngoài cam kết ủng hộ của Chính phủ, Phó thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Định tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE) và Tổ hợp Không gian Khoa học tại TP Quy Nhơn sớm hoàn thiện, đưa vào hoạt động hiệu quả.
Không gian khoa học này sẽ là nơi hội tụ đông đảo của các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam, công chúng yêu khoa học, đặc biệt là giới trẻ.
Theo Zing
Xác 5 con rái cá được đưa về Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam Cơ quan kiểm lâm bàn giao xác 5 con rai ca đã chết cho Bao tang thiên nhiên Viêt Nam đê phục vụ trưng bay, nghiên cưu khoa hoc. Trước đó, ngay 10/6, trong khi lam nhiêm vu trên quốc lộ 18A, thuộc địa phận huyên Tiên Yên, Phong cảnh sát giao thông đương bô đương săt (Công an tinh Quảng Ninh) kiêm...