Viện Khoa học Giáo dục giới thiệu “chiến lược” dạy thể dục tiểu học
Sáng 26/6, các chuyên gia, các thầy cô giáo tiểu học tại Hà Nội được giới thiệu phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất theo “ Chiến lược 6C”.
Môn thể dục – hiện là giáo dục thể chất và các môn thể thao trong trường tiểu học những năm qua được đẩy mạnh theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), để hình thành kĩ năng vận động và phát triển thể lực toàn diện cho học sinh. Cũng như các môn học khác, giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng phải thay đổi cách tiếp cận, cũng như được triển khai dạy và học tích cực.
Tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất cấp Tiểu học theo “Chiến lược 6C”.
Ông Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, từ tháng 9/2020, chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018) bắt đầu triển khai, trong đó, một trong những nội dung quan trọng nhất là chuyển từ tiếp cận theo nội dung sang phát triển thực chất năng lực học sinh.
Video đang HOT
“Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn giáo dục thể chất mà trước đây thời chúng ta đi học là môn thể dục nhận được quan tâm. Nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao gọi là giáo dục thể chất? Đó là vì chúng ta hướng tới những học sinh khỏe mạnh với tâm hồn và trí tuệ lành mạnh. Học sinh không chỉ được học vận động mà còn trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo vệ sức khỏe và phát triển con người. Chúng ta đang hòa vào không khí chung của giáo dục thế giới đối với môn học này”, ông Trí nhấn mạnh.
Tại Hội thảo sáng 26/6, với sự tham gia của nhiều thầy cô giáo, đại diện các trường tiểu học tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông Quốc gia, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã Công bố Tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất cấp Tiểu học theo “Chiến lược 6C”.
PGS.TS Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông Quốc gia cho biết, Tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất bậc tiểu học do nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với công ty TNHH Nike Việt Nam thực hiện, với mục tiêu xây dựng nền giáo dục thể chất năng động, sáng tạo, lấy trẻ em làm trung tâm.
PGS.TS Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông Quốc gia.
PGS.TS Lê Anh Vinh khẳng định: “Tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất theo “Chiến lược 6C” hy vọng sẽ trở thành một nguồn tham khảo hữu ích dành cho các trường Tiểu học cũng như các thầy, cô giáo bộ môn Giáo dục thể chất. Dựa trên cuốn tài liệu này, các thầy, cô giáo có thể thiết kế những tiết học giáo dục thể chất năng động và sáng tạo, giúp học sinh vận động nhiều hơn và thêm yêu thích các môn thể dục, thể thao; từ đó gặt hái được nhiều thành công trong học tập và trong cuộc sống”.
Trong bối cảnh tình trạng thiếu vận động ở trẻ em đang ngày một gia tăng, “Chiến lược 6C” bao gồm 6 yếu tố: Confidence (tự tin), Contribution (đóng góp), Connection (gắn kết), Clear/Concise (rõ ràng/súc tích), Choice (lựa chọn) và Celebration (công nhận, khen ngợi) được đánh giá có tính linh động, thích ứng, thúc đẩy trẻ em trở nên tự tin và yêu thích vận động hơn./.
Năm nay giáo viên được nghỉ hè bao lâu?
Hằng năm thầy cô giáo được nghỉ hai tháng hè (từ 1/6 - 31/7), nhưng năm học này do dịch bệnh Covid-19 nên khung thời gian năm học 2019 - 2020 được Bộ GD-ĐT điều chỉnh.
Theo khung thời gian năm học 2019 - 2020 được Bộ GD-ĐT điều chỉnh (lần hai), học kỳ 2 kết thúc trước 11/7 và năm học là 15/7. Theo đó, thời gian nghỉ hè của thầy cô cũng sẽ bắt đầu từ 15/7, chưa kể thời gian thầy cô phải làm nhiệm vụ coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào ngày 9 và 10/8/2020.
Nếu thời gian nghỉ hè của thầy cô được tính bắt đầu từ 15 - 31/7, thì thầy cô được nghỉ đúng hai tuần. Những năm học trước, đến ngày 1/8, tất cả thầy cô từ cấp học mầm non đến THPT đều phải đến trường công tác trở lại để tổ chức thực hiện nhiệm vụ ôn tập cho học sinh, coi thi - xét lên lớp, biên chế lớp học, học nghiệp vụ, chính trị hè... Năm học 2020 - 2021 này, thầy cô giáo cấp tiểu học còn có thêm nhiệm vụ mới là tập huấn, bồi dưỡng dạy theo bộ sách giáo khoa mới đối với lớp 1 đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt, các địa phương đã chọn xong bộ sách để dạy.
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, Bộ GD-ĐT dự kiến ngày tựu trường năm học mới 2020 - 2021 sớm nhất sẽ là 1/9, để đảm bảo ưu tiên dành thời gian cho học sinh nghỉ hè nhưng Bộ chưa nói đến thời gian nghỉ của thầy cô.
Hằng năm, các sở GD-ĐT đều có khung thời gian năm học riêng của từng địa phương để các trường xây dựng kế hoạch cho năm học mới phù hợp điều kiện thời tiết, đặc thù từng vùng miền khác nhau...; nhưng các sở GD-ĐT cũng dựa trên khung thời gian năm học chung của Bộ để xây dựng kế hoạch. Vì vậy, rất cần Bộ GD ĐT sớm ban hành khung thời gian năm học 2020 - 2021.
Nhiều thầy cô nhất trí với dự kiến của Bộ GD-ĐT cho học sinh tựu trường vào ngày 1/9, khai giảng 5/9 để học sinh có thời gian nghỉ hè. Còn riêng thầy cô nên "tựu trường" vào ngày 15/8 là phù hợp (thay vì 1/8 như trước). Như vậy, thầy cô nghỉ hè được 1 tháng (từ 15/7 - 15/8).
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thầy cô đã được nghỉ 3 tháng do dịch bệnh Covid-19 (từ 3/2 - 3/5), vẫn có lương nên không nghỉ hè nữa. Giáo viên với đặc thù của nghề dạy học là được nghỉ theo học sinh, vì học sinh không đến trường nên giáo viên phải nghỉ. Nhưng 3 tháng nghỉ dịch bệnh "học sinh nghỉ đến trường mà không dừng việc học". Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, tất cả thầy cô phải dạy học trực tuyến cho học sinh, địa phương vùng miền nào không có điều kiện dạy học trực tuyến..., thầy cô phải soạn bài học, bài tập đem đến giao cho học sinh thực hiện. Như vậy, trên thực tế giáo viên vẫn dạy và làm nhiệm vụ được phân công bình thường, không được nghỉ.
Vì vậy, do đặc thù năm nay, cần thiết để cho giáo viên được nghỉ hè ít nhất 1 tháng.
Tranh cãi mô hình trường chuyên: Xoá bỏ hay chỉ cần đổi mới? Nhiều chuyên gia cho rằng, mô hình trường chuyên vẫn cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, thay vì xoá bỏ, chúng ta nên đổi mới cho phù hợp hơn. Nên giữ hay bỏ trường chuyên? Trong mùa tuyển sinh vào lớp 6 năm 2020, các đối tượng học sinh muốn đăng ký dự thi vào lớp 6 trường...