Viễn cảnh khốc liệt của cuộc đấu vũ khí hạt nhân Trung-Ấn
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Arihant và tên lửa đạn đạo mới Agni-4, Agni-5 của Ấn Độ đã sẵn sàng được biên chế chính thức vào năm 2015. Đây sẽ là một đòn mạnh giáng vào tham vọng của Trung Quốc.
Đầu tháng 2, ông Avinash Chandler, giám đốc Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO cho biết, việc đưa vào biên chế các hệ thống vũ khí được nêu sẽ mở ra giai đoạn mới trong cuộc đua vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ của Nga Vasily Kashin cho biết, xét từ khái niệm quân sự, vị trí địa lý của Ấn Độ cực kỳ bất lợi trong trường hợp một cuộc xung đột với Trung Quốc. Vì vậy, cả hai hệ thống chuẩn bị được đưa vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong những năm tới đều được phát triển với một mục tiêu duy nhất là cải thiện độ tin cậy của lực lượng hạt nhân Ấn Độ trước các đòn tấn công phủ đầu từ phía Trung Quốc.
Video đang HOT
Ấn Độ đang nỗ lực phat triển lực lượng hạt nhân để đối phó với Trung Quốc
Chỉ cần loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 của Trung Quốc được triển khai ở Tây Tạng cũng có thể gây tổn thất cho một phần đáng kể lãnh thổ Ấn Độ cũng như một số thành phố lớn ở miền Bắc. Gần như toàn bộ đất nước nằm trong phạm vi hoạt động của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 Trung Quốc và tên lửa hành trình từ máy bay ném bom H-6K, thậm chí chúng không cần phá vỡ hệ thống phòng không Ấn Độ, ở bên nước mình phóng tên lửa cũng có thể gây tổn thất rất lớn cho New Dehli.
Từ phía Ấn Độ, chỉ một số nhỏ tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-2, Agni-3, Agni-4 có khả năng tự tin tấn công các thành phố chính và lực lượng chiến lược Trung Quốc. Sự xuất hiện của tên lửa tầm xa, cận liên lục địa được mở rộng tầm bay Agni-5 sẽ cho phép triển khai các căn cứ tên lửa mới ở miền Nam Ấn Độ. Vừa duy trì cự ly an toàn vừa giữ Bắc Kinh trong tầm ngắm.
Tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm DF-21D của Trung Quốc
Trong giai đoạn đầu sau khi được nghiệm thu, tàu ngầm hạt nhân Arihant sẽ chỉ có giá trị quân sự hạn chế vì tầm bay có hạn của tên lửa K-15 (700-750 km với đầu đạn 1.000 kg), tuy nhiên việc chế tạo các phiên bản mới cho tên lửa như là K-5 (1.500km) đang được thực hiện khẩn trương. Trong tương lai, con tàu thực hiện nhiệm vụ trên Ấn Độ Dương sẽ kỳ vọng tầm phóng của tên lửa đạn đạo vươn tới mục tiêu là các thành phố ở phía nam Trung Quốc.
Phản ứng tất yếu của Trung Quốc để đối phó với các mối đe dọa chủ yếu dựa vào những ưu thế kỹ thuật riêng trên biển, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm tương đối đông đảo và hiện đại. Điều chúng ta chờ đợi là theo dõi các tàu ngầm tên lửa hạt nhân Ấn Độ vốn không nhiều và chỉ thường trực liên tục gần căn cứ, cũng như sự xâm nhập của tàu Trung Quốc vào khu vực tàu Ấn Độ làm nhiệm vụ tuần tra.
Tàu ngầm hạt nhân quốc nội INS Arihant và tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15 của Ấn Độ
Một động thái khả dĩ của Trung Quốc là lập đội hình thường trực trên Ấn Độ Dương gồm các khu trục hạm Type 052D mang tên lửa hành trình, cho phép tấn công mục tiêu chiến lược ở miền nam Ấn Độ trong trường hợp cần thiết. Về lâu dài, khi Trung Quốc sở hữu các tàu sân bay hạt nhân vào thập kỷ tới, mới là lúc có thể nói về sự triển khai các cụm hàng không mẫu hạm tấn công với hàng trăm tên lửa hành trình, hàng chục máy bay chiến đấu kèm theo vũ khí chính xác cao.
Sự phát triển nhanh chóng của tình hình mới đặt Ấn Độ đứng trước yêu cầu cấp thiết là phải nhanh chóng phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công và các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân hiện đại. Đồng thời, họ cũng phải có các phương án bảo vệ an toàn các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo và các tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình hạng nặng, chuyên đảm nhận nhiệm vụ đối phó với các chiến hạm lớn, kể cả các tàu sân bay.
Theo ANTD