Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ
Khi dây thanh âm bị kích thích dẫn đến sưng phồng, giọng nói của trẻ trở nên khàn khàn và khó nghe hơn thường lệ, đó là bệnh viêm thanh quản. Nguyên nhân do trẻ la hét quá nhiều làm cho dây thanh âm bị kích thích. Đôi khi, trẻ hát quá lớn cũng dễ mắc bệnh. Triệu chứng thông thường là giọng nói trở nên khàn đặc hoặc khô khốc, có khi bị tắt tiếng hoặc cố gắng nói nhưng không nói được mà chỉ phát ra những âm thanh the thé, khó nghe.
Cũng có trường hợp bệnh do bao tử gây nên, nguyên nhân vì thỉnh thoảng lượng acid có trong bao tử có tác dụng làm tiêu hóa thức ăn bị trào ngược lên ống dẫn thức ăn, làm cho dây thanh âm bị kích thích. Sự dị ứng hoặc khói thuốc lá cũng gây kích thích dây thanh âm. Nói chung, nhiễm trùng từ vi khuẩn chính là nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ, lẫn người lớn. Đôi khi, dây thanh âm bị nhiễm trùng cùng loại vi khuẩn thường gây bệnh sổ mũi và cảm cúm ở trẻ. Đó cũng là lý do khi trẻ bị cúm hoặc ho nhiều giọng nói cũng trở nên khó nghe hơn. Để bảo vệ thanh quản:
- Không cho trẻ la hét quá lớn trong khi vui chơi để tránh làm trẻ khàn giọng.
Video đang HOT
- Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với hệ thống máy giữ độ ẩm không khí, vì dễ làm cho cuống họng bị khô.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói, bụi, thuốc lá…
- Cách ly trẻ với người bệnh để tránh lây lan.
- Dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi, nhảy mũi và không khạc nhổ bừa bãi.
- Nếu viêm phế quản do virút gây nên, cần cho trẻ đến khám bác sĩ để được nhỏ thuốc. Trường hợp này, trẻ cần hạn chế nói chuyện để tránh làm đau rát cuống họng, thay vào đó hãy hướng dẫn cho trẻ cách ra dấu để diễn đạt khi muốn nói chuyện hoặc viết, vẽ ra giấy. Nếu do bao tử, bác sĩ sẽ kê thuốc, khuyến khích thay đổi cách ăn uống để loại trừ một thức ăn có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Theo SKDS
Mẹ tự mua thuốc nhỏ, con hỏng mũi
Cha mẹ không tùy tiện sử dụng thuốc nhỏ mũi cho con
Cháu Lê Văn H. (6 tuổi ở Móng Cái, Quảng Ninh) được đi khám vì mất chức năng mũi, tai không nghe được. Nguyên nhân là do mẹ cháu nghe theo lời người quen đã mua thuốc nhỏ mũi co mạch về nhỏ cho cháu. Lúc đầu cháu thở rất tốt nhưng sau đó, nếu không có thuốc là mũi cháu không thở được, phải lệ thuộc vào thuốc. Khi đi khám, không chỉ mũi của cháu bị hỏng mà cháu đã bị biến chứng viêm xoang, viêm tai...
Lời bàn: Đã có nhiều trẻ bị ngộ độc, gặp biến chứng, thậm chí tử vong do dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài, thường là các loại thuốc co mạch như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, Oxymetazolin...
Những thuốc này có tác dụng co mạch, khi nhỏ hoặc xịt vào mũi, thuốc có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở nên rất nhiều người đã tự ý tìm đến loại thuốc này.
Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên, kéo dài không chỉ dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào thuốc mà còn khiến cuốn mũi giãn nở to liên tục, không còn co lại được, gây ra hiện tượng viêm mũi, viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi.
Đặc biệt, việc sử dụng kéo dài còn dẫn tới béo phì, ảnh hưởng tới tim mạch đặc biệt bệnh cao huyết áp, viêm xoang, viêm tai giữa, đau đầu và làm ảnh hưởng tới trí tuệ...
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh
Theo Bee
Kỳ lạ hội chứng cơ thể sưng phồng Những vết sưng phồng không giải thích được, cảm giác đau đớn như bị tra tấn và luôn bị nôn ói. Rachel Annals (một phụ nữ người Anh) đã liên tục đối mặt với những triệu chứng này khoảng 1 hoặc 2 tuần/lần trong suốt thời thơ ấu của mình. Chỉ đến năm 15 tuổi, Rachel mới biết căn bệnh mà mình đang...