Viêm phổi, viêm phế quản có phải là bệnh dễ lây?
Một số loại bệnh nhiều người tưởng là dễ lây nhưng thật ra lại không lây. Thậm chí, mọi thứ còn khó phân biệt hơn khi triệu chứng của bệnh lây và không lây thường rất giống nhau.
Viêm phổi có lây hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Viêm phổi
Viêm phổi có lây hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có hai loại viêm phổi không lây là viêm phổi do nấm và viêm phổi do hít phải thức ăn, chất lỏng vào phổi, theo Reader’s Digest.
Trong khi đó, viêm phổi do vi khuẩn và virus thì rất dễ lây lan. Phần lớn các trường hợp bị viêm phổi là rơi vào loại này, theo Hiệp hội Phổi Mỹ.
Video đang HOT
Viêm phế quản thường gây ra các triệu chứng như ho, thở khò khè. Cũng như viêm phổi, một số loại viêm phế quản có thể lây, số khác thì không. Điều này phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.
Viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn và virus gây ra. Nguyên nhân do virus phổ biến hơn và có thể lây lan. Hàng trăm loại virus có thể gây viêm phế quản cấp tính nhưng chỉ có một vài loại vi khuẩn có thể gây bệnh này. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc với màng nhầy ở mắt, mũi và miệng, theo Reader’s Digest.
Viêm phế quản mạn tính thì không lây. Bệnh thường gây ra do hút thuốc trong thời gian dài hoặc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong môi trường.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không lây lan qua đường tình dục. Thay vào đó, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo, phó giáo sư lâm sàng Matthew Mintz tại Đại học Y George Washington (Mỹ) giải thích.
Phụ nữ có xu hướng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam giới vì hậu môn gần đường tiết niệu hơn.
Viêm mô tế bào có các triệu chứng đặc trưng là da sưng đỏ, nóng rát. Đây là căn bệnh tương đối phổ biến.
Viêm mô tế bào nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc viêm nội tâm mạc, dẫn đến đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, viêm mô tế bào lại không lây lan, theo Reader’s Digest.
Điều đó là do tác nhân gây bệnh chính là các vi khuẩn sống trên da mà phổ biến nhất là vi khuẩn streptococci nhóm A và S. aureus. Trong hầu hết trường hợp, chúng vô hại và chỉ gây nhiễm trùng khi xâm nhập vào các vết rách trên da, theo Cleveland Clinic.
Bé 10 tháng tuổi ở Đắk Lắk mắc viêm não Nhật Bản B
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện thêm một trường hợp mắc viêm não Nhật Bản B khi chưa đến độ tuổi tiêm vaccine phòng bệnh.
Đó là trường hợp của cháu bé tên V, sinh tháng 10/2019, ở thôn 9, xã Ea Đar, huyện Ea Kar. Ngày 28/6, cháu bị sốt, gia đình nghĩ bé bị sốt mọc răng nên không đưa đi khám. Đến chiều 30/6, cháu bé sốt co giật và được người thân đưa vào nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực 333 với chẩn đoán sốt chưa rõ nguyên nhân. Sau đó, cháu bé tiếp tục được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Triệu chứng của viêm não Nhật Bản B (hình minh họa).
Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ cháu bé bị viêm não - màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh. Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên sau đó khẳng định cháu bé dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản B. Hiện cháu vẫn đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Qua điều tra dịch tễ của ngành y tế cho thấy, cháu bé chưa đủ tuổi tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản B mũi 1 (trẻ tiêm vaccine viêm não Nhật Bản B mũi 1 khi 13 tháng tuổi), không tiếp xúc với người mắc bệnh Viêm não Nhật Bản hoặc các bệnh tương tự./.
Sinh bệnh bởi phòng máy lạnh Người cao tuổi thường nhiều bệnh nền, sức chịu đựng kém, môi trường điều hòa không phù hợp nên dễ mắc bệnh đường hô hấp. Bệnh nhân nam, 70 tuổi, tới Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, do khàn tiếng, đau họng và ho khan. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm họng thanh quản cấp do nhiễm lạnh...