Viêm nhiễm phụ khoa: Nỗi ám ảnh sức khỏe phụ nữ
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh thường gặp và dễ bị tái phát do người bệnh thường có tâm lý e ngại đi khám nên khiến bệnh nặng hơn.
Vì vậy, cách gì để không mắc và không tái phát nhằm bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của phụ nữ.
Viêm nhiễm phụ khoa là một căn bệnh thường tái đi tái lại, thậm chí nó trở thành một nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ.
Theo BS. Lê Thị Kim Dung- Khoa Sản, Bệnh viện Bộ Nông nghiệp, nguyên nhân trên là do hiện nay việc quan hệ tình dục trở nên cởi mở hơn, đặc biệt là những chị em ở thành phố có thái độ quan hệ tình dục thoải mái hơn.
Tỷ lệ phụ nữ ở nông thôn bị viêm nhiễm bệnh phụ khoa ít hơn ở thành phố là vì thế. Phụ nữ nông thôn thường có quan niệm khắt khe hơn trong đời sống tình dục, chỉ có một vợ một chồng là chính, đây chính là yếu tố làm hạn chế lây nhiễm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Viêm nhiễm do nấm phổ biến nhất, hay tái phát nhất là nấm âm đạo. Ví dụ bệnh nhân bị chlamydia chẳng hạn, bác sĩ sẽ điều trị phác đồ cho cả vợ và chồng sẽ hết. Nhưng vấn đề nấm âm đạo, rất dễ tái phát chỉ cần thay đổi môi trường, yếu tố toàn thân không tốt, dịch tiết không tốt, môi trường âm đạo không thích hợp nấm dễ tiến triển. Hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định cũng sẽ bị bệnh, ví dụ dùng kháng sinh nhiều nấm dễ phát triển hơn…
Một khi môi trường âm đạo không cải thiện đúng mức thì sẽ bị tái đi tái lại. Vì vậy, bí quyết để không mắc bệnh hoặc không để bệnh tái phát là khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc 1 năm một lần, việc tái đi tái lại không trở nên phổ biến.
Video đang HOT
Chia sẻ về những ảnh hưởng đối với sức khỏe của người phụ nữ và hậu quả khi bị viêm nhiễm phụ khoa nhất là bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Bs. CKII Trần Văn Hùng – Nguyên Giảng viên bộ môn Sản, Đại Học Y Hà Nội cho biết: Tùy theo mức độ của bệnh mà sẽ có ảnh hưởng nhất định trong đó, đầu tiên ảnh hưởng tới tâm sinh lý phụ nữ nói chung, cảm thấy bản thân khó chịu ngứa ngáy, thiếu tự tin, đưa đến tình trạng né tránh, ngại, không muốn tiếp xúc quan hệ với chồng, bạn tình giảm đi. Lâu dần giảm khoái cảm tình dục, không còn nhu cầu đó nữa.
Nếu nặng hoặc viêm nhiễm kéo dài, tái đi tái lại dẫn đến viêm nhiễm lan vao bộ phận bên trong như tư cung, voi trưng… và có thể dẫn đến vô sinh. Hoăc khi có thai được nhưng ảnh hưởng tới quá trình thai kỳ, tai biến sản khoa, có thể dẫn đến chửa ngoài tử cung, không làm di chuyển phôi sau khi thụ thai vào tử cung, gây tắc nghẽn ở vòi tử cung.
Tai biến muộn hơn có thể dọa sây thai, thai chết lưu… Giai đoạn muộn hơn đưa đến tình trạng thai kém phát triển, viêm màng ối đến đa ối, thiểu ối, muộn nữa có thể gây ra sinh non… Ảnh hưởng tới cuộc đẻ, viêm nhiễm tiềm ẩn sau khi đẻ có thể gây nhiễm khuẩn hậu sản kèm theo.
Có trường hợp có thể gây ra nhiễm trùng tử cung, nặng nhất là viêm phúc mạc sau khi đẻ. ..Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ.
Bs. Lê Thị Kim Dung khuyến cáo, khi thấy có các triệu chứng như đau, rát, tiết dịch nhiều hôi, làm cho phụ nữ không tự tin, khí hư có màu xanh, vàng hoặc mủ, quần lót bẩn… cần tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ ảnh hưởng cả tới đời sống vợ chồng, thậm chí ảnh hưởng tới thai nhi khi người phụ nữ mang thai, kể từ lúc bắt đầu có thai đến cả lúc đứa trẻ ra đời.
Nếu bộ phận sinh dục bị nhiễm bệnh, gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe của phụ nữ do đó phụ nữ chúng ta cần thay đổi tư duy về chăm sóc phụ khoa, không nên xem nhẹ để bệnh tiến triển nặng hơn và cần điều trị dứt điểm để tránh tái phát nhiều lần, BS Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh.
Có rất nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, trong đó phải kể đến các nguyên nhân bao gồm: Viêm nhiễm có thể do vệ sinh và môi trường, điều kiện sống kem; Lây truyền qua đường tình dục; Do can thiệp của phẫu thuật và thủ thuật sản khoa, phụ khoa chẳng hạn như đặt dụng cu tử cung tránh thai, nao hut thai không an toan…; Do vấn đề là sử dụng kháng sinh không phù hợp, lạm dụng kháng sinh, thuốc điều trị không đến nơi đến chốn, dẫn đến kháng thuốc. Cách điều trị không phù hợp làm bệnh tái đi tái lại. Và cuối cùng là do suy giảm miễn dịch và suy giảm nội tiết. Suy giảm miễn dịch do bệnh lý toàn thân như suy sụp, do ăn uống kem, bệnh lý man tinh,…. Suy giảm nội tiết do tuổi cao, sau mãn kinh…
Theo Nguyễn Lan (ghi)/Suckhoedoisong.vn
Viêm nhiễm phụ khoa chỉ vì thói quen dùng giấy vệ sinh
Thói quen dùng giấy vệ sinh sau khi đi tiểu của phụ nữ hóa ra lại không vệ sinh như bạn vẫn nghĩ đâu.
Giấy vệ sinh từ lâu chẳng còn xa lạ với chúng ta. Từ nhà vệ sinh gia đình cho đến nhà vệ sinh nơi công cộng, thói quen dùng giấy sau khi đi tiểu đã trở nên phổ biến. Nhưng liệu thói quen này có đúng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ chúng ta hay không? Câu trả lời sẽ khiến bạn sợ hãi khi biết.
Theo các chuyên gia: giấy vệ sinh thực sự không vệ sinh.
Theo các chuyên gia: giấy vệ sinh thực sự không vệ sinh (Ảnh: Internet)
Thứ nhất, nếu bạn dùng phải giấy vệ sinh kém chất lượng, nguy cơ mắc bệnh phụ khoa là cực kì cao. Lí do là bởi giấy vệ sinh tái chế, kém chất lượng lại chứa lượng lớn vi khuẩn.
Theo các bác sĩ, nếu sử dụng thường xuyên là bạn đã tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập vào âm đạo, từ đó gây viêm nhiễm. Bởi âm đạo có khả năng tự làm sạch, hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn, bảo vệ âm đạo nhờ vi khuẩn lactobacillus - loại nấm chiếm ưu thế.
Theo nghiên cứu, chất chuyển hóa của lactobacilus có thể khiến cho môi trường axit của âm đạo duy trì ở mức hợp lý, giúp khống chế sự sinh trưởng của các loại nấm khuẩn khác. Đây cũng chính là cơ cấu tự làm sạch của âm đạo. Khi sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng lẫn nhiều vi khuẩn, âm đạo khó tự làm sạch hơn, từ đó dẫn tới viêm nhiễm âm đạo.
Thứ hai, loại bỏ tình huống giấy vệ sinh kém chất lượng đi thì nếu bạn dùng giấy vệ sinh sau khi đi tiểu, bạn cũng có khả năng mắc bệnh phụ khoa. Lý do là bởi tay bạn chắc chắn tồn tại vi khuẩn và khi cầm giấy để lau, vi khuẩn vẫn có thể lây lan đến 'cô bé'. Hơn nữa, giấy vệ sinh ở lâu trong nhà vệ sinh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao. Do đó tác dụng vệ sinh cũng chẳng còn. Ngoài ra, dùng giấy vệ sinh quá nhiều cũng có thể dẫn đến kích ứng da.
Thứ 3, dùng giấy vệ sinh không đúng cách cũng có thể tăng khả năng nhiễm bệnh phụ khoa. Nhiều người có thói quen lau từ sau hậu môn ra trước, đó là việc làm vô tình đưa vi khuẩn, chất bẩn từ hậu môn đến âm đạo, từ đó gây viêm nhiễm.
Dùng giấy vệ sinh quá nhiều cũng có thể dẫn đến kích ứng da. (Ảnh: Internet)
Do đó, theo các chuyên gia, chúng ta nên dùng nước để làm sạch sau khi đi tiểu và dùng giấy vệ sinh chất lượng, được để ở nơi khô ráo, sạch sẽ (bên ngoài nhà vệ sinh) để lau khô.
Bởi nếu sau khi đi vệ sinh mà chúng ta không lau khô ngay thì vùng kín sẽ bị ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ gây viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm ngoài âm đạo và nhiều loại bệnh khác. Khi dùng giấy, bạn không nên chùi mạnh mà chỉ thấm nhẹ cho sạch lượng nước thừa, đồng thời lau từ trước ra sau.
Bạn cũng nên trang bị giấy vệ sinh riêng để sử dụng ở nhà vệ sinh công cộng. Dùng đến đâu, lấy đến đó, không để giấy bên ngoài, trong giỏ xách quá lâu rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn.
Theo Newben/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Vệ sinh đúng cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh hay gặp ở phụ nữ, nhất là ở lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường có các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín có mùi hôi... ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản. Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh hay gặp ở phụ nữ, nhất là ở lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường có các...