Viêm nhiễm, chảy dịch vì miếng dán nâng ngực silicon
Để che đậy vòng ngực khiêm tốn, chị em lựa chọn miếng dán ngực bằng silicon. Song, có người chảy cả nước vàng từ đầu nhũ hoa vì viêm nhiễm.
Miếng dán ngực bán ở các cửa hàng đồ lót
Chống nóng vẫn che chắn được nhũ hoa
Chị Vũ Thu Hà trú tại Bắc Linh Đàm, Hà Nội đã phải từ giã miếng dán nâng ngực chỉ vì những phản ứng đáng sợ của nhũ hoa với “vật thể lạ” này.
Chị Hà kể ngực chị không quá nhỏ. Chị nghe bạn bè nói đến miếng dán ngực che nhũ hoa giúp chị em bớt nóng nực hơn với những chiếc áo ngực bình thường. Chị Hà đặt mua trên mạng đã giảm giá còn 45 nghìn đồng/bộ dán. Một tuần đầu, chị Hà thấy khá thú vị. Nhờ có miếng dán, chị thấy tự tin khoe vòng một tròn căng mà vẫn không bị chê lộ liễu.
Tuy nhiên, đến tuần thứ hai, chị Hà thấy cảm giác ngứa ở đầu ngực. Chị Hà nhớ: “Ngồi làm việc mà thấy chỗ ấy ngứa kinh khủng. Mình rảnh lúc nào lại chạy vào nhà vệ sinh gãi. Đầu nhũ hoa lần lượt xuất hiện các vết da bong khô. Quanh ti xuất hiện các vết nứt đỏ tấy.
Đau, ngứa, khiến mình đi khám da liễu bác sĩ cho biết mình bị viêm da. Tiền thuốc và tiền khám hết cả triệu đồng. Bác sĩ dọa may đi khám sớm nếu không vết tiện nứt quanh đầu ti có thể khiến viêm nhiễm và mất cả đầu ti. Không biết sự thật thế nào nhưng nghe bác sĩ nói thế, mình đã thấy sợ”.
Sau khi uống hết đơn thuốc và sử dụng sữa đặc trị rửa quanh ngực cả tháng, các vết bong da quanh ngực dần mất. Năm nay nắng nóng hơn năm ngoái nhưng chị Hà vẫn sợ không dám sử dụng miếng dán ngực.
Những kiểu áo giúp nâng vòng một và chống nóng đang thịnh hành trên thị trường
Video đang HOT
Là tín đồ của miếng dán ngực khoảng 4 năm nay, chị Lê Thu Trang trú tại Hoàng Văn Thái, Hà Nội cho biết vòng một của chị nhỏ. Nhiều lúc chị tự ti không dám mặc váy. Cơ quan yêu cầu mặc đồng phục váy và áo sơ mi. Chị Trang kể mùa đông mặc thế nào cũng xong nhưng về mùa hè chị lại đau đầu với vòng một.
Khi chưa có miếng dán nâng tầm vòng một, chị Trang phải mặc những chiếc áo độn bằng bông mút dày cộp, nóng bức vô cùng. Từ khi thị trường xuất hiện miếng che ngực bằng silicon vừa giúp ngực tăng size lại không gây nóng, chị Trang đã mua rất nhiều về dùng thay đổi quanh mùa hè. Bốn năm nay chị Trang chưa nhận thấy dấu hiệu viêm nhiễm nào.
Các loại miếng dán silicon và áo ngực không dây, chị Trang mua của các thương hiệu nổi tiếng với giá từ 250 đến 450 nghìn đồng. Có lẽ vì thế, chị Trang tự tin khi trở thành một tín đồ của miếng dán ngực. Chị Trang cho biết bí quyết để chống viêm nhiễm do sử dụng miếng dán silicon, ngày hai lần chị lấy bông tẩy trang bôi kem chống viêm da ở quanh ngực.
Viêm nhiễm, chảy dịch vì miếng dán ngực
Bác sĩ Nguyễn Thị Bắc trú tại Phương Mai, Hà Nội nguyên bác sĩ ở bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết bà gặp nhiều chị em bị dạng viêm chàm quanh ngực do sử dụng miếng dán silicon hoặc mặc áo ngực quá dày, không thấm được mồ hôi. Nhất là những chị em đang cho con bú.
Miếng dán ngực phần lớn được chế tạo bằng silicon, thường dai, kín không có tác dụng thấm hút mồ hôi. Khi mồ hôi tiết ra từ cơ thể sẽ đọng lại trên miếng dán, không thoát ra được và nó sẽ tạo ra vùng ẩm ướt cho “núi đôi” gây viêm nhiễm cho vòng một. Ngoài ra, các tế bào chết trong cơ thể đào thải ra từ da không thoát ra ngoài, gặp mồ hôi là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển.
Bác sĩ Bắc cho biết, có những phụ nữ đến khám chàm viêm quanh ngực còn chảy cả dịch vàng từ đầu ti, có mụn rộp quanh ngực. Những trường hợp này điều trị phải sử dụng kem mỡ bôi hàng ngày và kháng sinh.
Vào mùa hè, khi bôi thuốc mỡ rất nhiều chị em không thích nhưng bác sĩ khuyến cáo phải sử dụng đúng tư vấn dùng thuốc viêm nhiễm mới khỏi. Có chị em hai tuần phải đi khám lại vì vết tróc da ở quanh quầng vú vẫn xuất hiện dù bỏ cả miếng silicon.
Bác sĩ giải thích do viêm chàm đã xảy ra và bỏ miếng dán chỉ là biện pháp cách ly khỏi nguồn bệnh còn vẫn phải uống thuốc để da bong tróc và da bình thường được tái tạo.
Theo khảo sát của chúng tôi, trên thị trường có rất nhiều loại miếng dán ngực khác nhau, có giá từ 45 đến 250 nghìn đồng. Tại cửa hàng đồ lót phố Chùa Bộc, các loại miếng dán bằng silicon nhỏ tròn xinh xinh được bán với giá 200 nghìn đồng/cặp tương đương với 4 chiếc. Các sản phẩm được quảng cáo của hãng thời trang đồ lót nổi tiếng. Tuy nhiên, miếng silicon chỉ được bọc bằng lớp túi ni lon thông thường.
Nói đến miếng dán silicon giúp chị em tự tin khoe vòng một, bác sĩ Bắc chia sẻ: Sản phẩm vốn không có gì đáng chê trách nhưng khi chị em mua cần tìm đúng sản phẩm có nguồn gốc và điều quan trọng biết cách vệ sinh khi sử dụng miếng dán tránh viêm nhiễm, chàm nấm ngực.
Theo Infonet
Một số bệnh cần cảnh giác "cao độ" trong mùa hè
Thưc tế, bạn cũng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh cần cảnh giác như ra mồ hôi thất thường, viêm họng hay cường giáp trong mùa hè.
Hầu hết mọi người đều biết mùa hè là thời điểm các bệnh tiêu hóa, viêm nhiễm, da liễu... có nguy cơ bùng phát cao, vì vậy, ai cũng "nâng cao cảnh giác" để đề phòng các bệnh này. Cũng chính vì chủ quan mà nhiều người không đề phòng những bệnh khác.
Không nhiều người cho rằng, ra mồ hôi thất thường, viêm họng hay... là những xuất hiện trong mùa hè. Nhưng thực tế, nếu không chú ý giữ sức khỏe, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh này.
1. Bệnh thiếu khí (Ra mồ hôi bất thường)
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng khiến cho chúng ta dễ bị ra mồ hôi mỗi khi hoạt động, vận động, nhất là vận động nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng ra mồ hôi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh nào đó.
Nếu bạn thường xuyên ra nhiều mồ hôi trong khi chỉ hoạt động nhẹ thì rất có thể là do cơ thể yếu, ăn uống kém dinh dưỡng do thiếu khí. Nếu lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, kèm theo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, táo bón, phần lớn là mắc bệnh liên quan đến đường ruột. Nếu mồ hôi ra nhiều ở tay kèm theo triệu chứng khô miệng, răng sưng đau, phần lớn là do nhiệt dạ dày và bạn cần ăn nhiều thực phẩm mang tính lạnh như: đậu phụ, đỗ xanh, mướp đắng, cải thảo, rau cần, chuối...
Trong trường hợp bạn ra nhiều mồ hôi ở trán, đầu kèm theo hiện tượng chướng bụng, khát nước, không muốn ăn... thì bạn cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh thanh đạm vì có thể bạn đang bị thừa đạm. Còn nếu ra nhiều mồ hôi kèm theo hiện tượng thể lực yếu, dạ dày khó chịu, buồn nôn, cơ thể phát nhiệt, lưỡi dày, vàng... thì cần tuyệt đối tránh đồ ăn có vị cay, nóng.
Ảnh minh họa
2. Bệnh viêm họng
Nhiều người nghĩ rằng, mùa đông, trời lạnh, nguy cơ viêm họng cao, còn mùa hè thì khả năng bị viêm họng là thấp. Tuy nhiên, thực tế, bạn vẫn có nguy cơ cao bị viêm họng trong mùa hè. Viêm họng có thể do môi trường ô nhiễm, do uống nước lạnh kết hợp với thức ăn ướp muối khiến cổ họng bị ngứa rồi viêm. Ngoài ra, viêm amidan cũng là nguyên nhân gây ngứa họng và ho.
Vào mùa hè, những nguyên nhân chính gây ra viêm họng bao gồm: ăn uống thực phẩm lạnh, nằm điều hòa, quạt ở nhiệt độ quá thấp hoặc chiếu thẳng vào người, cơ thể thiếu nước... Hầu hết trường hợp bị viêm họng trong mùa hè là viêm họng cấp. Viêm họng cấp nếu không được điều trị rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (ở trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là có thể gây nhiễm khuẩn huyết.
Khi bị viêm, bắt buộc chúng ta phải dùng kháng sinh nhưng kháng sinh cũng gây hại cho sức khoẻ và nếu dùng lâu, dùng nhiều cũng gây lờn thuốc. Vậy nên cách tốt nhất là bảo vệ họng không bị viêm.
Ảnh minh họa
3. Bệnh cường tuyến giáp
Ít ai biết được rằng, vào mùa hè, khả năng bị bệnh cường tuyến giáp (bệnh cường giáp) ở con người lại tăng lên. Đó là bởi vì bức xạ từ ánh mặt trời do năng nóng có thể gây ra tình trạng này.
Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ. Tuyến này sản xuất hormone thyroxin điều khiến mức chuyển hóa cơ bản của cơ thể, tức là điều khiển các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Nếu một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp hoạt động quá mạnh và sản xuất ra quá nhiều thyroxin (tình trạng này thường gặp vào mùa hè, khi cơ thể phải đối mặt với nhiều bệnh) thì chmức năng chuyển hóa cơ bản tăng và có thêm nhiều triệu chứng đi kèm. Tình trạng này gọi là cường tuyến giáp, nhiễm độc tuyến giáo hay bướu cổ độc...
Triệu trứng là người bệnh thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sụt cân (dù ăn nhiều), khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc. Bệnh này cần điều trị cẩn thận, lâu dài dưới sự theo dõi của bác sĩ. Giải pháp cho bạn là hạn chế ra ngoài trời nhiều trong thời tiết nắng nóng.
Theo Trí Thức Trẻ
Sản sinh nhiều vi khuẩn tốt cho đường ruột nhờ... vận động Tập thể dục tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường cơ bắp, đốt cháy chất béo dư thừa và kích thích hoóc-môn yêu và tăng cường sản sinh vi khuẩn tốt cho đường ruột. Một nghiên cứu mới của các chuyên gia trường ĐH College Cork, được công bố trực tuyến trên Tạp chí Gut, cho thấy: tập luyện cũng giúp hệ...