Viêm não Nhật Bản đã ‘tấn công’ người lớn
Tại Hà Nội, các cơ sở y tế đã ghi nhận nhiều ca viêm não Nhật Bản ở người lớn, một căn bệnh thường chỉ xuất hiện ở trẻ dưới 15 tuổi.
Viêm não Nhật Bản bắt đầu “tấn công” cả người lớn
Tấn công nhanh, bệnh cảnh nặng
Bệnh nhân Nguyễn H.Y. (20 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) nhập viện hôm 28.6. Theo hồ sơ bệnh án, chị Y. vào viện trong tình trạng đờ đẫn, không tiếp xúc, yếu và liệt chân tay kèm theo đó là những cơn co giật. Trước khi vào viện 3 ngày, bệnh nhân sốt cao, rét run. Chỉ hai ngày sau đó đã rơi vào tình trạng rối loạn ý thức, lơ mơ, đại tiểu tiện không tự chủ, yếu nửa người bên phải.
Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện đa khoa Đông Anh, được chẩn đoán viêm não và chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ. Sau nhập viện, bệnh nhân sốt cao liên tục, sau đó hôn mê sâu dần, phải thở máy.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho biết: “Bệnh nhân tiên lượng nặng bởi trong trạng hôn mê sâu. Kể cả trong trường hợp điều trị tốt nhất, có qua khỏi được vẫn có thể có di chứng về thần kinh, liệt. Xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm não Nhật Bản”.
Video đang HOT
Trước đó, một bệnh nhân khác là Chu Thị T. (18 tuổi, Ba Vì, Hà Nội) nhập viện hôm 17.6. Bốn ngày trước khi vào viện, bệnh nhân cũng có tình trạng đau đầu, sau một ngày xuất hiện sốt cao 40 độ, kèm theo cơn rét run, buồn nôn và nôn. Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ từ Bệnh viện huyện Ba Vì, sau khi được chẩn đoán viêm não.
Bác sĩ Cấp cho biết khi vào viện, bệnh nhân T. đã trong tình trạng chậm chạp, lơ mơ, sốt cao liên tục. Yếu cơ tăng dần. Đến ngày thứ 6 kể từ khi khởi bệnh, xuất hiện tình trạng liệt tiến triển tăng dần, liệt đến cơ hô hấp phải thở máy. Trường hợp này cũng được xét nghiệm xác định viêm não Nhật Bản.
Gần đây nhất, một bệnh nhân 19 tuổi (ở Ứng Hòa, Hà Nội) cũng nghi bị viêm não Nhật Bản. Bệnh nhân này nhập viện sau hai ngày sốt cao, đau đầu và xuất hiện hôn mê. Kết quả chụp chẩn đoán có hình ảnh phù não.
Vi rút nguy hiểm
Theo bác sĩ Cấp, viêm não Nhật Bản lâu nay rất ít gặp do đã có vắc xin phòng và bệnh thường chỉ ở trẻ dưới 15 tuổi.
“Vi rút viêm não Nhật Bản nguy hiểm vì vi rút này tấn công trực tiếp vào não, gây tổn thương thần kinh, bệnh nặng. Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản có tỷ lệ bị di chứng và tử vong cao”, bác sĩ Cấp cho biết.
Vắc xin viêm não Nhật Bản giúp phòng bệnh hiệu quả. Trẻ từ đủ 1 tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ để được bảo vệ lâu dài
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết tháng 6 – 8 là thời điểm của mùa dịch viêm não, trong đó có viêm não Nhật Bản. Các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm não: sốt cao, đau đầu, nôn, buồn nôn, đau gáy, co giật cần đến ngay cơ sở y tế.
Theo ông Phu, vắc xin viêm não Nhật Bản giúp phòng bệnh hiệu quả. Vắc xin này được tiêm cho trẻ từ đủ 1 tuổi. Việc tiêm phòng đủ liều giúp được bảo vệ lâu dài. Vắc xin viêm não Nhật Bản hiện được tiêm miễn phí cho trẻ em do Chương trình tiêm chủng mở rộng cung cấp. Người lớn cũng có thể tiêm phòng theo tư vấn của nhân viên y tế.
“Các ca mắc viêm não Nhật Bản thường dưới 15 tuổi. Gần đây, việc xuất hiện các ca bệnh ở người trưởng thành cần được cộng đồng lưu ý và phát hiện sớm điều trị kip thời, tránh nguy cơ tử vong và di chứng liệt, suy giảm trí não”, ông Phu khuyến cáo.
Bài ảnh: Liên Châu
Theo TNO
Người lớn có nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản?
Gần đây, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có trường hợp người lớn nhập viện vì bệnh viêm não Nhật Bản trong tình trạng bệnh rất nặng. Vì vậy, nhiều người tỏ ra lo lắng có nên đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản không?
Theo thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đối với người lớn, nếu chưa từng tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản nên tiêm ngay, theo lịch tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu đã từng tiêm liều cơ bản thì chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi.
Và nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng 3 tuần sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vắc xin mũi thứ 3.
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Vắc xin viêm não Nhật Bản được khuyến khích dùng cho những người sống trong vùng có lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản, nhất là với trẻ em từ 1 đến 15 tuổi. Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi được tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngoài ra, khách du lịch/người đi lao động, công tác/ người nhập cư đến từ vùng không có miễn dịch, có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở vùng nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố nơi có bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành thì nên tiêm vắc xin này.
Tuy nhiên, những người có cơ địa quá mẫn với thiomersal hoặc với các chế phẩm của não chuột, có dị ứng với vắc xin viêm não Nhật Bản lần tiêm trước; Những người đang sốt cao hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển; Những người đang mắc bệnh tim, gan, thận, đái tháo đưòng giai đoạn nặng, bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính; Người nhiễm HIV đã chuyển thành AIDS; Trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai thì không được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Theo Vnmedia
Những lưu ý khi cho con tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản Hiện nhiều tỉnh, thành đang tiến hành tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em, vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đưa ra để có cách xử trí, chăm sóc trẻ cho đúng. Vắc-xin viêm não Nhật Bản nên được tiêm phòng vào thời gian: - Đối với...