Viêm não mô cầu có tỷ lệ tử vong rất cao
Một gia đình 4 người ở Bắc Kạn mắc viêm màng não do não mô cầu, trong đó có 2 người tử vong, 2 người phải nhập viện cấp cứu đã khiến nhiều người lo lắng.
Theo Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, từ đầu tháng 6 đến nay, số ca nhập viện do viêm màng não tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Caption ảnh
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 50 ca viêm màng não, 10 ca viêm não Nhật Bản và hàng trăm ca viêm não do vi khuẩn, virus.
Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho 7 trẻ bị viêm não, trong đó có 2 ca viêm não Nhật Bản.
Cháu P.T.T (7 tuổi, ở Nghệ An) phải thở máy, hôn mê, yếu nửa người bên phải và sốt cao do viêm não Nhật Bản. Trước khi nhập viện 4 ngày, cháu có biểu hiện sốt cao, co giật, sau đó hôn mê.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, cháu bé được nghi ngờ viêm não và được chỉ định chọc dịch não tủy, kết quả khẳng định viêm não Nhật Bản.
Theo gia đình cháu bé, con đã được tiêm phòng 3 mũi vắc-xin viêm não Nhật Bản nhưng chưa tiêm nhắc lại sau đó. Sau 5 ngày điều trị, cháu đã thoát thở máy nhưng chịu di chứng tổn thương não như yếu nửa người bên phải, tay trái bị run… Về lâu dài cháu còn nhiều khó khăn về nhận thức, ngôn ngữ, yếu tay chân và phải tập phục hồi chức năng.
Viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi đốt, bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (25-35%) như: Rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường… ở một số người sống sót.
Video đang HOT
Trong 71 ca viêm não Nhật Bản từ tháng 6/2022 đến tháng 8/2023 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ sống khỏi khoảng 50%, còn lại là di chứng thần kinh từ nhẹ đến nặng.
Thường trẻ phải phục hồi chức năng, sau 1-3 năm có thể hồi phục, có thể đi lại được, nhưng cũng có cháu không cải thiện. Tổn thương tri giác và trí tuệ hiện vẫn chưa đánh giá hết được.
Bệnh viêm não xuất hiện rải rác quanh năm, đặc biệt gia tăng vào mùa hè do thời điểm này miền Bắc nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa và xen kẽ đợt không khí lạnh.
Để phòng viêm não, viêm màng não nói chung, bác sĩ khuyến cáo ngoài giữ vệ sinh nơi ở, vệ sinh cá nhân, cần có chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng, đeo khẩu trang, diệt muỗi – đặc biệt ở các vùng chăn nuôi gia súc, vùng núi phía Bắc có dịch tễ có virus sẵn.
Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng vắc-xin đủ và đúng lịch. Thường sau 3 mũi tiêm ở 2 năm đầu đời, trẻ cần được tiêm nhắc lại các mũi sau 3-5 năm sau, đến khi 16 tuổi.
Hiện vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản mới có thể chỉ tiêm lại một mũi duy nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm phòng nhắc lại ở Việt Nam rất rải rác, nhiều gia đình chủ quan không tiêm nhắc lại cho con và đa phần trẻ lớn mắc viêm não, viêm não Nhật Bản là do chưa được tiêm mũi vắc-xin nhắc lại.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, chuyên gia tiêm chủng của Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, vi khuẩn não mô cầu có 13 nhóm huyết thanh gây bệnh, trong đó 5 nhóm thường gặp ở Việt Nam là A, B, C, Y, W-135.
Theo bác sĩ Hải, trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tháng tuổi có nguy cơ mắc não mô cầu nhóm B cao nhất. Ở trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ mắc viêm màng não mô cầu xâm lấn cao gấp 10 lần (3,6/100.000) so với tỷ lệ dân số (0,28/100.000) và nhóm huyết thanh B chiếm 65% số trường hợp.
Theo các bác sĩ, việc phòng bệnh viêm màng não mô cầu nhóm B cho trẻ từ sớm là rất quan trọng.
Ngoài ra, người dân cần tiêm đầy đủ, đúng lịch các loại vắc-xin phòng bệnh về não khác như vắc-xin phế cầu, vắc-xin sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tránh nguy cơ bệnh chồng bệnh hoặc sức khỏe suy yếu, dễ bị vi khuẩn não mô cầu tấn công trong bối cảnh thời tiết phức tạp và nhiều bệnh dịch có nguy cơ bùng phát như hiện nay.
Trẻ liên tiếp mắc sởi, cha mẹ vẫn ngần ngại không cho con đi tiêm ngừa
Với lý do con tiêm ngừa về sẽ bệnh, sẽ mệt, quên mất lịch tiêm... số trẻ mắc sởi do không được tiêm vắc xin trên địa bàn TPHCM đang gia tăng đáng báo động.
Hầu hết trẻ mắc sởi đều chưa tiêm vắc xin
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) liên tiếp nhận các ca mắc sởi chỉ trong khoảng một tuần nay, trong đó đều là những trường hợp hoặc chưa đủ tháng tuổi để tiêm sởi mũi 1 hoặc không được tiêm phòng.
Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị cho 5 ca mắc sởi. Ngoài 2 bé 8 tháng tuổi chưa đủ tháng để tiêm mũi 1 thì 3 bé còn lại đều không được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh.
Một trẻ mắc sởi biến chứng viêm phổi đang điều trị tại khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: L.G
Một bé 5 tuổi (ngụ Hóc Môn) mắc sởi biến chứng viêm phổi, khi nhập viện gia đình bé cho biết, sau dịch Covid-19 quên mất lịch tiêm ngừa cho con, không nhớ con đã tiêm mũi nào hay chưa.
Một bé 5 tuổi khác đến từ huyện Bình Chánh cũng không được tiêm vắc xin do cha mẹ bé cho rằng, tiêm ngừa về bé sẽ bị bệnh. "Mỗi lần tiêm ngừa về con đều mệt mỏi, bỏ ăn, nên nhà không muốn cho con đi tiêm, không ngờ con lại mắc sởi", mẹ bệnh nhi này chia sẻ.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, số ca mắc sởi do chưa được tiêm vắc xin chiếm đa số. Một bé 13 tháng tuổi, do hay bị ốm vặt nên gia đình không đưa bé đi tiêm đủ các mũi vắc xin phòng bệnh.
Một tuần trước, mẹ bé định đưa con đi tiêm thì bé đã sốt, nổi ban toàn thân, mắt đỏ, họng sưng, sổ mũi. Sau khi được các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khám, xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc sởi biến chứng viêm phổi.
Theo BS.CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngay trong bệnh viện, những trường hợp mắc bệnh lý tim bẩm sinh và chưa tiêm phòng ngừa vắc xin sởi có khả năng bị lây chéo rất nhanh.
"Như vậy một nguy cơ rất lớn là chúng ta không thể kiểm soát được những trường hợp chưa tiêm vắc xin, cũng như tình trạng sởi lây lan trong cộng đồng, trong môi trường bệnh viện", bác sĩ Tiến cảnh báo.
Khẩn trương tiêm bổ sung, tiêm bù cho trẻ
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, tính đến ngày 11/6, thành phố có 36 ca sốt phát ban nghi sởi, số ca sởi xác định là 16 ca.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và việc gián đoạn cung ứng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trong năm 2022 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng, nhiều trẻ chưa được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi.
Từ đầu năm 2023 khi nguồn cung vắc xin bắt đầu có trở lại nhưng chưa đầy đủ, TPHCM đã triển khai kế hoạch tiêm bù mũi, tuy nhiên tỷ lệ bao phủ vẫn chưa đạt yêu cầu.
Số trẻ tiêm đủ 2 mũi sởi ở các độ tuổi đều không đạt 95%, mức bao phủ cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng. Đặc biệt, kết quả tiêm chủng những tháng đầu năm 2024 cho thấy có độ trễ, nhất là các mũi sởi đơn lúc trẻ 9 tháng tuổi.
Theo bác sĩ Lê Thị Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, thành phố hiện đang rà soát danh sách trẻ trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, phát hiện những trẻ nào chưa được tiêm chủng đầy đủ sẽ mời ra tiêm chủng theo lịch tiêm của ngành y tế.
Đối với địa phương có trẻ mắc bệnh sẽ tiến hành tiêm bổ sung cho toàn bộ trẻ trên địa bàn, ngăn ngừa không để lây lan thành các ổ bệnh lớn.
Trước nguy cơ bệnh sởi lan rộng, Sở Y tế TPHCM yêu cầu các bệnh viện chủ động rà soát các nguồn lực, củng cố hoạt động tại các khoa, đơn vị điều trị bệnh truyền nhiễm, dự trù thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, thiết bị y tế, vật tư y tế đảm bảo kịp thời tiếp nhận điều trị người bệnh theo phân tuyến...
Đối tượng nào dễ bị viêm màng não mô cầu? Vừa qua một gia đình ở Bắc Kạn có 2 người bị tử vong, 2 người phải nhập viện. Bước đầu được chẩn đoán do viêm màng não mô cầu. Vậy căn bệnh này ai sẽ là người dễ mắc phải? Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Triệu chứng của bệnh thường khởi phát đột ngột, tiến triển...