Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh?
Điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé có phải lúc nào cũng cần dùng kháng sinh và những tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng tới bé như thế nào?
Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, nhiều người bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa.
Có bà mẹ phàn nàn, từ khi 3 tháng tuổi đến khi đã vào lớp 1, bé thường xuyên bị viêm mũi họng (viêm đường hô hấp trên). Tháng nào cũng phải ghé bác sĩ và thường xuyên phải uống kháng sinh. Trung bình cứ một tháng bé uống kháng sinh một lần.
Các bà mẹ lo lắng con mình uống nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé như tiêu chảy hoặc bị táo bón. Họ cũng lo rằng khi sử dụng nhiều kháng sinh, bé sẽ bị nhờn thuốc về sau khó điều trị hơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tú (Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu BV Nhi TW) cho biết, bé dưới 1 tuổi thường bị viêm đường hô hấp trên (được tính từ thanh quản, hầu họng, mũi và tai ). Còn theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra, bé dưới 1 tuổi thường mắc viêm đường hô hấp trên 8 – 10 đợt một năm.
Nguyên nhân hầu hết là do các loại virut gây ra như virut cúm, virut hợp bào hô hấp… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác hay gặp như Hemophilus Influenza. Loại này ngoài gây viêm đường hô hấp còn có thể gây nên viêm màng não mủ.
Video đang HOT
Để điều trị đúng triệu chứng, không lạm dụng thuốc kháng sinh các bà mẹ cần biết:
Điều trị triệu chứng: Khi bé bị viêm đường hô hấp trên, cách xử lý chủ yếu là điều trị triệu chứng như: hạ sốt, cho bé sử dụng các loại thuốc long đờm, giãn phế quản. Nếu bé bị phế quản bị co thắt, vỗ rung cho bé để giúp dẫn lưu đờm.
Vệ sinh mũi họng, răng miệng: Đây chính là cửa ngõ để nguồn bệnh lây lan. Các bà mẹ cần lưu ý rửa sạch tay chân cho bé, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày sẽ hỗ trợ được quá trình điều trị bệnh.
Cho bé uống nhiều nước và hạ sốt cho bé: Thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho bé, nếu nhiệt độ cơ thể bé trên 38,5oC. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày.
Cho bé đi khám bác sĩ khi sốt trên ba ngày: Điều này giúp xác định nguyên nhân chính xác. Phụ huynh không nên tự cho bé uống kháng sinh, nhất là các bà mẹ có thói quen dùng đơn cũ để kê bệnh mới, sẽ điều trị không đúng nguyên nhân, dễ gây kháng thuốc và có những tác dụng không có lợi cho bé.
Chỉ dùng kháng sinh khi bé bị nhiễm vi khuẩn: Kháng sinh nếu được chỉ định đúng thì có lợi cho bé nhiều hơn là những tác dụng phụ. Một số loại kháng sinh có thể gây đi ngoài lỏng nhưng không nặng, bé tự khỏi khi ngừng dùng thuốc. Do đó, chỉ cho bé uống kháng sinh khi có bằng chứng bé bị nhiễm vi khuẩn và được bác sĩ chỉ định.
Uống vitamin C để tăng sức đề kháng: Khi bé bị ốm, nên cho bé uống vitamin C, có tác dụng làm tăng sức đề kháng và giải nhiệt cho cơ thể. Hiện có loại vitamin C giọt, các bà mẹ có thể bổ sung cho bé theo đợt 7-10 ngày. Hoặc trong nước cam tỷ lệ vitamin C rất cao nên có thể cho uống nước cam khi bé ốm nhưng không quá 120ml/ngày cho bé 1 tuổi.
Trí Thức Trẻ
Bộ Y tế khuyến cáo phòng lây nhiễm virus giống SARS
Tuyệt đối không ăn sữa, thịt lạc đà sống để tránh nguy cơ lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở Trung Đông - MERS, virus nguy hiểm giống dịch SARS tại Việt Nam trước đây.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ khi MERS khởi phát vào tháng 9/2012 đến nay đã có 200 trường hợp tử vong trong số 500 trường hợp mắc bệnh ở hơn 10 quốc gia. Những người mắc bệnh đa số ở Trung Đông hoặc do đi công tác Trung Đông về. Bệnh nhân có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm, bao gồm ho, sốt, khó thở, đau nhức cơ thể và tiêu chảy. Bệnh tương đối ổn định trong nhiều tháng trước nhưng gần đây bất ngờ gia tăng trở lại.Nguyên nhân của hội chứng này là do một loại virus thuộc nhóm coronavirus gây ra. WHO cảnh báo loại virus này có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.
Lạc đà là nguồn lây nhiễm virus gây MERS sang người. Ảnh: science
Liên quan đến dịch bệnh này, Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã khuyến cáo người dân nên ăn uống vệ sinh để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm MERS như sau:
1. Nguồn lây nhiễm virus này cho con người được xác định là từ lạc đà. Các động vật khác như dê, bò, cừu, trâu, lợn, các loài gia cầm đã được kiểm tra kháng thể đối với MERS-CoV, nhưng không phát hiện thấy có kháng nguyên của virus này.
2. Việc tiêu thụ sản phẩm lạc đà sống hoặc nấu chưa chín như sữa và thịt... ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm cao với một loạt các sinh vật có thể gây bệnh cho con người. Sản phẩm từ lạc đà đã được nấu hoặc thanh trùng là an toàn cho người tiêu dùng, nhưng cũng phải được xử lý cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo với các loại thực phẩm chưa nấu chín.
3. Những người có bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch được coi là có nguy cơ cao với việc nhiễm MERS-CoV. Vì vậy, những người này càng cần cẩn thận trong việc ăn thịt, sữa của lạc đà.
4. Cuối cùng, cần thực hành tốt các biện pháp an toàn thực phẩm, bao gồm không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thức ăn được chuẩn bị trong điều kiện mất vệ sinh; cần rửa kỹ các loại trái cây và rau quả trước khi ăn; và duy trì vệ sinh cá nhân.
Hoàng Anh
Theo VNE
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông: Nguy hiểm như dịch SARS Tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc viêm đường hô hấp cấp Trung Đông, tuy nhiên nguy cơ dịch sẽ xảy ra nếu không thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa bệnh. Vi rút gây bệnh không giống hội chủng SARS năm 2003. Viêm hô hấp Trung Đông đang đe dọa toàn cầu Hiện nay, trước làn sóng di cư...