Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em – chăm sóc và phòng ngừa
Những ngày thời tiết biến động bất thường sẽ làm cho số trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có xu hướng gia tăng. Phụ huynh cần chú ý để chăm sóc trẻ thật tốt và áp dụng những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Tác nhân gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em
Viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virus, hầu hết là những loại virus lành tính, một số loại virus đáng chú ý là vi rút hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus a cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus…
Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm cho trẻ em, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae týp b (viết tắt là Hib), kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis…
Tiêm phòng cho trẻ tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Yếu tố cơ địa và môi trường làm trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp như: Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng nặng; trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ; trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị bệnh; gia tăng tình trạng ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ; thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa; nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ em.
Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính tại nhà
Đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh, hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể như:
Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: Trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên “ép trẻ ăn”. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Cho trẻ uống đủ nước: Trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau “lướt qua” bệnh tật để sớm hồi phục.
Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: Nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng.
Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản:
Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách, hỉ mũi từng bên bằng cách dùng một ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại (chú ý không được bịt hai mũi cùng một lúc).
Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng khăn giấy sạch, mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối sinh lý) nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
Sử dụng kháng sinh trị liệu: Kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Nếu phải sử dụng kháng sinh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:
- Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.
- Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.
- Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.
- Trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.
Trẻ nhỏ chỉ phát bệnh nhẹ nhưng có tải lượng virus gấp trăm lần người lớn
Một nghiên cứu mới cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi có thể dễ dàng lây truyền virus corona như những trẻ lớn hơn.
Nghiên cứu mới cho thấy trẻ em từ 5 tuổi trở xuống có tải lượng virus ở đường hô hấp trên cao gấp từ 10 lần đến 100 lần.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mặc dù trẻ nhỏ chỉ bị bệnh nhẹ, nhưng chúng có tải lượng virus trong mũi lớn hơn gấp 100 lần so với người lớn.
Nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Nhi Ann & Robert H. Lurie ở Chicago, cho biết khả năng trẻ nhỏ lây truyền Covid-19 chưa được thừa nhận đúng mức vì hầu hết các trường học và nhà trẻ đóng cửa vào thời gian đại dịch.
Điều này ngụ ý rằng trẻ nhỏ có thể dễ dàng lây lan virus như thanh thiếu niên, mặc dù chỉ bị bệnh nhẹ
Trong nghiên cứu, được công bố trên tờ JAMA Pediatrics, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu bệnh phẩm tỵ hầu từ bệnh nhân nội trú, ngoại trú, khoa cấp cứu và nơi mua đồ mang đi tại một trung tâm y tế nhi khoa ở Chicago.
Họ đã xem xét 145 bệnh nhân đã phát bệnh vừa phải trong vòng một tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng.
Ba nhóm được so sánh: trẻ dưới 5 tuổi, trẻ từ 5 - 17 tuổi và người lớn từ 18 đến 65 tuổi.
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo hoặc nhỏ hơn có tải lượng virus gấp từ 10 lần đến 100 lần ở đường hô hấp trên.
"Chúng tôi thấy rằng trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID-19 có tải lượng virus cao hơn trẻ lớn và người lớn, điều này có thể gợi ý sự lây truyền lớn hơn, như chúng ta thấy với virus hợp bào hô hấp, còn được gọi là RSV", tác giả chính của nghiên cứu, TS Taylor Heald-Sargent, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Lurie Children, nói.
"Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là khi cân nhắc về sự an toàn của việc mở cửa trường học và các cơ sở chăm sóc".
Những phát hiện gợi ý rằng trẻ em có thể chi phối sự lây truyền của virus trong cộng đồng.
"Nghiên cứu của chúng tôi không được thiết kế để chứng minh rằng trẻ nhỏ lây truyền COVID-19 nhiều như người lớn, nhưng đó là một khả năng", TS Heald-Sargent nói.
"Chúng ta cần tính đến điều này trong nỗ lực giảm lây truyền khi tiếp tục tìm hiểu thêm về loại virus này".
Kết quả nghiên cứu làm dấy lên mối lo ngại vì thói quen hành vi của trẻ nhỏ gần nhau trong trường học hoặc nhà trẻ có thể dẫn đến sự lây lan nghiêm trọng.
Nhưng một số, bao gồm cả Tổng thống Donald Trump, đã thúc đẩy các trường học trên cả nước mở cửa hoàn toàn cho học kỳ mùa thu.
Trump đã gọi các khuyến nghị về việc mở cửa lại trường học do CDC đưa ra là "những hướng dẫn rất ngặt nghèo và tốn kém' trên Twitter hồi đầu tháng này.
Ông cũng đe dọa sẽ cắt giảm tài trợ nếu các tổ chức học tập không mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế công cộng nói rằng các trường học cần chuẩn bị không chỉ là giãn cách xã hội và khẩu trang, mà còn bằng cách xét nghiệm cho học sinh và nhân viên và, nếu có người dương tính, cần xác định họ phải cách ly trong bao lâu.
Hội Nhi khoa Mỹ là một ngoại lệ khi kêu gọi các lớp học trực tiếp vào mùa thu, đưa ra một tuyên bố rằng "trường học là nền tảng cho sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên".
Một số quốc gia đã thành công như Na Uy và Đan Mạch, nhưng nhiều quốc gia, bao gồm cả Hàn Quốc, đã phải đóng cửa trường học sau khi mở cửa trở lại do cố ca nhiễm tăng đột biến.
Các tác giả cho biết tiêm chủng cho trẻ em ngay khi có vắc-xin sẽ là chìa khóa.
"Ngoài các tác động đến sức khỏe cộng đồng, nhóm dân số này sẽ rất quan trọng trong việc nhắm mục tiêu các nỗ lực tiêm chủng khi có vắc-xin SARS-CoV-2", họ viết.
Chặn đường lây lan bệnh bạch hầu Theo các chuyên gia y tế, tại nước ta, kể từ những ca bệnh cuối cùng thập niên 80 thế kỷ trước, cho đến năm 2015 mới bùng phát trở lại dịch bạch hầu tại Quảng Nam và mới đây tiếp tục bùng phát tại các tỉnh Tây Nguyên với trên 100 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó...