Viêm da tiếp xúc do sản phẩm chăm sóc móng tay
Làm thế nào để có một làn da đẹp, tóc dày khoẻ và sở hữu một bộ nail (móng) màu sắc luôn làm chúng ta đau đầu. Tuy nhiên, ứng với nhu cầu đó thì các bệnh lý về viêm da tiếp xúc cũng sẽ tăng lên.
Một trong những bệnh mà các bác sĩ hay gặp đó là viêm da tiếp xúc do các chất khi sơn móng. Vậy biểu hiện của bệnh thế nào và cách phòng tránh ra sao chúng ta cùng tìm hiểu.
Nguyên nhân gây dị ứng với sơn móng tay hay móng nhân tạo
Trong chất liệu dùng để sơn hay móng nhân tạo có Acrylates và các dẫn xuất của nó, là nguyên nhân chính gây viêm da tiếp xúc.
Từ năm 1974, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã loại bỏ acrylate monomers ra khỏi chất liệu làm móng.
Biểu hiện bệnh thế nào?
- Tại chỗ tiếp xúc: Mụn nước, ban đỏ, ngứa quanh móng và vùng tiếp xúc ở bàn tay, sau đó là thâm da.
- Tại móng tay: Biểu hiện đôi khi nhầm với vảy nến như dày sừng dưới móng, tách móng…
- Biểu hiện ở mi mắt: Do móng tay chạm lên mi mắt là vùng nhạy cảm.
Biểu hiện ở mặt là vùng tiếp xúc với chất này trong bụi không khí (airborne dermatitis).
Video đang HOT
Loạn dưỡng móng và viêm da tiếp xúc airborn dermatitis.
Viêm quanh móng, dày sừng dưới móng do sơn móng tay.
Viêm da tiếp xúc do làm nghề nail.
Dự phòng bệnh này thế nào?
Nếu thấy có các biểu hiện trên cần dừng tiếp xúc ngay với chất liệu làm móng. Nếu bị dị ứng với acrylate monomers bạn có thể dùng chất liệu làm móng khác acrylate copolymers. Tuy nhiên ở Việt Nam khó có thể tìm được chính xác chất liệu làm móng này.
Người có cơ địa dị ứng, viêm da cơ địa dễ bị dị ứng hơn nên cân nhắc việc làm móng.
Với người làm nghề móng bị dị ứng với Acrylates có thể dùng các loại găng sau để phòng tránh: nitrile gloves bảo vệ được trong 1 tiếng; trilaminated poly- ethylene gloves có thể bảo vệ bạn tới 4 giờ; 4H” plastic polymer gloves giúp bạn tránh hoàn toàn với Acrylates.
Mọc mụn nước toàn thân là gì? Khi nào là dấu hiệu của thủy đậu?
Mọc mụn nước toàn thân là dấu hiệu thường thấy của nhiều bệnh lý khác nhau, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Mặc dù mang lại cảm giác khó chịu, đau đớn, nhưng hầu hết đều không phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm.
Vậy khi nào mụn nước mới là dấu hiệu của thuỷ đậu?
Mọc mụn nước toàn thân liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nó có thể là biểu hiện của các loại bệnh do nhóm virus Herpes simplex gây ra. Nó cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh thủy đậu. Một loại bệnh do virus Varicella zoster gây ra, chỉ xuất hiện ở người.
Dưới đây là một vài khái quát về tình trạng mọc mụn nước trên da và dấu hiệu của thủy đậu.
1. Mọc mụn nước toàn thân là gì?
Mọc mụn nước toàn thân là biểu hiện của nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, mọc mụn nước toàn thân cũng được coi là một trong những dấu hiệu của thủy đậu. Những nốt mụn nước nổi gồ ghề trên da chứa dịch hoặc mủ bên trong.
Phần dịch có thể trong suốt, trắng đục, vàng hoặc lẫn máu nếu bị bội nhiễm. Đa phần mụn nước thường có kích thước nhỏ dưới 5mm. Các nốt mụn có kích thước lớn hơn được gọi là bóng nước.
Các mụn nước có thể xuất hiện ở tất cả các vị trí trên cơ thể. Từ đầu, mặt, chân, tay, bụng và lan ra khắp toàn thân. Kèm theo đó là các triệu chứng ngứa, rát khó chịu. Với biểu hiện mụn nước do virus người bệnh thường xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ...
Mọc mụn nước toàn thân có phải là dấu hiệu của thủy đậu? - Ảnh: Internet
Các nốt mụn rất dễ vỡ, làm chảy dịch ra ngoài. Khi dịch khô có thể đóng vảy và bong tróc. Mụn nước toàn thân rất dễ nhận biết vì chúng phồng rộp trên da. Bệnh xảy ra do thời tiết nóng ẩm, nhiễm trùng hoặc viêm da tiếp xúc.
Nổi mụn nước toàn thân là một trong những dấu hiệu phổ biến của thủy đậu. Khi đã được chẩn đoán mắc thủy đậu, bạn cần có biện pháp chăm sóc vùng da nổi mụn nước đặc biệt để tránh lây lan.
2. Khi nào là dấu hiệu của thủy đậu?
Khi người bệnh bị nhóm virus Herpes tấn công thường có đặc điểm là nổi mụn nước trên cơ thể. Các nốt mụn nằm trên nền da sưng đỏ gây đau nhức, ngứa rát. Vùng da bị mụn nước có thể bị phồng rộp, vỡ ra dẫn đến bội nhiễm.
Virus gây bệnh thủy đậu cũng là một loại trong họ Herpes simplex, có tên gọi là Varicella zoster. Thủy đậu còn được gọi với cái tên dân dã là bệnh trái rạ, có khả năng truyền nhiễm và phát triển thành dịch nhanh chóng.
Triệu chứng ban đầu của thủy đậu có các đặc điểm chung của bệnh nhiễm siêu vi. Bệnh có các dấu hiệu cơ bản như: Đau đầu, nhức mỏi toàn thân, chán ăn, sốt, đau họng, mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch,...
Tuy nhiên dấu hiệu dễ nhận biết nhất là các mụn nước xuất hiện, rải rác khắp cơ thể. Mụn nước thủy đậu tập trung nhiều ở vùng lưng, cánh, cẳng tay, bẹn đùi, đầu, mặt và vùng niêm mạc.
Nổi mụn nước toàn thân là dấu hiệu của thủy đậu - Ảnh: Internet
Kích thước các mụn nước to dần vào giai đoạn toàn phát. Khi hoại tử nó tạo thành chấm đen ở giữa. Trong trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn, các nốt mụn sẽ hình thành mủ dịch đục màu.
Thông thường sẽ xuất hiện từ 250 đến 500 nốt mụn nước trên cơ thể người bệnh. Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện nhiều hơn gây ngứa rát, khó chịu. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị phát ban đậu bên trong ống tiêu hóa gây ra tình trạng loét miệng, đau họng, khó khăn khi ăn uống.
Nhìn chung, dấu hiệu của bệnh thủy đậu có thể nghiêm trọng nhưng nó có khả năng tự giới hạn. Một số trường hợp có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não thủy đậu. Người lớn là đối tượng có nguy cơ bị biến chứng cao hơn. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
Trên đây là một vài lưu ý khi xuất hiện triệu chứng mụn nước toàn thân và các dấu hiệu của thủy đậu. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán bệnh để xử lý đúng cách.
Cảnh giác với viêm da do kiến ba khoang Theo BS Quách Thị Hà Giang, Phó Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu trung ương, bệnh viện thường tiếp nhận đông bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Thời điểm này, số bệnh nhân đã bắt đầu gia tăng. Viêm da do kiến ba khoang có thể xuất hiện...