Việc truy vết phải thực hiện nhanh trước sự nguy hiểm của biến chủng Delta
Do thời gian nhân lên và lây lan của biến chủng Delta nhanh, từ lúc nhiễm đến lúc bệnh nặng cũng nhanh, nên công tác truy vết phải nhanh, người dân phải nâng cao cảnh giác hơn nữa.
Đó là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Xuân Tiến, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa về biến chủng Delta.
“Lâu nay, các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đã thông tin rất nhiều về biến chủng Delta. Theo tôi được biết, virus SARS-CoV-2 theo thời gian có nhiều biến chủng, nhưng hiện nay, chủng đang lưu hành tại Việt Nam phổ biến là chủng Delta”, bác sĩ Tiến cho biết.
Các ca bệnh Covid-19 tại Thanh Hóa hầu hết là xâm nhập từ các tỉnh, thành.
Cũng theo bác sĩ Tiến, sự nguy hiểm của chủng Delta ở chỗ là thời gian nhân lên nhanh, vòng đời của virus nhân lên rất nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn, thời gian khởi phát từ lúc bị nhiễm bệnh cho đến lúc bệnh nặng cũng nhanh. Thường chỉ trong vòng khoảng 2 ngày đã có một chu kỳ lây nhiễm. Sau khi nhiễm 48 tiếng, người nhiễm có thể thải ra virus để truyền cho người khác.
“Như vậy, công tác truy vết F1, F2… cần phải tiến hành nhanh, “thần tốc”. Cho nên, hệ lụy đầu tiên khi phát hiện ra ca F0, nếu không tiến hành truy vết được thì nó sẽ lây lan ra cộng đồng rất rộng.
Video đang HOT
Hệ lụy thứ hai là ảnh hưởng đến sức khỏe, tiến triển bệnh trên cơ thể người mắc rất nhanh. Ngày trước, virus SARS-CoV-2 từ lúc nhiễm bệnh cho đến lúc bệnh nặng thông thường từ 7 – 10 ngày. Nhưng riêng biến chủng Delta tấn công người bệnh, gây ra tổn thương bệnh lý trên cơ thể và có thể nặng sớm hơn, từ 5 – 7 ngày là có thể bệnh nặng rồi”, bác sĩ Tiến chia sẻ.
Trước sự nguy hiểm của biến chủng Delta, theo bác sĩ Tiến, nếu chủ quan thì sẽ trở tay không kịp. Cả người dân và cán bộ y tế cũng phải nâng cao hiểu biết để có chiến lược xử lý khác so với các biến chủng trước đây.
Về khả năng làm nặng bệnh của biến chủng Delta so với các biến chủng trước theo bác sĩ Tiến là tương đương, không nhiều hơn. Nhưng chính vì chủng Delta lây lan nhanh nên số ca bệnh trong cộng đồng xuất hiện rất nhanh, nên dễ gây ra quá tải cho ngành y tế. Tỷ lệ tử vong cao lên là do các cơ sở y tế không đáp ứng được, dẫn đến quá tải.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo: “Đối với người dân, số một vẫn phải là tuân thủ “5K” theo khuyến cáo của Bộ Y tế; tất cả các quy định về phòng, chống dịch phải thực hiện tốt. Hiện nay, khi có triệu chứng về đường hô hấp, kể cả không có yếu tố dịch tễ đi từ vùng dịch về thì vẫn phải đến cơ sở y tế để được khám, xác định xem do nguyên nhân gì. Người bệnh có thể bị viêm đường hô hấp thông thường, cũng có thể do nhiễm virus SARS-CoV-2″.
Tại Thanh Hóa, các bệnh nhân mắc Covid-19 hiện đang được tập trung điều trị tại Bệnh viện Covid-19 số một, là Bệnh viện Phổi Thanh Hóa.
Liên quan đến tỉnh hình dịch và công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Thanh Hóa, ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh này cho biết Thanh Hóa đã ghi nhận 167 ca mắc Covid-19, chủ yếu là ca xâm nhập từ các tỉnh, thành khác về.
Tỉnh Thanh Hóa đã liên tục có các công điện về phòng, chống dịch, đều nhấn mạnh trước biến chủng Delta toàn cầu và trong nước, người dân phải hết sức cảnh giác, thực hiện đúng hướng dẫn về phòng, chống dịch của Bộ Y tế, đặc biệt là 5K.
Cũng theo ông Trương, tại Thanh Hóa chưa thực hiện Chỉ thị 15 và 16, hiện địa phương chỉ cấm hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, trong nhà; cấm bán hàng ăn tại chỗ; hạn chế tập trung đông người; đeo khẩu trang nơi công sở, nơi tập trung đông người, giao thông công cộng…
“Chúng tôi đã và đang tham mưu cho tỉnh thực hiện các công điện về phòng, chống dịch. Công tác tuyên truyền luôn được đặt lên hàng đầu, nhắc nhở người dân đặc biệt phải thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch”, ông Trương chia sẻ.
Thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 công nghệ Mỹ chống biến chủng Delta
Bắt đầu từ ngày mai 15/8, Trường Đại học Y Hà Nội khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154 phòng Covid-19 giai đoạn một cho 100 tình nguyện viên đến từ Hà Nội.
TS.BS Tạ Thành Văn, nghiên cứu viên chính - Đại diện Đại học Y Hà Nội cho biết, quy trình tiêm thử nghiệm lâm sàng vắc xin được thực hiện theo đúng đề cương do Bộ Y tế phê duyệt ngày 2/8.
Theo đó, giai đoạn một được thực hiện tại Trường Đại học Y Hà Nội trên 100 người tình nguyện; Giai đoạn 2 thực hiện trên 300 người tình nguyện tại các tổ chức nhận thử và tại cộng đồng ở các tỉnh triển khai nghiên cứu; Giai đoạn 3 thực hiện trên 20.600 đối tượng, gồm giai đoạn 3a (600 người tình nguyện) và 3b (20.000 người tình nguyện).
Giai đoạn một được khởi động trong hai ngày 15-16/8, sẽ có 100 người khỏe mạnh được tiêm mũi mũi một vắc xin ARCT-154 tại trung tâm thử nghiệm lâm sàng - Trường Đại học Y Hà Nội, với mục tiêu chính là đánh giá an toàn và tính sinh miễn dịch.
Người tình nguyện sẽ được tiêm 2 mũi vắc xin ARCT-154 hoặc giả dược cách nhau 28 ngày. Các dữ liệu an toàn sau tiêm mũi 1 (ngày 1) đến 7 ngày sau tiêm mũi 2 (ngày 36) sẽ được đánh giá. Nếu dữ liệu này được Hội đồng Đạo đức Bộ Y tế đánh giá vắc xin ARCT-154 thể hiện tính an toàn, khả năng dung nạp tốt, sẽ xin phép cơ quan quản lý tiến hành sớm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2.
Trước khi tiêm thử nghiệm, các tình nguyện viên được khám sàng lọc và làm các xét nghiệm.
Các loại vắc xin chống Covid-19 dựa trên công nghệ mRNA của Arcturus đã và đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một, 2 và 3 tại Mỹ, Singapore và nhiều nước khác trên thế giới. Kết quả nhận được rất khả quan, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt yêu cầu và đáp ứng độ an toàn, khả năng dung nạp.
ARCT - 154 là vắc xin chống được biến chủng Delta, đang được thử nghiệm giai đoạn một, 2 tại Singapore. Tại Việt Nam, ARCT - 154 sẽ được thử nghiệm lại giai đoạn một và 2; đồng thời thử nghiệm giai đoạn 3 theo đề cương đã được Bộ Y tế phê duyệt.
ARCT - 154 là vắc xin được sản xuất theo công nghệ mRNA đầu tiên của Việt Nam. Công nghệ trên cho phép sử dụng liều vắc xin thấp hơn, trong khi kích thích miễn dịch kéo dài hơn, cho hiệu quả phòng ngừa biến thể nCoV nhanh chóng và đơn giản, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Alpha, Beta, Delta, Gamma...
Trước đó, ngày 2/8, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3679/QĐ-BYT phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154 phòng Covid-19.
Đây là loại vắc xin do Công ty Cổ phần công nghệ Sinh học VinBioCare (thuộc Tập đoàn VinGroup) đàm phán với Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Hoa Kỳ để mua công nghệ. Nhà máy sản xuất vắc xin sẽ được xây dựng tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sản xuất với công suất 200 triệu liều/năm.
Bộ Y tế thay đổi chiến lược điều trị Covid-19 Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết do số bệnh nhân tăng nhanh và đông, Bộ Y tế thay đổi chiến lược điều trị, tất cả bệnh viện đều tiếp nhận ca Covid-19, thí điểm điều trị F0 tại nhà. Ông Khuê ngày 13/8 cho rằng với sự lây lan nhanh của biến chủng Delta, số lượng ca...