Việc thực thi quy định mới về thủ tục xin tị nạn ở Mỹ gặp cản trở
Ngày 25/7, Thẩm phán liên bang Jon Tigar, của Tòa án khu vực tại San Francisco đã ra phán quyết đảo ngược chính sách tị nạn của Tổng thống Mỹ Joe Biden sau 10 tuần thực thi.
Người tị nạn Trung Mỹ được đưa tới nơi ở tạm sau khi được thả khỏi nơi giam giữ ở McAllen, Texas, Mỹ, ngày 12/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Tigar khẳng định chính sách buộc những người xin tị nạn ở Mỹ phải nộp đơn xin quy chế này từ khi còn ở quê hương của họ hoặc ở nước thứ ba mà họ đi qua là “bất hợp pháp”. Ông nhấn mạnh phán quyết này một lần nữa có thể buộc Chính phủ Mỹ xem xét đơn xin tị nạn của bất kỳ người nào đã vào nước Mỹ như đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ trước đây.
Tuy nhiên, thẩm phán Tigar cũng lập tức đình chỉ thực thi phán quyết trong 14 ngày để chính quyền Tổng thống Biden có thời gian xử lý và Bộ Tư pháp Mỹ đã nhanh chóng gửi kháng cáo. Bộ trên giải thích các quy định mà chính quyền Tổng thống Biden đưa ra hồi tháng 5 vừa qua là “việc thực thi hợp pháp các quyền được ghi trong các luật về nhập cư”.
Kháng cáo có thể khiến chính sách thay đổi liên tục trong nhiều tháng. Vụ việc thậm chí có thể được đưa tới cấp Tòa án Tối cao.
Video đang HOT
Phán quyết trên được đưa ra trong vụ kiện do tổ chức phi lợi nhuận East Bay Sanctuary Covenant và các nhóm vận động người di cư khác là bên nguyên đơn. Diễn biến mới này được cho là sẽ làm dấy lên một làn sóng di cư mới qua biên giới Mỹ-Mexico, sau khi đã giảm trong 2 tháng qua.
Tổng thống Biden đã triển khai các quy định kiểm soát tị nạn mới từ ngày 16/5, thay thế sắc lệnh hành pháp khẩn cấp về y tế mang tên Title 42 áp dụng từ năm 2020, trong thời gian đại dịch COVID-19, nhằm ngăn chặn tạm thời việc nhập cảnh của người di cư vì lý do sức khỏe cộng đồng.
Khi các biện pháp kiểm soát biên giới để phòng chống dịch được dỡ bỏ, Tổng thống Biden đã tìm cách giảm bớt dòng người di cư bằng cách thiết lập một quy trình khắt khe hơn đối với người xin tị nạn. Những người tị nạn đã đến biên giới Mỹ phải đặt lịch hẹn phỏng vấn thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, và quá trình này có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng. Nếu không, những người này sẽ phải nộp đơn xin tị nạn từ quê hương của họ hoặc tại các trung tâm đặc biệt ở các quốc gia mà họ đi qua. Tuy nhiên, chính sách này cũng có các ngoại lệ đối với trẻ em di cư không có người lớn đi cùng và đối với công dân của một số nước như Haiti và Ukraine.
Chính sách mới đã có tác động nhanh chóng. Theo số liệu của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới, số vụ đụng độ với người di cư đã giảm từ 212.000 vụ vào tháng 4 xuống còn 145.000 vụ vào tháng 6.
Theo thẩm phán Tigar, chính sách có lỗ hổng như không tuân thủ các quy tắc của Đạo luật Nhập cư và quốc tịch về tị nạn, không có tính nhất quán vì các ngoại lệ nói trên. Hơn nữa chính sách này đã được thiết lập một cách vội vàng, bỏ qua thời gian xem xét 60 ngày theo quy định của pháp luật đối với một chính sách phức tạp như vậy.
Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas, người chịu trách nhiệm về an ninh biên giới, cho biết hiện tại chính sách nói trên vẫn có hiệu lực, đồng thời cảnh báo những người di cư nếu cố gắng nhập cảnh mà không có giấy tờ, sẽ phải đối mặt với lệnh cấm tối thiểu 5 năm và có thể bị truy tố.
Cuba đánh giá về việc Mỹ nối lại hoàn toàn việc cấp thị thực nhập cư
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 21/9, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla đã đánh giá quyết định của Mỹ khôi phục hoàn toàn việc cấp thị thực nhập cư tại thủ đô La Habana là "bước đi tích cực".
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla phát biểu tại một cuộc họp báo. Ảnh: Lê Hà/TTXVN
Ông Rodríguez Parrilla một lần nữa khẳng định Cuba duy trì thiện chí tăng cường hiểu biết lẫn nhau với Mỹ, song nhấn mạnh rằng Chính phủ Mỹ phải xóa bỏ các yếu tố khuyến khích di cư bất hợp pháp, làm nhiều người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Cuba liệt kê một loạt những yếu tố khuyến khích làn sóng di cư bất hợp pháp, bao gồm việc Mỹ không tuân thủ thỏa thuận cấp ít nhất 20.000 thị thực mỗi năm, áp đặt hạn chế đối với các quốc gia quá cảnh và thắt chặt các biện pháp bao vây cấm vận kinh tế, tài chính và thương mại. Ông Rodríguez Parrilla chỉ rõ bao vây cấm vận chính là hành vi chiến tranh kinh tế trong thời bình, gây ra những thiệt hại "không đong đếm được".
Trước đó, cùng ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Cuba thông báo sẽ khôi phục hoàn toàn công tác xử lý thị thực nhập cư tại thủ đô La Habana vào đầu năm 2023, bổ sung nhân sự cho cơ quan đại diện ngoại giao của Washington tại đảo quốc Caribe này và đẩy nhanh quá trình xử lý thị thực đoàn tụ gia đình.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi đầu năm đã công bố kế hoạch nối lại Chương trình Đoàn tụ Gia đình Cuba (CFRP) song không nêu rõ thời điểm bắt đầu. Đầu tháng 5, Đại sứ quán Mỹ tại Cuba cho biết sẽ ưu tiên những người nộp đơn thuộc diện IR-5, tức là cha hoặc mẹ của công dân Mỹ. Đây là bước đầu tiên mở đường cho quá trình mở rộng các dịch vụ lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao của Washington tại La Habana sau gần 5 năm tạm ngừng sau cáo buộc về cái gọi là "vụ tấn công bằng sóng âm" nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ tại đảo quốc Caribe này. Một số phương tiện truyền thông Mỹ ước tính có khoảng 22.000 yêu cầu đoàn tụ gia đình với các thủ tục hoàn chỉnh chưa được xử lý trong khoảng thời gian nói trên.
Tháng 9/2017, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo tình trạng các nhân viên Đại sứ quán nước này tại La Habana gặp phải một loạt sự cố về sức khỏe, với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mất thính lực, giảm trí nhớ mà Washington cho rằng do các cuộc "tấn công bằng sóng âm" gây ra. Mỹ đã rút phần lớn nhân viên ngoại giao về nước, đồng thời trục xuất 17 nhà ngoại giao Cuba khỏi Mỹ. Trong 5 năm, người dân Cuba muốn nhập cảnh vào Mỹ buộc phải tới nước thứ 3 như Colombia hoặc Guyana để nộp hồ sơ xin thị thực, điều này khiến gia tăng chi phí và rủi ro. Nhiều người đã lựa chọn di cư bất hợp pháp và đối mặt với sự nguy hiểm đến tính mạng.
Về phần mình, Chính phủ Cuba luôn khẳng định không có bất kỳ một bằng chứng khoa học nào để chứng minh cái gọi là "vụ tấn công bằng sóng âm" nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ tại nước này, đồng thời tuyên bố La Habana luôn sẵn sàng hợp tác với Washington để làm rõ sự việc.
Anh, Đức, Canada công bố các chương trình hỗ trợ Ukraine Hãng tin Sputnik ngày 16/7 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Anh cho biết chương trình huấn luyện cơ bản đối với 18.000 tân binh Ukraine trong khuôn khổ Chiến dịch Interflex đã hoàn tất. Các tân binh Ukraine tham gia một cuộc huấn luyện tác chiến tại một căn cứ quân sự ở miền Nam nước Anh hồi tháng 8/2022. Ảnh:...