Việc dạy và học cần thay đổi ra sao trước 3 phương án thi vào lớp 10 tại Hà Nội?
Trước những thay đổi về phương án thi vào lớp 10 của Hà Nội, TS Phạm Ngọc Hưng – Giáo viên giảng dạy môn Toán trung học cơ sở tại Hệ thống Giáo dục Hocmai – đưa ra những định hướng về cách học hiệu quả cho học sinh với từng phương án cụ thể.
Theo TS Phạm Ngọc Hưng, học sinh lớp 9 cần học đều các môn để có thể đáp ứng được những thay đổi về phương án thi vào lớp 10. Ảnh: NVCC
Phương án một là hợp lý nhất
Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa công bố 3 phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 thay vì một phương án thêm bài thi tổ hợp như đã công bố vào tháng 4.2018.
Về điều này, TS Phạm Ngọc Hưng nhận định: “Các phương án đưa ra đều đã được Sở GDĐT Hà Nội xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mỗi phương án đưa ra đều có ưu và nhược điểm riêng, có những thứ phù hợp và chưa phù hợp trong từng phương án.
TS Hưng cho rằng phương án 1 có lẽ là phương án hợp lý nhất với 3 lý do:
“Thứ nhất, phương án này đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện các cấp học dưới.
Thứ hai, hình thức thi quen thuộc, không khác so với các năm gần đây, điều này giúp học sinh không cảm thấy bỡ ngỡ.
Video đang HOT
Thứ ba, nhìn chung tất cả học sinh tại Hà Nội đều được quan tâm học ngoại ngữ tại trường THCS nên các em có thể thi môn ngoại ngữ độc lập”.
Học tập ra sao khi thay đổi phương án thi?
Dự kiến, khoảng học kỳ 1 năm học tới Sở GDĐT Hà Nội mới chốt và công bố chính thức. Trong khi đó, cách thức thi sẽ quyết định đến cách thức giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Do vậy, vấn đề mà phụ huynh, học sinh và giáo viên quan tâm là: Học như thế nào, nên làm gì để có thể đáp ứng được các phương án thi?
Từ kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, TS Phạm Ngọc Hưng đưa ra những định hướng cách học cho từng phương án thi như sau:
Với phương án 1: Ngay từ đầu năm học, học sinh sẽ phải học đều các môn, tránh học lệch, môn thi mới có thể là bất kỳ môn nào trong các môn Sử, Địa, Giáo dục công dân, Lí, Hóa, Sinh.
Ngoài ra, Toán, Văn và Ngoại Ngữ là các môn đã được xác định trước và cần học chắc từ đầu. Đến thời điểm tháng 3, học sinh sẽ cần tập trung thêm vào môn thứ 4.
Với phương án 2: Học sinh cần tập trung ôn luyện thật tốt 2 môn Toán – Văn để chuẩn bị cho kì thi. Học sinh cần tham khảo và nghe tư vấn của thầy cô để ôn thi theo lộ trình cụ thể với các giai đoạn: Nắm chắc kiến thức cơ bản; tổng ôn và luyện đề.
Với phương án 3: Đây sẽ là phương án thi đưa đến nhiều áp lực khi thay đổi cả hình thức thi lẫn số môn thi. Ngay từ đầu năm học, học sinh sẽ phải học 9 môn học.
Và đến thời điểm công bố, học sinh sẽ tiếp tục phải học tập trung 6 môn thi. Hơn nữa, các em phải bắt đầu làm quen với cách thức thi trắc nghiệm khách quan. Tất cả các học sinh lớp 9 cần rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm thật tốt, tránh những sai lầm không đáng có trong quá trình làm bài.
TS Hưng cũng đưa ra lời khuyên: Dù theo phương án nào thì chắc chắn các môn Toán và Văn cũng sẽ có trong kì thi. Học sinh và phụ huynh cần xác định đúng năng lực, mục tiêu (điểm số, trường) để có một lộ trình ôn thi không bị áp lực quá lớn.
“Việc bây giờ của học sinh là học và sẵn sàng với mọi phương án thi, vì dù lựa chọn phương án nào, phạm vi kiến thức cũng là bám sát sách giáo khoa.
Phụ huynh và học sinh cần lên kế hoạch học đều các môn, tập trung ôn luyện thật tốt theo một lộ trình ôn rõ ràng và khoa học. Cho dù thi theo phương án nào thì việc học đều các môn cũng có lợi thế về kiến thức và nền tảng cần thiết cho các năm ở THPT về sau”- TS Phạm Ngọc Hưng khẳng định.
ĐẶNG CHUNG
Theo laodong.vn
Thi vào 10 tại Hà Nội: Phải kết hợp cả 3 phương án mới đem lại hiệu quả
Hà Nội vừa công bố 3 phương án thi vào 10 năm 2019 để lấy ý kiến và dự kiến chốt phương án thi chính thức trong học kỳ 1 năm học 2018 - 2019. Thầy Hồng Trí Quang - Giáo viên Toán tại Hà Nội cho rằng 3 phương án đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm, do đó có thể kết hợp các phương án để mang lại hiệu quả tốt nhất.
3 phương án đều có hạn chế
Phương án 1: Thi 4 bài thi độc lập, trong đó có 1 bài thi tháng 3 mới công bố. Như vậy, học sinh phải tập trung vào tất cả các môn, thi 4 môn riêng biệt sẽ tương đối áp lực so với chỉ 2 môn thi hiện tại.
Phương án 2: Việc kết hợp thi tuyển 2 môn Toán, Văn kết hợp với xét tuyển như hiện nay có một vài điểm bất cập như: Học sinh học lệch, xét tuyển bằng điểm rèn luyện và học tập các năm cấp 2 chưa thực sự chính xác, cảm tính. Ngoại ngữ là môn quan trọng nhưng do không thi nên cũng khiến các em xem nhé.
Phương án 3: Ngoài việc thi 2 môn chính là Toán Văn, học sinh còn thi thêm bài thi tổ hợp gồm 4 môn. Như vậy, học sinh sẽ phải ôn tất cả là 6 môn vào giai đoạn cuối (tháng 3 hàng năm công bố tổ hợp 4 môn sẽ thi). Điều này gây sức ép tâm lí rất lớn lên các em, dù cho đề thi tổ hợp có nhẹ nhàng đi chăng nữa. Bên cạnh đó, việc thi trắc nghiệm cũng cần có thời gian cho học sinh làm quen cả về cách học và cách làm bài.
Thầy Hồng Trí Quang
Kết hợp phương án 1 và 3 nhằm khắc phục các hạn chế
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang lấy ý kiến về 3 phương án thi trên và cũng cho biết các trường có thể đề xuất các phương án khả thi khác.
Theo thầy Hồng Trí Quang, trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, Ngoại ngữ là rất cần thiết và cũng đang được đầu tư giảng dạy trong các trường từ tiểu học tới THCS. Do đó, có thể tổ chức thi Toán, Văn và Tổ hợp 2 môn (Ngoại ngữ 1 môn được lựa chọn bằng hình thức bốc thăm vào tháng 3 hàng năm). Trong đó, Toán, Văn thi 120 phút tự luận như lâu nay, bài thi tổ hợp trắc nghiệm nhẹ nhàng với các câu hỏi ở mức độ thông hiểu, nhận biết và vận dụng đơn giản để tránh áp lực cho học sinh thì tháng 3 mới công bố môn thi còn lại trong bài thi tổ hợp.
Phương án này sẽ khắc phục được hạn chế được những hạn chế ở phương án 1 và phương án 3, vẫn đảm bảo học sinh học đều các môn. Với tổ hợp 2 môn (Ngoại ngữ 1 môn được lựa chọn) sẽ giúp học sinh làm quen dần với chương trình tích hợp của sách giáo khoa mới.
Đặc biệt sự tích hợp môn Ngoại ngữ với 1 môn được lựa chọn cũng là khá dễ dàng. Phương án như vậy sẽ giảm bớt được 1 bài thi so với phương án 1 (tức giảm bớt được 1 buổi thi), đồng thời giảm bớt được số môn thi (6 môn) so với phương án 3 từ đó cũng giảm bớt áp lực thi cử cho học sinh.
Sở GD&ĐT Hà Nội cần sớm chốt phương án thi ngay ở nửa đầu học kỳ 1 của năm học 2018 - 2019 để thầy và trò thuận tiện trong việc học và ôn thi vào 10. Đồng thời, nếu lựa chọn một phương án thi mới, Sở cũng cần tập trung xây dựng ngân hàng câu hỏi chất lượng và công bố sớm đề thi minh họa để nhà trường, giáo viên và học sinh có kế hoạch dạy học và ôn tập tốt.
Hoàng Trương
Theo Dân trí
Tuyển sinh lớp 10 năm 2019 của Hà Nội: Chọn phương án nào hữu hiệu? "Theo quan điểm của tôi, ở thời điểm hiện tại, chọn phương án 1 là phù hợp nhất, tương tự như thi THPT đã áp dụng trong một thời gian dài. Phương án 1 phát huy được mục đích giáo dục toàn diện, khắc phục được các nhược điểm của hai phương án còn lại". Nhiều tỉnh đã điều chỉnh việc thi tổ...