Việc của Ban giám hiệu, sao lại đẩy ra ngã ba đường đầy rủi ro như vậy?
Một số thầy cô làm công tác chủ nhiệm mà có tư tưởng chọn lớp tốt, chê lớp dở, thích lễ tết nhận quà của phụ huynh học sinh thật nhiều thì nên xem xét lại.
Mới đây, tôi có bài viết “Tôi không đồng tình với việc bốc thăm chọn lớp hên-xui” trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam (ngày 26/7) nhưng các bình luận ở dưới bài lại đồng tình với việc bốc thăm chọn lớp chủ nhiệm và giảng dạy.
Ngày 29/7, cũng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, tác giả Minh Anh có bài “Tôi đồng tình với việc bốc thăm chọn lớp”.
Họ đưa ra lý lẽ, làm như vậy là công bằng, khách quan, giáo viên không nghi kị về ban giám hiệu và ban giám hiệu cũng không bị hiểu khác đi, thương người này, ghét người kia.
Có người còn kể, giáo viên chủ nhiệm sướng lắm, ngày lễ tết nhận nhiều quà của phụ huynh học sinh.
Tôi thật sự không ngờ, một công việc bình thường thuộc về thẩm quyền, trách nhiệm chỉ định, phân công của lãnh đạo nhà trường nay lại bị đẩy ra giữa “ ngã ba đường” chấp nhận sự rủi ro, hên – xui.
Bốc thăm chọn lớp chủ nhiệm có phải là việc nên làm (Ảnh minh họa: baonghean.vn).
Nhìn vào đây, phụ huynh và các em học sinh sẽ suy nghĩ gì về vai trò, trách nhiệm của các nhà giáo chúng ta?
Video đang HOT
Phải chăng một số thầy cô giáo bây giờ ít tâm huyết với nghề mà nặng chuyện hơn – thua, lớp tốt – lớp dở, thiếu quan tâm đến mong muốn, nguyện vọng chính đáng của các tập thể lớp, các học sinh.
Thực tế cho thấy, các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông lâu nay đều có lớp chọn (lớp chất lượng cao) ở từng khối lớp.
Giả định, áp dụng hình thức bốc thăm giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng cho các lớp đó. Nếu chẳng may, giáo viên năng lực giảng dạy và chủ nhiệm còn yếu, còn hạn chế bốc trúng lớp chọn thì liệu có quản lý và giảng dạy tốt được không.
Sau một thời gian quản lý, dạy học, nhiều tập thể lớp chọn đã từng kiến nghị với ban giám hiệu nhà trường nên đổi thầy cô giáo chủ nhiệm và giảng dạy chưa phù hợp với các em.
Ban giám hiệu phải vất vả trong giải thích và điều tiết, sắp xếp trở lại.
Bốc thăm chọn lớp chủ nhiệm và giảng dạy, thường xảy ra tình trạng chủ nhiệm và giảng dạy trùng lặp lại giáo viên đã từng chủ nhiệm và giảng dạy năm trước đó, mà bản thân tập thể lớp ấy không muốn thầy cô đó chủ nhiệm và giảng dạy mình nữa, vì nhiều lý do tế nhị.
Hơn nữa, bốc thăm chọn lớp giảng dạy và chủ nhiệm ngẫu nhiên còn dẫn tới sự mất cân đối về giới tính thầy giáo và cô giáo, lớp thì toàn thầy giáo, lớp thì toàn cô giáo.
Bản thân, tôi từng trải qua 14 năm làm công tác chủ nhiệm 15 lớp ở một trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Quảng Ngãi.Có sự thực đáng buồn là một số giáo viên bốc thăm được lớp được xem là tốt, là giỏi nên vô cùng phấn khởi nhưng quá trình giáo dục và kết quả cuối năm lớp ấy lại sa sút thảm hại.
Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp nào tôi chủ nhiệm lớp đó, không hề so đo, nhìn ngó…giáo viên, lớp khác.
Nhận trúng lớp chưa ngoan, có nhiều học sinh cá biệt, tôi tự nhủ với lòng mình cần phải sâu sát, gần gũi và có trách nhiệm với các em cao hơn.
Nói thật, trong 15 lớp chủ nhiệm ấy, tôi chưa bao giờ nhận món quà nào ở ngày Nhà giáo 20/11 của tập thể lớp, phụ huynh và học sinh có giá trị trên 200.000 đồng, còn các ngày lễ, tết khác tuyệt đối không có.
Tôi chỉ có trông mong duy nhất các em, lớp mình chủ nhiệm chăm ngoan, học tốt.
Theo tôi, một số thầy cô giáo bây giờ làm công tác chủ nhiệm mà có tư tưởng chọn lớp tốt, chê lớp dở, thích lễ tết nhận quà của phụ huynh học sinh thật nhiều thì nên xem xét lại chính mình.
Một số thầy cô giáo thiếu tâm huyết, hay so đo, hơn thua… đủ thứ với nhà trường, đồng nghiệp…tất nhiên còn lâu mới nhận được sự tôn trọng của mọi người, nhất là phụ huynh và học sinh.
ĐỖ TẤN NGỌC
Theo giaoduc.net
Học sinh 'chấm điểm' giáo viên
Bằng phiếu tham khảo ý kiến, mỗi học sinh có quyền lựa chọn thang điểm, mức đánh giá giáo viên, thành viên ban giám hiệu theo 5 tiêu chí đề xuất
Học sinh đánh giá giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục - B.THANH
Đó là hình thức nâng cao chất lượng giáo dục mà Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) lần đầu tiên thực hiện nhằm giúp người dạy nắm bắt từng mức độ đánh giá giáo viên của học sinh.
Cụ thể, ở khâu chấm điểm giáo viên, nhà trường phát Phiếu tham khảo ý kiến đến từng học sinh. Trong đó, học sinh được quyền chấm điểm các nội dung liên quan đến giáo viên và chất lượng môn học thông qua việc trả lời những câu hỏi trong phiếu.
Theo đó, trong phiếu đề xuất 5 tiêu chí để học sinh lựa chọn đánh giá thông qua thang điểm từ 1 đến 10 bao gồm: Kiến thức của giáo viên; Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên; Trách nhiệm của giáo viên; Phương pháp giảng dạy của giáo viên; Phương pháp kiểm tra đánh giá của giáo viên.
Với những tiêu chí nói trên, học sinh sẽ đánh giá giáo viên về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy và quản lớp, đảm bảo giờ lên lớp, tác phong trong giờ dạy và thái độ ứng xử với học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức cho bí thư chi đoàn, lớp trưởng mỗi lớp bỏ phiếu tín nhiệm hiệu trưởng và hội đồng sư phạm bỏ phiếu tín nhiệm từng thành viên trong ban giám hiệu trường.
Nói về mục đích của việc làm này, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, chia sẻ nhà trường luôn mong muốn ghi nhận "sự đánh giá" của học sinh về chất lượng giảng dạy, đào tạo của giáo viên, của trường để từ đó đưa ra những thay đổi sao cho hợp lý nhất.
Vị hiệu trưởng này nhấn mạnh, mọi điểm số, mức độ đánh giá giáo viên của học sinh hay chỉ số tín nhiệm với hiệu trưởng, ban giám hiệu đều được nhà trường công khai. Những kết quả này không ảnh hưởng đến kết quả thi đua của giáo viên mà chỉ mang tính tham khảo, không phải tạo thêm áp lực cho thầy cô. Từ điểm số này, các thành viên trong nhà trường sẽ nhìn nhận lại bản thân để có những điều chỉnh cho phù hợp.
Theo Thanh niên
"Tôi không đồng tình với việc bốc thăm chọn lớp hên-xui" Việc bốc thăm lớp, giáo viên chủ nhiệm cho thấy, các giáo viên không tin tưởng vào tính công tâm, khách quan của Ban Giám hiệu nhà trường. Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình vừa hướng dẫn thực hiện các các hoạt động chuẩn bị cho năm học 2019- 2020 đối với cấp tiểu học. Theo hướng dẫn này, Sở Giáo...