VIDEO: Tiết lộ “động trời”, học trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội 3 tuần có bằng
Để lấy bằng trung cấp mầm non đơn giản lắm! Người học chỉ cần đóng tiền, đi thi có tài liệu để chép, sau vài tuần hoặc vài tháng nghiễm nhiên có bằng trung cấp.
(Tiếp theo phần 1)
Ảnh minh họa
VIDEO: Học viên chia sẻ về công nghệ ghép lớp, lấy bằng sau 1 tháng (Đức Minh- Vũ Ninh)
Tại nơi ghi trụ sở chính của trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội có địa chỉ tại số 18, tòa nhà HH03E, chung cư Thanh Hà (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), phóng viên đã được nhiều người học chia sẻ những câu chuyện vừa bi, vừa hài về cái gọi là “công nghệ ghép lớp” thực chất là một dạng mua bán bằng cấp chính quy.
Người học chỉ cần thi một buổi tốt nghiệp, ung dung cầm tài liệu để chép. Có người học cần bằng cấp để đi dạy, để mở trường…
Cũng có những người chưa một ngày học sư phạm nhưng sau khi đi thi 1 buổi, có bằng và nghiễm nhiên trở thành cô giáo mầm non…
Thật khó để chấp nhận những hành vi này kể cả từ phía nhà trường cho đến người học. Nên nhớ những người mua bằng chính quy như trên sẽ trở thành giáo viên hoặc mở trường mầm non.
Đến đây những thủ đoạn mua bán bằng cấp ở mức độ tinh vi của trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội đã được phơi bày tương đối rõ ràng.
Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo 5 tuổi không quá 35
Đây là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư ban hành Điều lệ Trường mầm non. Dự thảo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến góp ý của nhân dân.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo. Đối với nhóm trẻ: Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ.
Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau: Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi 15 trẻ; nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 20 trẻ; nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 25 trẻ.
Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau: Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi 25 trẻ; lớp mẫu giáo 4-5 tuổi 30 trẻ; lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 35 trẻ.
Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 2 trẻ khuyết tật học hòa nhập. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành.
Về đánh giá kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dự thảo quy định:Kiểm tra sức khỏe trẻ em, tối thiểu một lần trong một năm học.Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trên các biểu đồ tăng trưởng: Trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên 3 tháng một lần.
Dự thảo quy định trình độ chuẩn được đào tạo và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên như sau:Giáo viên mầm non có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non. Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên được nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định. Hằng năm, giáo viên tự đánh giá và được nhà trường đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử, của giáo viên và nhân viên thân thiện, yêu thương, tôn trọng đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.Trang phục của giáo viên và nhân viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Các hành vi giáo viên không được làm là: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em; xuyên tạc nội dung giáo dục; tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đối xử không công bằng đối với trẻ em; ép buộc trẻ học thêm để thu tiền; bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Cần Thơ: Trường mầm non "lấy trẻ làm trung tâm" phát huy hiệu quả tích cực Ngày 10/7, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức tổng kết 5 năm "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016 - 2020. Qua 5 năm thực hiện, bậc học giáo dục mầm non của thành phố chuyển biến tích cực. Hoạt động "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" tại Trường MN Tuổi Ngọc,...