Video phát hiện con đường 7.000 tuổi dưới đáy biển
Những tàn tích dưới nước của một con đường 7.000 năm tuổi, nối một vùng đất nhân tạo cổ xưa với một hòn đảo của Croatia đã được phát hiện.
Phát hiện con đường 7.000 tuổi dưới đáy biển.
Các nhà khảo cổ đã có một khám phá hấp dẫn ở vùng biển ngoài khơi đảo Korčula của Croatia. Đó là một con đường cổ gắn liền với nền văn hóa hàng hải đã mất được gọi là Hvar. Những người sống ở khu vực này trong thời kỳ Đồ đá mới.
Phát hiện đáng chú ý trên do nhà nghiên cứu Igor Borzić của Đại học Zadar (Croatina) thực hiện.
Ông tìm ra điều này sau khi phát hiện ra các cấu trúc bất thường ở độ sâu khoảng 4,6m dưới nước ở Vịnh Gradina trên bờ biển phía tây Korčula.
Đoạn video về phát hiện trên đã được Đại học Zadar công bố, cung cấp thêm thông tin chi tiết về lối đi dưới nước, được xây dựng bằng đá xếp chồng lên nhau và có chiều ngang khoảng 3,6m.
Đại học Zadar đưa ra một tuyên bố, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của khám phá trên.
Dọc theo con đường trên, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những lưỡi đá lửa, rìu đá và những mảnh cối xay, giúp chúng ta hiểu thêm về những người Hvar bí ẩn đã đến khu vực này khoảng 7.000 năm trước.
Nghiên cứu trên là một nỗ lực hợp tác liên quan đến nhiều nhà khoa học và tổ chức, dẫn đầu là nhà khảo cổ học Mate Parica, người đã điều tra địa điểm này trong nhiều năm.
Nhiều tàn tích và đồ tạo tác dưới nước của Hvar đã được phát hiện, bao gồm cả một khu định cư được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo. Con đường được phát hiện mới đây đóng vai trò kết nối giữa hòn đảo này và bờ biển Korčula.
Nền văn minh Hvar đã để lại nhiều đồ tạo tác, bao gồm đồ trang trí và đồ gốm, làm sáng tỏ các hoạt động canh tác tự cung tự cấp và các nghi lễ chôn cất của họ.
Các cuộc khai quật không chỉ giới hạn ở các cuộc khảo sát dưới nước mà còn mở rộng đến các địa điểm cổ xưa trên đất liền. Một địa điểm như vậy là một hang động ở thị trấn Vela Luka gần đó, nơi đã liên tục bị chiếm đóng trong ít nhất 19.000 năm bởi nhiều nền văn hóa khác nhau, bao gồm cả Hvar.
Nghiên cứu khảo cổ đang diễn ra hứa hẹn sẽ tiết lộ thêm những chi tiết hấp dẫn về nền văn minh hàng hải phát triển mạnh trong khu vực hàng ngàn năm trước.
Phát hiện mới về đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: "Sống động như người thật"
Tiếng hát Người làm báo mở rộng 2023: Nhiều màu sắc, giàu cảm xúc
Với cách sắp xếp đặc biệt này, đội quân đất nung trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng có thể đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau khi chiến đấu.
Theo đó, trong đợt khai quật lần thứ 3 tại hố số 1 ở lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng tại thành phố Tây An (Trung Quốc), các nhà khảo cổ học vừa có phát hiện mới về cách sắp xếp đội ngũ của đội quân đất nung.
Trong quá khứ, cách sắp xếp đội ngũ tại hố số 1 được cho là đôi xứng theo trục bắc - nam, tập trung tại đường hầm thứ 6.
Ông Shen Maosheng, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, cho biết: "Lần này, chúng tôi có một số phát hiện đột phá. Trong đợt khai quật thứ 3 trên diện tích hơn 400 m2, chúng tôi nhận thấy binh sĩ đất nung ở phía trước đường hầm thứ 8 có trang bị vũ khí dài, còn binh sĩ ở phía sau thì sử dụng cung tên. Điều tương tự cũng đúng với đường hầm thứ 9. Tất cả binh sĩ ở đường hầm thứ 10 đều cầm vũ khí dài".
Các nhà nghiên cứu phát hiện đội quân đất nung được sắp xếp theo kiểu tóc, trang phục và vũ khí khác nhau (Ảnh: CGTN)
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm rằng, phần lớn chiến binh đất nung tại đường hầm thứ 11 đều dùng cung tên. Một vài chiến binh được trang bị vũ khí dài và đều là chỉ huy.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra một phần mô hình sắp xếp của đội quân tại hố số 1. Chẳng hạn, phía trước xếp đầy chiến binh đất nung mặc áo giáp, các chuyên gia gọi đó là quân tiên phong. Ở hai bên của quân tiên phong là chiến binh đất nung quàng khăn. Tất cả chiến binh đất nung ở hàng giữa đều có búi tóc. Phía sau họ lại là tượng binh sĩ với búi tóc dẹt. Điều kỳ lạ là các chiến binh có kiểu tóc khác nhau lại đứng ở vị trí khác nhau và có thể họ phụ trách nhiệm vụ riêng biệt trong khi chiến đấu.
Qua cách sắp xếp, bố trí này, các nhà nghiên cứu có thể có thêm hiểu biết trực quan và cụ thể hơn về đội quân.
"Chúng tôi muốn công bố nghiên cứu sớm hết mức có thể để nhiều người có thể tìm hiểu về đội quân hơn", ông Shen Maosheng chia sẻ.
Đội quân đất nung: Phát hiện chấn động trong thế kỷ 20
Vào năm 1974, các nông dân ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (thuộc tây bắc Trung Quốc) đã có phát hiện phi thường. Nhờ đó, đội quân đất nung, một phần trong tổ hợp lăng mộ rộng lớn dành cho Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, được khai quật. Giới nghiên cứu đã tìm thấy các chiến binh đất nung tại chân núi Lệ Sơn.
Các chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1974 (Ảnh: National Geographic)
Đội quân đất nung gồm hơn 8.000 chiến binh được chôn ở các hố đất cách xa trung tâm của lăng mộ. Khi được phát hiện và khai quật lần đầu tiên, các bức tượng chiến binh vẫn còn giữ được màu sơn trên mặt và trang phục. Theo các chuyên gia, không chỉ tư thế, trang phục, mặt tượng còn sống động đến mức trông như người sống.
Các chuyên gia ngạc nhiên khi các binh sĩ đất nung có khuôn mặt sống động như người thật (Ảnh: Historycollection)
Lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng nằm ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Theo sử gia Tư Mã Thiên, lăng mộ này được xây dựng bởi hàng trăm nghìn người, kéo dài trong gần 40 năm và hoàn thành vào khoảng năm 208 TCN. Với diện tích lớn gấp 70 lần Tử Cấm Thành, đây được coi là lăng mộ cá nhân lớn nhất trên thế giới. Những cấu trúc ngầm ở bên dưới lòng đất vẫn gần như còn nguyên vẹn.
Sau khi kiểm tra toàn bộ khu vực và không phát hiện ra lỗ hổng nào cho thấy những kẻ trộm mộ từng đột nhập, một số nhà khảo cổ cho rằng, ngôi mộ trung tâm có chứa hài cốt của hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn chưa bị xáo trộn sau hàng nghìn năm.
Khu vực trung tâm của lăng mộ, nơi chứa hài cốt của hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một bí ẩn lớn chưa thể khám phá (Ảnh minh họa của Ancientorigins)
Tìm thấy đội quân đất nung vẫn được coi là một trong những phát hiện lớn nhất tại lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Cho đến nay, các nhà khảo cổ, nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu về đội quân đất nung cũng như những bí mật ẩn giấu bên trong lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Cái cây kỳ lạ nhất thế giới thách thức mọi định luật vật lý Đến nay không ai biết chính xác làm thế nào mà cây vả lại mọc được ở vị trí đó, hay nó đã phát triển được bao lâu. Ở tàn tích cổ xưa của Baiae, gần thành phố Bacoli hiện đại của đất nước Italy có một cái cây nổi tiếng không phải bởi tuổi đời ngàn năm, thân hình đồ sộ hay...