Video học trò vây, đánh thầy giáo túi bụi ngay trong lớp
Sự việc xảy ra tại một trường trung học ở tỉnh An Huy, Trung Quốc và đang gây “bão mạng” với vô số bình luận, hầu hết lên án cách hành xử của các học sinh.
Theo BBC, video quay lại sự việc được đăng tải đêm qua 20/4 và được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Ngày 21/4, hàng loạt các tờ báo địa phương và trung ương Trung Quốc đưa tin, bình luận.
Sự việc được cho là xảy ra trong một lớp tiếng Anh ban đêm tại một trường trung học ở quận Mengcheng. Thầy giáo được nói là đã giao bài tập cho học sinh, nhưng một học sinh nam không chịu nộp bài.
Sự việc được cho là xảy ra trong một lớp tiếng Anh ban đêm tại một trường trung học ở quận Mengcheng.
Hai thầy trò cự cãi, sau đó thầy giáo túm lấy cổ nam sinh. Một nam sinh khác thấy vậy lao tới xô thầy giáo, sau đó một nhóm học sinh xông vào đánh thầy, dồn ông vào góc lớp. Ông này cũng đánh trả và tát học sinh nhiều cái.
Tin mới nhất từ tờ Anhui News cho biết, hiệu trưởng nhà trường đã bị đình chỉ, trong khi thầy giáo và các học sinh đang bị thẩm vấn.
Trên mạng, rất nhiều người bày tỏ bị sốc và ghê tởm vụ việc. Hầu hết đứng về phía thầy giáo và lên án các học sinh.
“Clip cho thấy không ai tìm cách ngăn vụ đánh nhau, tất cả những gì tôi nghe thấy là tiếng la hét và thậm chí cả tiếng cười. Thời gian đã làm thay đổi mọi thứ chăng? Còn nhớ khi tôi còn đi học, học sinh rất có kỷ luật và biết vâng lời”, một người viết.
Video đang HOT
“Tôn trọng thầy cô là điều cơ bản nhất, nếu bạn thậm chí không thể tôn trọng thầy cô thì bạn không thể tôn trọng bất cứ điều gì”, một người khác nói.
Một số người thậm chí cho rằng, thầy cô nên cứng rắn hơn trong kỷ luật học sinh.
“Với loại học sinh này, nên dùng bạo lực để chúng sợ… Nếu giáo viên không thể làm điều đó thì dùng đến lực lượng an ninh”, một người viết.
Tuy nhiên cũng có ý kiến nói thầy giáo cũng có lỗi và việc ông nắm lấy cổ học sinh là không thích hợp.
Video học trò vây, đánh thầy giáo túi bụi ngay trong lớp
Theo Tường Vy/Tuổi Trẻ
Cô giáo nghèo 30 năm dạy thêm miễn phí
"Tôi có kiến thức nên muốn dạy cho các học sinh ham học hỏi. Các thế hệ học sinh đến nhà và được tôi dạy chưa em nào phải mất tiền" - cô Phạm Thị Hải cho biết.
Những năm 1995-2000, có rất nhiều giáo viên mở lớp dạy thêm để kiếm thu nhập. Ngược dòng chảy đó, có cô giáo nghèo Phạm Thị Hải (ở thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội), dạy môn Địa lý ở trường cấp 3 Bất Bạt, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội cũng mở lớp dạy thêm nhưng không hề lấy một xu của học sinh.
Cô giáo 30 năm dạy thêm miễn phí
Nhiều thế hệ học sinh được cô Phạm Thị Hải dạy thêm nay đã thành tài. Có cựu học sinh kể rằng, trong suốt quá trình giảng dạy ở trường cấp 3 Bất Bạt, khoảng 30 năm, cô không những dạy thêm miễn phí mà còn cho các học sinh tiền mua sách, mặc dù gia đình không khá giả gì.
Cô Phạm Thị Hải.
Cô Hải ở thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội và có cuộc trò chuyện với cô Phạm Thị Hải. Trong buổi trò chuyện với chúng tôi, cô Phạm Thị Hải cho biết: "Tôi có kiến thức nên dạy cho các em có nhu cầu. Có lẽ vì thế mà Tết năm nào nhà cũng đầy ắp tiếng cười của học trò.
Tôi không mở lớp dạy thêm đại trà, mỗi năm tôi chỉ dạy khoảng 3-5 em tại nhà. Cứ khi nào tôi không có lịch dạy ở trường là các em lại đến nhà tôi học. Các thế hệ học sinh đến nhà và được tôi dạy, chưa học sinh nào phải mất tiền. Có đưa tiền tôi cũng không lấy, vì gia đình các em ở địa phương tôi thường rất nghèo".
Không lấy tiền vì đã có... lương
Nói về việc tại sao không lấy tiền, cô Hải chia sẻ: "Tôi đã có lương rồi, bố mẹ các em nghèo thì lấy đâu ra tiền mà đưa cho mình. Các em đến học, tôi dạy theo cách như những người bạn học nhóm.
Nhiều khi học quá hăng say, cô trò chúng tôi quên cả ăn. Khi kết thúc buổi học cũng là lúc đã thấm mệt và đói. Lúc này cô trò chúng tôi lại lao vào bếp nấu ăn... Cứ như vậy suốt 30 năm".
Ngôi nhà của cô Hải từng dạy nhiều thế hệ học trò.
"Tôi dạy cho các em kiến thức, những em nào tiếp thu nhanh thì đỗ đạt thành tài. Còn em nào tiếp thu kém hơn cũng đủ hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Tôi dạy thêm học không lấy tiền không phải mong sau này các em đỗ đạt trả ơn mà dạy bằng cả tấm lòng của người giáo viên.
Nhưng từ trước đến giờ, cứ mỗi Tết đến Xuân về gia đình tôi luôn ngập tiếng cười của tình cô trò. Đến lúc này tôi đã nghỉ hưu gần 10 năm, nhưng tình cô trò vẫn y nguyên như những ngày đứng lớp", cô Hải tâm sự.
Dẫu biết rằng công việc cũng lắm nhọc nhằn, cuộc sống đầy khó khăn, nhưng người mẹ, người cô này vẫn ngày ngày dành cái tâm của mình để giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh.
"Cái quý giá nhất mà con người có được là tình thương. Vì thế, hãy gieo hạt giống tình thương đó lên vai các học trò. Các em sẽ làm cho những hạt giống ấy nảy mầm và phát triển. Ở đời có nhân là có quả, mình giúp người này, người khác lại giúp mình", cô Hải nói.
Bà Nguyễn Thi Chanh, một người dân trong thôn tự hào nói: "Nhà cô Hải ngay bên nhà tôi. Trước đây cô thường xuyên dạy thêm học sinh không lấy tiền, nên cứ Tết đến nhà cô ấy luôn đầy ắp các thế hệ học sinh đến chúc Tết. Nhà cô giáo Hải đâu có khá giả gì, chồng yếu không có lương nhưng cô ấy vẫn giúp đỡ học sinh nghèo và nuôi 2 người con ăn học đỗ đạt".
Tết này, tuổi này, giờ sức khỏe của cô không còn có thể đứng lớp. Phần nữa vì khối C không còn nhiều học sinh theo đuổi nên cô Hải không còn dạy thêm miễn phí. Song người dân, học trò vẫn gọi tên Cô Hải ấm áp như thưở nào.
Theo Tiến Anh/Infonet
Giấc mơ giảng đường của cậu học trò không chân Không thể đi học khi đôi chân bị teo tóp, Mậu vẫn kiên trì "bò" tới trường bằng chính đôi tay đã chai sạn để thực hiện hóa giấc mơ của mình. Như thường lệ, sau khi được bạn cùng phòng trọ đưa về phòng bằng xe lăn sau buổi học, dù không được mọi người phân công nấu ăn nhưng Lương Văn...