Video: Công nghệ mua bán bằng cấp chính quy đã tinh vi đến mức nào? (Phần 1)
Những góc khuất chưa được hé lộ về tình trạng mua bán bằng cấp chính quy (bằng thật) đang diễn ra công khai và hết sức tinh vi hiện nay thật sự rất nhức nhối.
Ảnh minh họa
Tư vấn viên nói về thủ đoạn ghép lớp thực chất là mua bán bằng cấp ( Video: Nhóm phóng viên)
Những góc khuất chưa được hé lộ về tình trạng mua bán bằng cấp (bằng thật-phóng viên) đang diễn ra công khai và hết sức tinh vi hiện nay.
Sau nhiều tháng tìm hiểu, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận được thủ đoạn mua bán bằng cấp chính quy ( bằng Trung cấp, Cao đẳng) do một số trung tâm tuyển sinh liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học tổ chức.
Công nghệ mua bán bằng cấp đã thực sự được đẩy lên một tầm cao mới: tinh vi hơn, thủ đoạn hơn. Thủ đoạn này được các đối tượng gọi là hành vi “ghép lớp”
Lưu ý: Đây không phải là mua bán bằng cấp giả mà bằng cấp được bán ra là bằng có dấu đỏ, có chữ ký của hiệu trưởng, phôi bằng thật.
Thí sinh không cần học, không cần làm bài kiểm tra, khi đi thi có người cho chép bài.
Chỉ cần bỏ ra số tiền vài chục triệu đồng, các trường đã “hô biến” một thí sinh không đi học một ngày nào thành những sinh viên năm 1, năm 2 thậm chí là sinh viên năm cuối. Những người này chỉ cần đi học vài buổi là có bằng Cao đẳng chính quy.
Những tư liệu trên được ghi lại tại Trung tâm hợp tác Nhân sự Quốc tế, trường Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội (địa chỉ tại phòng 302, tầng 3, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận Hoàng Mai).
Trường cao đẳng tìm đường vượt khó
Xu thế phát triển nghề nghiệp cùng tâm lý xã hội khiến các trường khối giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ngày càng khó khăn trong công tác tuyển sinh. Thách thức về sự tồn vong đã hiển hiện, đòi hỏi các trường tìm đường vượt khó.
Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TPHCM ký kết hợp tác với Tổ chức giáo dục âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn Á Châu. Ảnh: TG
Khó chồng khó
Tại buổi làm việc với Hiệp hội các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế - kỹ thuật (ATEC), ông Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) cho rằng: Vướng mắc, khó khăn lớn nhất với các cơ sở GDNN hiện nay là vấn đề tuyển sinh. Đặc biệt, các trường trong khối ATEC với đặc thù nguồn tuyển sinh chủ yếu là đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở. Điều này khiến không ít trường nghề ở một số tỉnh, thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng... mặc dù trường lớp khang trang, nhưng học sinh vắng, thầy cô không có việc làm. Việc đóng cửa trường là tất yếu.
Lý giải về tình trạng trường nghề vắng học sinh, theo đại diện Sở LĐ,TB&XH TP Hải Phòng, số giáo viên dạy nghề hạn chế cả về số lượng và chất lượng, có không ít trường (nhất là ở các trung tâm dạy nghề) giáo viên chủ yếu đi mượn. Bản thân các trường dạy nghề chưa thực sự năng động, chủ động nắm bắt thị trường... Bên cạnh đó còn có tâm lý thích làm thầy chứ không muốn làm thợ ở một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh...
Không chỉ khó khăn về tuyển sinh, nhiều trường còn nan giải trong câu chuyện sáp nhập, tự chủ tài chính.
Tại Bình Định, sau khi sáp nhập, Trường CĐ Bình Định thành lập các cơ sở đặt tại 4 trường trung cấp cũ. Theo ông Lê Xuân Nguyên (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bình Định), khi sáp nhập, bộ máy của các trường trung cấp có vị trí việc làm giống nhau như kế toán, văn thư... Đảng ủy, ban giám hiệu đã thực hiện nhiều cuộc sắp xếp, bố trí lại vị trí việc làm, điều động, luân chuyển.
Do nhiệm vụ, vị trí công tác, cán bộ, giáo viên phải di chuyển giữa các cơ sở với khoảng cách địa lý khá xa nên bước đầu còn nhiều khó khăn. Việc tuyển sinh gặp khó ở một số ngành, nghề, dẫn đến thiếu giờ dạy, nhà trường đã bố trí giáo viên khác nhằm bảo đảm khối lượng công việc.
Tuy nhiên, một số giáo viên không thể bố trí công việc khác vì lý do cá nhân, điều kiện gia đình, trình độ chuyên môn. Đến nay, 6 viên chức và 20 giáo viên, nhân viên hợp đồng chủ động xin chuyển công tác hoặc thôi việc.
SV Trường CĐ Nghề TPHCM trong giờ học thực hành. Ảnh: TG
Liên kết để mạnh hơn
Trước khó khăn chung, nhiều trường cao đẳng đã tìm những lối đi riêng để phát triển, đồng thời khẳng định thương hiệu của mình với người học và xã hội. Trong đó, một số trường đã chọn hình thức liên kết với các đơn vị bên ngoài để phát triển.
Theo ông Trần Kim Tuyền - Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TPHCM, từ năm 2007 đến nay, trường đào tạo được 12 khóa trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp cho hơn 30.000 sinh viên, học sinh. Trong đó, 90% sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm, số còn lại học tiếp lên bậc học cao hơn hoặc tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh. Riêng các ngành Cơ khí chính xác, Hàn, Điện lạnh, 100% học sinh có việc làm ổn định và thu nhập cao.
"Trường còn tổ chức đào tạo cho hàng nghìn lượt học viên để phục vụ xuất khẩu lao động cho thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Canada... trong chương trình hợp tác giữa trường với các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động. Đồng thời, trường liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, đào tạo theo địa chỉ, ngành nghề gắn với thị trường lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động của địa phương, nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh việc giảng dạy đúng, đủ nội dung theo chương trình, sát với yêu cầu của sản xuất, kết hợp lý thuyết với thực hành, trường còn chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, sinh viên, tăng thời gian thực tập tại xưởng để rèn kỹ năng, tay nghề cho người học, đồng thời tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với các doanh nghiệp..." - Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TPHCM cho biết.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM (CĐ VHNT) đã kết duyên với Tổ chức giáo dục âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn Á Châu (AMPA Education). Theo TS Trương Nguyễn Ánh Nga - Hiệu trưởng Trường CĐ VHNT TPHCM, nội dung của chương trình hợp tác là phát triển học thuật và hỗ trợ bằng hiện vật cho đào tạo chuyên ngành Thanh nhạc.
Thời gian hợp tác kéo dài từ tháng 8/2019 - 8/2022. Cụ thể, AMPA sẽ trang bị cho nhà trường 1 phòng dạy nhạc gồm các nhạc cụ như trống, guitar bass, guitar solo, piano điện, loa bluetooth, microphones... Đồng thời, AMPA cung cấp giáo trình âm nhạc Trinity College London mẫu và tập huấn phương pháp sử dụng giáo trình cho giảng viên; tiếp nhận SV tốt nghiệp của trường có nguyện vọng trở tành cộng tác viên dạy nhạc cho trẻ em và học sinh trong Dự án phát triển âm nhạc tại TPHCM của AMPA.
Trường CĐ VHNT TPHCM hiện có khoa Sư phạm âm nhạc, đào tạo giáo viên âm nhạc trẻ, tuy nhiên, cơ sở vật chất của trường chưa bảo đảm cho công tác đào tạo giáo dục âm nhạc cho sinh viên. Do đó, sự kiện hợp tác sẽ góp phần nâng cao năng lực đào tạo giáo viên âm nhạc của nhà trường, đồng thời mang giáo dục âm nhạc đến trẻ em Việt Nam được nhiều hơn như mục tiêu mà AMPA Education đặt ra.
Tuyển sinh vào lớp 10 TP. HCM năm 2020: Hướng đi nào cho các em không đỗ công lập? Sau tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), học sinh còn nhiều hướng đi khác bởi học trung học phổ thông (THPT) không phải là con đường duy nhất. Vì nếu không đủ khả năng đỗ trường công hay tiềm lực tài chính vào trường tư, học sinh tốt nghiệp THCS có thể có nhiều lựa chọn khác phù hợp với mình. Còn...