Vicostone (VCS): 9 tháng lãi ròng 790 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng gần 350 tỷ đồng
BCTC hợp nhất của CTCP Vicostone (MCK: VCS) cho biết, lũy kế 9 tháng đầu năm, VCS ghi nhận doanh thu 3.215,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt gần 920 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 790 tỷ đồng.
Như vậy, với 3.215,6 tỷ đồng, doanh thu của VCS xấp xỉ bằng cùng kỳ năm ngoái (3.242 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế hoàn thành 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm (1.355 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến 30/9/2018 tổng tài sản Vicostone đạt 4.191 tỷ đồng, tăng 382 tỷ đồng so với đầu năm. Lượng hàng tồn kho tăng gần 350 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, lên 1.862 tỷ đồng.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm gần 185 tỷ đồng so với đầu kỳ, từ 656 tỷ đồng xuống gần 472 tỷ đồng, trong đó tiền mặt tăng gần 180% lên hơn 366 tỷ đồng, còn các khoản tương đương tiền giảm gần 80% xuống 105,5 tỷ đồng
Nợ phải trả đến cuối kỳ gần 1.377 tỷ đồng, giảm được 37 tỷ đồng so với đầu kỳ, tuy nhiên tổng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng hơn 150 tỷ đồng, lên mức 1.106 tỷ đồng.
Video đang HOT
Mới đây, Vicostone đã bị truy thu/thu hồi hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp là gần 4,6 tỷ đồng. Trong đó, tiền truy thu thuế TNDN, thuế nhà thầu, thu hồi tiền hoàn thuế GTGT là 3,41 tỷ đồng; tiền phạt về hành vi kê khai sai 682 triệu đồng và tiền chậm nộp thuế 487 triệu đồng.
Với thông tin thiếu tích cực cùng kết quả kinh doanh thiếu khả quan, cổ phiếu VCS đã liên tiếp giảm trong tuần vừa qua. Phiên giao dịch hôm 18/10, VCS đã giảm kịch sản 9,9% xuống vùng giá 71.500 đồng/cp với gần 1 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Quốc Trọng
Theo thuonggiaonline.vn
Giá dầu, biến số cũ mà mới
Giá dầu (Brent) đã lần đầu tiên chạm ngưỡng 80 đô la Mỹ/thùng kể từ tháng 11-2014 đến nay. Theo đó, giá dầu đang ở mức 84,2 đô la Mỹ/thùng, tăng 26,3% so với thời điểm đầu năm 2018. Đây là mức tăng vượt qua nhiều dự báo của các chuyên gia đến từ Bloomberg hay Reuters.
Trước đó, phần lớn đều cho rằng giá dầu trong năm 2018 sẽ ngang bằng với mức của năm 2017, trung bình khoảng 55 đô la Mỹ/thùng. Nguyên nhân là do triển vọng kinh tế toàn cầu không có nhiều khả quan sau khi đã đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2017.
Giá dầu hiện nay và trong thời gian tới vẫn đang rất khó dự báo. Ảnh: T.L
Tuy nhiên, những diễn biến của giá dầu hiện nay và trong thời gian tới vẫn đang rất khó dự báo. Giá dầu tăng cao như hiện nay chủ yếu xuất phát từ phía cung. Theo đó, Mỹ đã đơn phương từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran và yêu cầu các nước đồng minh không được nhập khẩu dầu từ quốc gia này. Sản lượng xuất khẩu khoảng trên hai triệu thùng/ngày hiện tại cùng với việc Nga và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không tăng sản lượng đã khiến giá dầu liên tục leo thang trong khoảng hai tuần gần đây. Chưa biết liệu có khả năng giá dầu có thể chạm mức 100 đô la Mỹ/thùng hay không nhưng với những diễn biến hiện nay thì đã xuất hiện nhiều tác động tiêu cực cho thị trường tiền tệ của Việt Nam.
Tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ
Việc giá dầu thế giới tăng cao liên tục trong thời gian gần đây đã khiến giá xăng của Việt Nam vừa phải điều chỉnh tăng thêm 675 đồng/lít, hiện đang được bán lẻ với giá khoảng 22.347 đồng/lít đối với xăng RON95. Đây là mức giá cao nhất kể từ đầu năm 2018 đến nay.
Nhưng tại sao giá dầu tăng lại ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)?
Thứ nhất, giá dầu tăng đã đẩy chỉ số lạm phát (CPI) của Việt Nam tăng cao trong thời gian vừa qua. Xăng dầu đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng gần 3% trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam. Với việc giá dầu tăng 26% từ đầu năm đến nay thì mặt hàng này đã trực tiếp làm CPI tăng khoảng 0,72% trong tổng mức tăng 3,2% của tất cả 654 mặt hàng. Ngoài ra, xăng dầu còn là nguyên liệu đầu vào trực tiếp và/hoặc gián tiếp để sản xuất ra nhiều loại hàng hóa khác nhau. Do đó, giá dầu tăng còn đẩy giá của nhiều mặt hàng khác cũng tăng lên. Như vậy, tổng mức ảnh hưởng của giá xăng dầu có thể lên tới con số 1%. Chỉ số CPI tăng khiến cho lãi suất thực dương của người gửi tiền giảm xuống. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho một số ngân hàng đã phải tăng lãi suất huy động trong thời gian gần đây để tránh nguy cơ mất thị phần về huy động vốn. Lãi suất huy động tăng sẽ như một phản ứng dây chuyền, làm tăng lãi suất cho vay ra nền kinh tế, đồng thời đẩy lợi suất kỳ vọng của trái phiếu chính phủ cũng tăng lên. Hệ quả là chi phí sử dụng vốn của toàn nền kinh tế sẽ tăng lên. Chi phí sử dụng vốn tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có thể làm giảm động lực mở rộng sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP.
Thứ hai, Việt Nam là một nước nhập khẩu ròng đối với mặt hàng xăng dầu. Tính từ đầu năm 2018 đến ngày 15-9-2018, Việt Nam đã nhập khẩu ròng xăng dầu các loại là 4,4 tỉ đô la Mỹ, tăng tới 113% so với cùng kỳ của năm 2017. Kết quả này có nghĩa là giá dầu càng cao thì thâm hụt thương mại đối với mặt hàng này sẽ càng lớn. Diễn biến này sẽ gây áp lực trực tiếp lên tỷ giá giữa tiền đồng và đô la Mỹ, bởi lẽ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước phần lớn không có nguồn thu từ ngoại tệ. Do vậy, toàn bộ nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu đều phải mua từ hệ thống ngân hàng. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho tỷ giá luôn chịu áp lực tăng kể từ giữa tháng 7-2018 đến nay.
Rõ ràng chính sách tiền tệ của Việt Nam đang phải chịu sức ép rất lớn từ những biến động bên ngoài. Đây cũng chính là hệ quả khi mà độ mở của nền kinh tế Việt Nam đang ở mức rất cao, hiện lên tới trên 200% GDP. Điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cần có giải pháp dự phòng để tránh những cú sốc cho nền kinh tế
Nhiều dự báo hiện nay cho rằng giá dầu sẽ khó có khả năng chạm mức 100 đô la Mỹ/thùng hoặc tiếp tục leo thang như diễn biến của năm 2014. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là dự báo và trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị như hiện nay thì không thể khẳng định được rằng sẽ không có yếu tố bất ngờ diễn ra. Việc giá dầu tăng cao đã tác động trực tiếp đến nhiều nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng ta cần có các kịch bản ứng phó và ngay từ bây giờ cần xây dựng các vùng đệm nhằm giảm thiểu tối đa sự tác động của nó đến chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Để có vùng đệm này thì đòi hỏi chúng ta phải hy sinh một số yếu tố khác. Thứ nhất, đó là phải có phương án điều chỉnh đưa giá bán xăng dầu trong nước lên mức ngang bằng với các nước trong khu vực. Theo thống kê thì giá xăng dầu của Việt Nam đang thấp hơn Lào, Campuchia và chỉ cao hơn Indonesia - nước từng là thành viên của OPEC. Thứ hai, tạm ngừng tăng hoặc giãn tiến độ tăng giá của một số mặt hàng do Nhà nước quản lý để dành dư địa cho khả năng giá xăng dầu tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Giải pháp này nhằm tránh cho CPI có thể tăng cao ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ. Thứ ba, cần có giải pháp để đẩy nhanh quá trình đạt chuẩn quốc tế về dự trữ xăng dầu. Hiện nay, dự trữ của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 30 ngày nhập khẩu ròng, trong khi con số này theo chuẩn của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) là 90 ngày.
Đông Hà
Theo thesaigontimes.vn
PVTrans hoàn thành kế hoạch năm 2018 trước 3 tháng 9 tháng đầu năm, với kết quả kinh doanh khả quan của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên, Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) ước đạt tổng doanh thu 5.700 tỷ đồng, dự kiến cả năm đạt 7.000 tỷ đồng. Vừa qua, PVTrans đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 9...