Vi vu Trung Quốc qua những món ngon trứ danh
Hãy đi từ phía Tây với những món cay nồng sang phía Đông với các món hải sản tươi ngon của đất nước Trung Quốc.
Bắc Kinh được mệnh danh là kinh đô của các món ăn hoàng gia, trong đó đều sử dụng những nguyên liệu thượng hạng và cách nấu phức tạp. Một con vịt quay được đánh giá hoàn hảo nếu có da màu đỏ, giòn và thịt thơm vị trái cây. Vịt quay Bắc Kinh thường được ăn kèm với dưa chuột, súp từ nước hầm xương, nước sốt Hoisin.
2. Đậu phụ Mapo Tứ Xuyên
Ẩm thực của phần lớn các tỉnh Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ẩm thực Tứ Xuyên. Nơi đây được biết đến bởi các món ăn hương vị đậm đà, màu sắc tươi sáng với rất nhiều ớt, hạt tiêu Tứ Xuyên, hạt tiêu đen và gừng tươi cay xé lưỡi. Món đậu phụ Mapo được đặt theo tên người phụ nữ sống trong triều đại nhà Thanh đã sáng tạo nên nó. Một bữa ăn đúng chất Tứ Xuyên thì không thể nào không có món đậu phụ này. Đậu mềm nấu cùng thịt bò băm nhỏ, rắc hành lá tươi với phần nước sốt cay tê.
Hải Nam nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi và trái cây nhiệt đới. Thậm chí nhiều món ăn của Singapore cũng có nguồn gốc từ Hải Nam. Cơm gà Hải Nam sử dụng gà được nuôi thả ở huyện Wenchang của hòn đảo và gạo được nấu bằng nước dùng gà và mỡ gà.
Nhờ được các bà vợ đảm đang truyền tai nhau để phục vụ đức lang quân từ đời này sang đời khác mà món mỳ này dần trở nên phổ biến. Một suất mỳ thường bao gồm rất nhiều thành phần như thịt bò, thịt cua, ngỗng muối, nấm sò, rau và các loại thảo mộc thơm trình bày đẹp mắt.
Chiết Giang được thiên nhiên ưu đãi, phong phú với các loại cá, gạo và đặc biệt là tôm Hồ Tây. Tôm Hồ Tây tươi ngon được chế biến khéo léo để vẫn giữ được vị ngọt thơm đặc trưng luôn hấp dẫn thực khách gần xa đến với vùng đất này.
6. Đầu cá hấp ngâm ớt của Hồ Nam
Thay vì chỉ dùng ớt đỏ, đầu bếp ở đây sử dụng cả ớt xanh và ớt đỏ để tạo thêm màu sắc cho món ăn. Các món ăn kèm gồm mì trứng và canh cá, tạo thành bữa ăn đủ dinh dưỡng và ngon miệng.
Video đang HOT
7. Bánh sandwich thịt lừa của Hà Bắc
Cũng giống như láng giếng Bắc Kinh, ẩm thực Hà Bắc rất ngon và chú trọng tới màu sắc cũng như cách thức trình bày món ăn. Người dân địa phương coi thịt lừa cũng như thịt rồng vì hàm lượng protein cao, ít cholesterol, mềm hơn thịt bò, không ngấy như thịt lợn và không hôi như thịt cừu. Lát thịt lừa được thái nhỏ kẹp giữa hai miếng bánh mỳ để tạo thành món sandwich Hà Bắc trứ danh.
Chung biên giới với Bắc Triều Tiên nên người Cát Lâm cũng rất thích ăn dưa muối và thịt chó. Lẩu thịt chó được coi là món ăn bổ dưỡng vào mùa đông của người dân nơi đây. Nước lẩu được chế từ xương chó hầm với măng, đinh hương và tỏi trong nhiều giờ.
9. Phật nhảy qua tường của tỉnh Phúc Kiến
Truyền thuyết kể rằng, người Phúc Kiến có một món ăn mà Phật cũng không thể cưỡng lại được, phải nhảy qua tường để thưởng thức. Món ăn này được làm từ 18 nguyên liệu đắt tiền như vây cá mập, bào ngư, hải sâm, nhân sâm, sò điệp… Tất cả được nấu cùng nhau trong nhiều giờ với rượu gạo Thiệu Hưng. Tất nhiên giá cũng chẳng rẻ chút nào nên món ăn này chỉ dành cho các đại gia giàu có.
10. Mỳ tay kéo Lan Châu của tỉnh Cam Túc
Cam Túc là một tỉnh mà hầu hết người dân theo đạo Hồi. Vì thế món mỳ ở Lan Châu thường là mỳ thịt bò hay mỳ thịt cừu với thành phần chính là củ cải trắng, rau mùi xanh, ớt đỏ, sợi mỳ vàng và nước súp trong.
Hãy đi từ miền Tây Nam với những món cay nồng đến các món hải sản tươi ngon của phía Đông Nam của đất nước Trung Quốc trù phú.
11. Sườn nướng Tây Tạng
Người Tây Tạng sẽ rất hài lòng nếu trong thực đơn có rượu lúa mạch, thịt bò, phô mai dê và sữa trong thực đơn. Món chính sườn bò nướng thường được phục vụ khi còn nóng bỏng rẫy là một trong những món được người dân địa phương ưa chuộng chất.
12. Gà chiên ớt của Trùng Khánh
So với đồ ăn Tứ Xuyên thì Trùng Khánh còn vượt hơn hẳn về độ cay. Món thịt gà của Trùng Khánh thường được nhồi rất nhiều hạt tiêu, ớt để tạo độ cay xé lưỡi. Gà chiên cùng vừng giòn tan, khi ăn để lại hương vị riêng biệt và khá là đắt đấy nhé.
13. Canh chua cá Quý Châu
Cũng giống như Tứ Xuyên và Hồ Nam, bộ lạc Miao ở vùng đồi núi của Quý Châu rất yêu thích thức ăn chua và cay. Món canh chua cá của Quý Châu được nấu từ mẻ hoặc cà chua để tạo độ chua, ớt ngâm, các loại thảo mộc và cá sông tươi sống. Vì vậy mà nước canh có mùi thơm ngon, ăn cùng với đậu phụ và các loại rau khác theo phong cách lẩu thì càng tuyệt.
14. Mỳ Kỳ Sơn của tỉnh Thiểm Tây
Thiểm Tây là một tỉnh ở miền Tây Bắc của Trung Quốc, ẩm thực thường nghiêng về các món chua cay thêm gia vị là tỏi và rau mùi để tạo mùi thơm. Món mỳ của Thiểm Tây sử dụng các thành phần đơn giản với thịt lợn, thịt cừu và mỳ. Còn nước dùng được ninh từ thịt bụng lợn thái hạt lựu, đậu phụ khô, nấm tai gỗ và rong biển.
15. Súp thịt cừu Hà Nam
Nằm ở trung tâm của đất nước, Hà Nam được coi là vựa lúa mỳ của Trung Quốc với các nhà máy lúa mỳ, gạo và ngủ cốc có sản lượng cao. Tuy nhiên súp thịt cừu mới là món ăn nổi tiếng của Hà Nam với thịt cừu được ninh trong ít nhất 5 tiếng để tạo ra màu trắng như sữa, tạo thành món súp lý tưởng cho ngày lạnh giá.
16. Xúc xích đỏ Cáp Nhĩ Tân của tỉnh Hắc Long Giang
Hắc Long Giang là một trong những tỉnh lạnh nhất ở Trung Quốc nên người dân địa phương thường ăn rất nhiều thịt và bánh mỳ Nga, các món ăn thì đều là kho hoặc chiên. Đầu thế kỷ 20, các thương nhân Nga mang xúc xích thịt lợn hun khói qua biên giới vào Cáp Nhĩ Tân, từ đó món ăn này trở thành đặc sản của thành phố. Xúc xích của Cáp Nhĩ Tân được pha thêm hương vị tỏi và hạt tiêu đen, ăn cùng bánh mỳ và bia Cáp Nhĩ Tân là hợp nhất.
17. Đùi cừu nướng khu tự trị Nội Mông
Người Nội Mông chủ yếu ăn các thức ăn từ thịt bò, thịt cừu, thịt nai và đà điểu. Hầu hết các loại thịt này đều được chế biến bằng cách nướng và đùi cừu cũng không phải ngoại lệ. Đùi cừu được làm sạch rồi để nguyên cả cái, tẩm ướp gia vị, nướng trên củi khô tạo thành mùi vị thơm ngon khó cưỡng.
18. Thịt lợn đỏ Thượng Hải
Chịu ảnh hướng của láng giềng Tô Châu, người Thượng Hải rất thích các món ăn ngọt ngào. Món thịt lợn đỏ gia truyền của Thượng Hải được làm từ phần thịt bụng lợn để có lớp mỡ ngậy, thời gian kho lâu với nhiều loại hương vị để thịt mềm mà không ngấy.
Theo Tapchiamthuc
Người Việt đầu độc nhau bằng... đặc sản, ung thư 150.000 người/năm
Những món ngon như đặc sản "vịt quay Bắc Kinh", ruốc, mắm tép được bày bán công khai tại nhiều cửa hàn nhưng không nhiều người biết chúng được chế biến từ vịt chết dịch, lợn chết, lợn tai xanh...
Theo tiết lộ từ một chủ cửa hàng có thâm niêm gần chục năm gắn bó với "nghiệp" chế biến vịt, ngan nướng: "Tại Hà Nội có hàng nghìn cửa hàng lớn nhỏ bán vịt, ngan nướng. Mức độ tiêu thụ là vô cùng lớn, nguồn nguyên liệu trong nước vừa đắt lại không thể cung cấp đủ cho tất cả các cửa hàng.
Cho nên, rất nhiều quán vịt nướng sử dụng nguồn thịt vịt là thịt đông lạnh lấy từ các chợ đầu mối hoặc các đầu nậu. Tất cả các nguồn này đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc chuyển về qua đường tiểu ngạch với mức giá thấp hơn nhiều".
Những quán ngan, vịt nướng thơm ngon bắt mắt đang được nhiều hộ gia đình tin dùng.
Chủ cửa hàng cho biết thêm: Vịt đã chế biến, giết mổ từ các lò mổ Trung Quốc được đóng thùng tuồn qua biên giới và len lỏi vào các chợ đầu mối. Khi đến tay nhà hàng, quán chế biến, đa phần là vịt đã được giết mổ trước đó cả tuần, thậm chí với những lô hàng giá rẻ, trong đó còn có cả ngan vịt chết dịch được xếp xen kẽ. Để có thể giữ được nguyên liệu không bốc mùi, người ta đã phải tẩm lên chúng những loại hóa chất ức chế phân hủy.
Khi tới tay các chủ cửa hàng, để sản phẩm chông bắt mắt hơn, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu, khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt. Mùi thơm hấp dẫn của vịt nướng cũng từ loại hương liệu hóa chất đó mà ra. Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến.
Không chỉ vịt chết được chế biến thành đặc sản, mà cả lợn chết dịch sau khi qua tay các chủ cửa hàng cũng thành ruốc, mắm tép thơm ngon.
Tháng 6 năm ngoái, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hà Nội phát hiện cơ sở chuyên thu mua và buôn bán thịt heo chết do mắc bệnh tai xanh tại xã Khánh Hòa, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Chủ cơ sở là Nguyễn Văn Hải (24 tuổi, ở xã Khánh Hà, H.Thường Tín, TP.Hà Nội) khai nhận, heo chết được Hải mua từ Nguyễn Bá Trọng (30 tuổi, ở thôn Thanh Trì, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ), người hành nghề giết mổ, bán thịt heo.
Thịt heo sau khi mua về được Hải bóc tách lấy xương sườn, xương cục, chân giò... đem bán lẻ tại các chợ trên địa bàn huyện Thường Tín. Số thịt nạc còn lại được Hải bán cho một cơ sở chế biến thực phẩm trên đường Nguyễn Khoái (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) với số lượng trung bình 200 kg/ngày.
Quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường làm rõ, lúc bấy giờ, trên địa bàn huyện Chương Mỹ có hiện tượng heo chết hàng loạt do mắc bệnh tai xanh. Nhân cơ hội này, Nguyễn Bá Trọng đã đầu tư tiền mua máy móc, xây dựng kho đông lạnh, thu mua heo chết bệnh với giá rẻ - dưới 10.000 đồng/kg.
Kiểm tra kho đông lạnh của Trọng, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang lưu giữ gần 4 tấn thịt heo. Số heo này được Trọng xác nhận là heo chết do bệnh tai xanh, thu mua từ các hộ gia đình trên địa bàn từ nhiều ngày qua.
Cùng thời điểm này, lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến thực phẩm tại số 209 đường Nguyễn Khoái. Qua kiểm tra phát hiện cơ sở này chứa một lượng lớn thịt heo sống, chờ sao tẩm làm ruốc, chết biến món thịt chưng mắm tép. Ông Đào Quang Bình, chủ cơ sở thừa nhận, số thịt heo chết này được mua từ Nguyễn Văn Hải.
Cũng theo ông Bình, ruốc làm từ thịt heo chết được bán với giá từ 100.000-120.000 đồng/kg, còn mắm tép có giá từ 10.000-30.000 đồng/lọ.
Bị đầu độc bởi chính những món "đặc sản" như trên, thế nên cũng dễ hiểu vì sao số người mắc bệnh ung thư và chết vì bệnh này lại cao như thế.
Theo thông tin tại hội thảo khoa học "Ung bướu quốc gia" lần thứ VII với chủ đề "Phòng chống ung thư ở phụ nữ" diễn ra ngày 25/10/2013 tại Cần Thơ, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới.
Theo đó, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Theo Đất Việt