Vị trí nốt mụn khác nhau cần những cách trị mụn khác nhau đấy nhé!
Xét trên phương diện khoa học thì khuôn mặt chính là cánh cửa để mở ra những vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn bên trong cơ thể bạn. Và chúng được thể hiện thông qua vị trí của những nốt mụn.
Vì vậy trong trị mụn, ngoài thói quen chăm sóc da thì xác định nguyên nhân gây mụn qua vị trí của chúng cũng vô cùng quan trọng khi vị trí mụn khác nhau cần những cách trị mụn khác nhau đấy.
#1. Má: hệ hô hấp kém
Lỗ chân lông bị tắc và ngày càng mở rộng, làn da sần sùi và ửng đỏ? Nếu đây là những mô tả đúng với làn da ở hai bên má của bạn thì rất có thể bạn đang sống trong một thành phố bị ô nhiễm. Trên khuôn mặt, người ta cho rằng má của chúng ta có sự kết nối với hệ hô hấp, do đó, hít thở không khí ô nhiễm ngày này qua ngày khác dẫn đến má bị xỉn màu và thô ráp. Đó là lý do tại sao các bác sĩ da liễu hay beauty blogger luôn nhấn mạnh việc bổ sung các chất chống oxy hóa cũng như dụng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ làn da bạn khỏi các yếu tố bên ngoài.
Axit Ascorbic hay Vitamin C là dưỡng chất tuyệt vời để chống lại các chất ô nhiễm môi trường, các gốc tự do và bảo vệ da khỏi lão hóa sớm. Bạn có thể bổ sung qua thực phẩm hay sử dụng các supplement để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, kem chống nắng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ làn da của bạn khỏi ô nhiễm. Chúng giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ đặc biệt trên da để ngăn các hạt bụi mịn và các chất kích thích khác trong môi trường. Và tất nhiên, cách tốt nhất để giữ cho làn da thông thoáng và không bị tắc nghẽn lỗ chân lông là làm sạch triệt để với phương pháp “double cleansing” mỗi tối.
Ngoài các biện pháp chăm sóc da, hãy cố gắng làm sạch không khí trong không gian nhà bạn để không ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Bạn có thể trồng thêm các loại cây xanh lọc không khí trong phòng hoặc sử dụng máy khuếch tán chứa tinh dầu kháng khuẩn như bạch đàn, chanh, hoặc bạc hà. Những vật này không chỉ giúp làm sạch không khí xung quanh bạn và làm cho ngôi nhà của bạn có mùi tươi mát, trong lành hơn mà còn mang lại cho bạn tâm trạng vui vẻ.
#2. Trán: hệ tiêu hóa kém
Video đang HOT
Theo Đông y, khu vực trán có liên quan đến túi mật và gan. Do đó, những nốt mụn xuất hiện trên vùng trán là lời cảnh báo của các vấn đề về tiêu hóa và gan. Một hệ thống tiêu hóa kém có nghĩa là cơ thể của bạn không thể loại bỏ chất thải, chất độc hại đủ nhanh và do đó, mụn có thể tồn tại lâu hơn. Ngoài ra, nó cũng thể hiện chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ hay stress bạn đang mắc phải.
Để khắc phục tình trạng trên, hãy thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày hay bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Điều chỉnh lại thực đơn với chế độ ăn cân bằng, nhiều chất xơ, đầy đủ dưỡng chất và tránh xa thức ăn vặt, nhiều dầu mỡ để tránh những căn bệnh về đường tiêu hóa. Đây là một trong những cách trị mụn hàng đầu thường được mọi người chú ý.
#3. Cằm và quai hàm: hormone
Nếu các nốt mụn của bạn chủ yếu tập trung ở phần cằm và quai hàm, thì chắc chắn có liên quan đến vấn đề nội tiết tố của cơ thể bạn. Có thể bạn sẽ nhận ra được rằng mụn đây thường xuất hiện ở vùng da này vào những khoảng thời gian “họ hàng” đến thăm trong tháng, khi hormone tràn vào cơ thể và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và đau nhức. Theo bác sĩ da liễu, căng thẳng đã được chứng minh là nguyên nhân làm cho mụn trở nên tồi tệ hơn. Đó được coi là mụn do nội tiết tố, chúng thường xuất hiện theo hình chữ U dọc theo cằm và xương hàm. Cách tốt nhất để chống lại mất cân bằng nội tiết tố là đảm bảo uống nhiều nước trong những ngày trước kỳ của bạn.
Căng thẳng cũng có thể làm trầm trọng thêm hệ thống nội tiết tố của chúng ta và mang lại những nốt mụn sưng tấy dọc theo đường xương hàm. Nếu bạn nhận thấy rằng làn da của bạn bị ảnh hưởng khi cuộc sống trở nên bận rộn hay căng thẳng, hãy thử điều trị da bằng các loại mặt nạ làm dịu da, cũng như cải thiện cuộc sống tinh thần của bạn. Thiền, viết nhật ký, đi dạo hoặc thử tập yoga, tất cả những điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng của bạn và lần lượt, làm dịu đi vẻ bề ngoài của bạn.
Hy vọng với những chia sẻ trên từ các bạn gái sẽ rút ra được những cách trị mụn hiệu quả cho bản thân. Chúc bạn sớm có làn da mịn màng và khỏe mạnh.
Theo dep365.com
9 vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi nắng nóng 40 độ C
Điều kiện thời tiết quá nóng kéo dài sẽ phá hủy hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cháy nắng: Các lớp da bị tổn thương do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Các triệu chứng của cháy nắng bao gồm da bị đỏ, có thể nóng lên khi chạm vào và đau đớn, phồng rộp, sốt. Ảnh: Healthcare.
Ung thư da: Đây là dạng ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Hơn một triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư da mỗi năm. Nếu được phát hiện sớm, ung thư da có thể điều trị dễ dàng. Ung thư da phổ biến hơn ở những người người thường xuyên đi dưới ánh nắng mặt trời hoặc bị cháy nắng. Ảnh: Lifespan.
Mất nước: Nắng nóng khiến cơ thể phải tiết mồ hôi nhiều. Nếu bạn không bù đắp lượng chất lỏng đã mất kịp thời, cơ thể sẽ bị mất nước. Triệu chứng dễ nhận thấy là khô miệng, khô mắt, đau đầu, màu nước tiểu đậm, chóng mặt... Ảnh: Sahealth.
Kiệt sức: Đây là dạng sốc nhẹ do hoạt động vất vả trong nắng nóng. Các triệu chứng bao gồm đổ mồ hôi nhiều, nhợt nhạt, mạch đập nhanh, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa. Ảnh: Familydoctor.
Sốc nhiệt: Đây là tình trạng y tế nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Trong cơn say nắng, nhiệt độ cơ thể tăng lên. Giống như sốt, nhiệt độ cơ thể cực cao có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Một số dấu hiệu sốc nhiệt bao gồm thở dốc và nhanh, đổ mồ hôi, mạch đập nhanh. Ảnh: Ascension.
Ngộ độc thực phẩm: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính có 76 triệu người bị ngộ độc thực phẩm vào mùa hè mỗi năm. Đây là thời điểm cho những buổi dã ngoại, vui chơi ngoài trời và đi du lịch. Và nhiệt độ quá nóng mùa hè có thể khiến thức ăn bị ôi, thiu, nhiễm vi khuẩn. Ảnh: Uniondailytimes.
Tổn thương mắt: Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương đôi mắt của bạn. Tia UV có thể làm hỏng võng mạc, tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể. Nếu bạn ra ngoài, hãy đeo kính râm có thể lọc được 100% tia UV. Ảnh: Health.
Làm trầm trọng tình trạng dị ứng và hen suyễn: Khi nhiệt độ tăng cao, carbon dioxide trong không khí cũng làm tăng mức độ phấn hoa. Tất cả điều này gây ra hắt hơi và sổ mũi nhiều hơn cho những người bị dị ứng và hen suyễn. Ảnh: Theconversation.
Gây ô nhiễm không khí: Theo Business Insider, vào những ngày nắng nóng, nhiệt từ mặt trời khiến các chất ô nhiễm phản ứng với khí trong khí quyển tạo thành ozone. Càng nóng, ô nhiễm ozone càng được giải phóng ra nhiều. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy với mỗi độ C tăng lên, ô nhiễm tầng ozone có thể hại chết thêm 22.000 người trên khắp thế giới do bệnh hô hấp, hen suyễn và khí phế thũng. Ảnh: Reuters.
Theo Zing
Nguyên nhân không ngờ khiến bạn giảm ham muốn 'yêu' Căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, dẫn đến giảm ham muốn "yêu", rối loạn giấc ngủ và một số vấn đề sức khỏe khác. Bệnh ngoài da: Bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác xảy ra có thể là do căng thẳng. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu nhiều sinh...