Vị trí của Ethereum đang bị đe dọa
Những token nhanh hơn, rẻ hơn đang có bước tăng trưởng vượt bậc, đe dọa vị trí thứ 2 của Ethereum trên thị trường tiền mã hóa.
Sau khi tăng giá gần 12.000% trong năm vừa qua, Solana và Polygon – 2 token được mệnh danh là “sát thủ Ethereum” – đã nhận sự quan tâm lớn của cộng đồng tiền mã hóa.
“Ethereum cần phải làm điều gì đó nhanh chóng khi những đối thủ khác có cơ chế đồng thuận (xác nhận giao dịch) nhanh hơn, mới lạ hơn đang thu hút rất nhiều tiền từ các quỹ đầu tư”, Rosh Singh, người sáng lập startup giao dịch tiền mã hóa Quadency nhận định.
Một số token mới có ưu điểm vượt trội hơn so với Ethereum.
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu Ethereum 2.0 được nâng cấp đúng thời hạn dự kiến, vào đầu năm 2022, nền tảng này sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các token mới nổi.
Singh hy vọng các giải pháp thay thế Ethereum như Avalanche, Fantom và Terra sẽ mang lại lợi ích lớn thông qua cách thức giải quyết giao dịch sáng tạo của chúng.
Video đang HOT
Chẳng hạn, Avalanche sử dụng công nghệ mới mang tên đồ thị xoay chiều có hướng (DAG). Để một giao dịch được xác nhận, 80% các nút của DAG phải xác thực nó, loại bỏ xác suất mà một nút hoặc công cụ khai thác chi phối. Trong khi đó, Fantom sử dụng một cơ chế tương tự được gọi là Lachesis.
Lợi ích nổi bật của các token này là thực hiện giao dịch nhanh hơn (chỉ khoảng 2 giây với những giao dịch mất vài phút đến vài giờ trên Ethereum), ngoài ra, cơ chế mới cũng bảo vệ tốt hơn cho các nhà đầu tư tài chính phi tập trung (DeFi) và token không thể thay thế ( NFT).
Trong năm qua, Fantom đã tăng 14.380% và có thể tăng thêm 4-5 lần trong tương lai gần.
Singh cũng đánh giá cao Terra vì đã làm rất tốt trong việc giải quyết khiếm khuyết của stablecoin.
“Chúng ta có Tether, USDT, Dai và nhiều stablecoin khác nhưng hầu hết chúng vẫn dựa vào một số hình thức xác minh của các quỹ. Terra đang giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các phương pháp khác (thông qua một thuật toán độc quyền phù hợp với cung và cầu) thay vì dựa vào bên thứ 3″, Singh giải thích thêm.
Bên cạnh đó, thị trường tài sản mã hóa liên quan đến vũ trụ ảo ( metaverse) cũng có tiềm năng tạo ra các triệu phú trong tương lai.
Matthew Sigel, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tiền mã hóa tại quỹ đầu tư quốc tế VanEck, cho biết vũ trụ ảo đang có dấu hiệu phát triển nhảy vọt, mang lại nhiều cơ hội trong thời gian tới.
Một số giao dịch đã tăng cao trong vài tuần vừa qua trên The Sandbox, nền tảng có nhiều đặc điểm lai giữa metaverse và NFT.
Token tăng giá 1.663% kể từ tháng 11/2020, The Sandbox đã phát triển nhanh chóng, thu hút 12.000 chủ sở hữu đất ảo, kể cả các nhân vật nổi tiếng như rapper Snoop Dogg và chương trình Walking Dead. Nó cũng đã thu về 93 triệu USD trong đợt rót vốn do Softbank dẫn đầu vào tuần trước để tiếp tục phát triển các tài sản mã hóa.
“Tài sản trên metaverse đã tăng gấp đôi trong tháng qua, các nền tảng The Sandbox, Axie Infinity, Enjin và Flow đang vượt trội hơn hẳn so với những tựa game truyền thống”, Sigel cho biết thêm.
Lan đột biến ảo vắng người mua
Sau khoảng 5 tháng xuất hiện trên sàn giao dịch OpenSea, lan đột biến NFT dần thoái trào. Giao dịch cuối cùng được thực hiện cách đây 4 tháng.
Vào khoảng tháng 5, những cây lan đột biến như Phú Thọ, HO, Hồng Mỹ Nhân... được mã hóa dưới dạng NFT xuất hiện trên sàn giao dịch OpenSea. Tuy vậy, hiện tại, không còn người mua các vật phẩm này, lan đột biến NFT dần thoái trào.
Cụ thể, theo dữ liệu từ sàn OpenSea, giao dịch mua lan đột biến NFT cuối cùng trên cả mạng lưới Ethereum và Polygon được thực hiện cách đây 4 tháng. Gần đây, không có bất kỳ giao dịch nào diễn ra.
Bảng thống kê các giao dịch lan đột biến NFT trên sàn giao dịch OpenSea.
Theo ghi nhận, hiện chỉ có khoảng 6 người dùng đã mua lan "ảo" và 25 cây được bán ra. Để sở hữu những chậu lan đột biến NFT, người dùng có thể mua trực tiếp trên sàn hoặc đấu giá bằng tiền mã hóa. Đơn vị thanh toán vật phẩm này chủ yếu là đồng Ethereum.
Thống kê của sàn giao dịch OpenSea cho thấy mỗi cây lan kỹ thuật số có giá trung bình vào khoảng 0.04 Ethereum, tương đương hơn 3 triệu đồng.
Chia sẻ với Zing , nghệ nhân lan Nguyễn Minh, ngụ quận 7, TP.HCM cho rằng việc sở hữu lan đột biến "ảo" hoàn toàn vô nghĩa đối với những người yêu thích loài hoa này.
"Thú chơi hoa lan nói chung, dù là dòng lan thường hay đột biến, là để người chơi cảm nhận giá trị thật qua vẻ đẹp, màu sắc và hương thơm của hoa. Tôi thấy loại lan được mã hóa hoàn toàn vô nghĩa đối với thú chơi này", ông Minh chia sẻ.
Thông tin giới thiệu trên trang chủ của dự án lan NFT cho biết tổng số token được phát hành là 10.200, mỗi loài lan có ít nhất 100 cây được bày bán. Tuy nhiên, các giò lan này đều được vẽ lại thành hình ảnh kỹ thuật số và tương đối giống nhau. Người chơi chỉ có thể phân biệt qua con số được gán trên tên của mỗi cây như Phú Thọ #1, Hồng Yên Thủy #3, HO #12...
Trên thế giới đã có nhiều vật phẩm NFT từng được đấu giá rất cao như bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật của Mike Winkelmann, trị giá 69,3 triệu USD. Tuy nhiên, theo số liệu của NonFungible , trào lưu này đã dần giảm nhiệt cho đến hiện nay.
Tiền số thứ hai của Việt Nam vượt mốc 600 triệu USD vốn hóa Coin98 (C98), tiền điện tử đo đội ngũ người Việt phát triển, hiện có vốn hóa thị trường đạt hơn 613 triệu USD. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap , giá trị của C98 đang đạt mức cao nhất với 3,47 USD mỗi đồng, nâng vốn hóa của tiền số này lên 613,69 triệu USD. C98 có tổng cung trên thị trường là 1...