Vị trí cần kiểm tra đầu tiên khi điều hòa không mát
Nguyên nhân khiến điều hòa không mát có thể xuất phát từ một bộ phận quan trọng, nhưng ít được người dùng để ý.
Trong những ngày hè nắng nóng, điều hòa là thiết bị được sử dụng nhiều, hoạt động trong thời gian dài. Tuy nhiên, một số người dùng gặp trường hợp bật điều hòa mà không mát. Dù bật hết công suất điều hòa hay để nhiệt độ giảm sâu, quạt gió chạy ở mức mạnh nhất nhưng vẫn thấy nóng bức.
Lý do điều hòa không mát
Theo chia sẻ của các kỹ sư điện lạnh, nguyên nhân chính khiến điều hòa chạy nhưng không mát là do bộ phận lưới lọc điều hòa lâu ngày không được làm sạch. Bụi bẩn bám chặt vào lưới, cản trở quá trình lưu thông gió từ thiết bị tới không gian phòng.
“Phần lớn trường hợp điều hòa kém mát mà bên tôi được thuê kiểm tra là do lưới lọc quá bẩn. Thường người dân sử dụng điều hòa vào mùa hè còn mùa đông không che đậy cẩn thận, nên điều hòa bị bám bụi”, anh Tạ Quang Trường, chủ một cửa hàng sửa điều hòa ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết.
Trong những ngày hè nắng nóng, điều hòa là thiết bị được sử dụng nhiều, hoạt động trong thời gian dài. Ảnh: Sharp.
Trong những ngày hè nắng nóng, điều hòa là thiết bị được sử dụng nhiều, hoạt động trong thời gian dài. Ảnh: Sharp.
Ngoài ra, việc lưới lọc bị bẩn cũng khiến điều hòa phải chạy với công suất cao hơn, gây tốn điện và tạo ra nhiều tiếng ồn.
“Lưới lọc điều hòa bám bụi sẽ làm giảm lượng không khí lưu thông, khiến phòng không mát. Điều này có thể khiến lượng điện tiêu hao tăng lên khoảng 10-15% so với khi lưới lọc được vệ sinh thường xuyên”, anh Trường tiếp tục.
Không những vậy, nếu điều hòa không được bảo trì thường xuyên còn có nguy cơ gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người sử dụng như viêm họng, viêm mũi…
Với 8 năm kinh nghiệm sửa chữa điều hòa, ông Chu Ngọc Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch Bảo Hành của Tập đoàn Kangaroo khuyên người dùng tháo lưới lọc để vệ sinh định kỳ.
“Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, màng lọc nên được vệ sinh khoảng 1 tháng/lần để đảm bảo sự tối ưu hiệu quả làm lạnh. Riêng việc vệ sinh tổng thể toàn bộ điều hòa nên được làm khoảng 3 tháng/lần”, ông Vũ cho biết.
Vì vậy, khi điều hòa không mát như ý muốn hoặc phát ra tiếng ồn lớn, việc đầu tiên người dùng cần làm là kiểm tra lưới lọc.
Video đang HOT
Các bước vệ sinh lưới lọc
Để giải quyết vấn đề trên, ông Vũ tư vấn mọi người có thể tự tháo màng lọc và vệ sinh loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, sau đó lắp lại vị trí cũ để tiếp tục sử dụng.
Các bước vệ sinh lưới lọc điều hòa. Ảnh: Việt Anh
Các bước vệ sinh lưới lọc điều hòa. Ảnh: Việt Anh.
Các bước vệ sinh lưới lọc điều hòa. Ảnh: Việt Anh
Bước 1: Xác định vị trí lưới lọc điều hòa. Các sản phẩm điều hòa hiện nay thường đặt bộ phận lưới lọc ở ngay sau nắp mặt trước của điều hoà.
Bước 2: Ngắt hoàn toàn điện vào thiết bị. Tùy vào cách thiết đặt, người dùng có thể ngắt aptomat hoặc phích cắm điện của điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.
Bước 3: Mở nắp mặt trước của điều hòa, sau đó rút tấm lưới lọc bụi ra ngoài. Thông thường, một máy điều hòa sẽ có 2 tấm lưới lọc bụi.
Bước 4: Sử dụng khăn hoặc máy hút bụi vệ sinh phần bụi bám trên bề mặt. Nếu bụi bám quá dày, người dùng có thể vệ sinh màng lọc dưới vòi nước bằng bàn chải. Nên lưu ý nhẹ tay để không làm hỏng phần lưới lọc.
Bước 5: Dùng khăn vải khô để thấm hết nước trên tấm lưới lọc. Người dùng cũng có thể để lưới lọc khô tự nhiên. Dùng bàn chải khô và khăn để lau bụi bám ở các chi tiết khác trong điều hòa.
Bước 6: Lắp lại tấm lưới lọc bụi vào vị trí cũ của điều hòa. Sau khi đã hoàn tất các công đoạn trên, hãy cấp lại nguồn điện cho điều hòa để tiếp tục sử dụng.
Sau khi đã vệ sinh điều hòa sạch sẽ và chạy thử, nếu phòng vẫn không mát, người dùng nên liên hệ với thợ sửa chữa để tìm nguyên nhân chính xác và có biện pháp khắc phục.
Ông Vũ cũng lưu ý rằng trong trường hợp thuê thợ, mọi người có thể tham khảo giá thị trường để tránh bị “bắt chẹt”, nhất là vào cao điểm nắng nóng.
Theo đó, giá vệ sinh màng lọc điều hòa hiện nay khoảng 100.000 đồng/lần, đối với vệ sinh tổng thể toàn bộ máy điều hòa dao động 150.000-200.000 đồng/lần.
Không cần bật điều hòa cả ngày, đã có các cách chống nóng đơn giản, ít tốn tiền khi ngôi nhà ở vào cao điểm nóng
Không cần tốn điện bật điều hòa cả ngày, nếu áp dụng những cách đơn giản này bạn có thể phần nào khắc phục được cái nóng oi bức 'tấn công' nhà mình trong những ngày hè.
Không nên đóng cửa suốt cả ngày
Nhiều người nghĩ rằng trời nắng nóng thế này tốt nhất là nên đóng chặt cửa không để cho hơi nóng vào nhà, như thế không khí trong nhà sẽ mát hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt, bạn chỉ nên đóng cửa vào ban ngày khi nhiệt độ bên ngoài cao, buổi tối khi có gió mát bạn nên mở cửa để giúp lưu thông không khí trong nhà, tận dụng luồng gió tự nhiên thay cho quạt điện để quạt được "nghỉ".
Cửa/cửa số nên được mở hết ra khi trời đã tắt nắng để không khí lưu thông tốt hơn.
Luôn kéo rèm cửa trong nhà
Bạn nên lựa chọn những loại rèm cửa sáng màu và kéo rèm cửa vào ban ngày.
Rèm cửa là một trong những "trợ thủ đắc lực" giúp tránh nóng hiệu quả cho ngôi nhà của bạn, bởi theo nghiên cứu thì có tới 30% lượng nhiệt không mong muốn từ cửa sổ vào nhà. Hãy luôn kéo rèm cửa vào ban ngày, nên lựa chọn rèm sáng màu, tránh màu tối như đen, nâu,... ngăn hiện tượng giữ nhiệt.
Dán phim cách nhiệt cho cửa kính
Nhà có nhiều cửa kính thì thích thật đấy, vì lúc nào cũng sáng sủa. Thế nhưng đến mùa hè mà không xử lý thì chắc chắn sẽ tốn thêm điện để bật điều hòa bù vào.
Kết hợp cả phim cách nhiệt và rèm chống nắng là "combo" hiệu quả vượt trội để giảm nhiệt trong phòng.
Vì thế, chị em có thể đầu tư vào những miếng dán kính cách nhiệt, hoạt động như kính râm, tức là giảm bớt lượng nắng chiếu vào nhà và nhiệt độ sẽ được hạn chế
Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện trong nhà
Việc sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện trong nhà không chỉ "ngốn" khá nhiều tiền điện mà còn khiến không khí trong nhà nóng bức hơn bởi lượng nhiệt mà các thiết bị điện tỏa ra. Hãy tránh sử dụng nhiều thiết bị điện 1 lúc, thay vào đó nên lên lịch nấu bếp, dùng quạt điện, đèn điện, điều hòa, máy móc,... trong nhà hợp lý.
Đặc biệt, các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn, do đó hãy thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang compact nếu có thể.
Hãy hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện trong nhà khi không cần thiết.
Mẹo nấu ăn không nóng phòng
Làm mát phòng bếp như thế nào? Có một mẹo hay để giữ cho ngôi nhà của bạn mát mẻ kể cả khi nhiệt độ bên ngoài có nóng lên đó là nấu ăn vào buổi sáng khi bên ngoài vẫn còn mát. Hạn chế dùng bếp thay vào đó bạn vẫn có thể nấu ăn bằng các phương pháp khác như crockpot, lò nướng, bếp điện hoặc nấu ăn bên ngoài để nhiệt độ nhà bạn không nóng lên mỗi khi nấu nướng nữa.
Đóng băng một chai nước nóng
Cách chế hệ thống làm mát thủ công này nghe có vẻ lạc hậu, nhưng cũng giống như cách bạn dùng một chai nước nóng để giảm đau nhức, bạn cũng có thể đổ đầy nước rồi đem đông lạnh. Sau đó, bạn chỉ cần đặt nó dưới chân giường để mang lại cảm giác mát mẻ. Đây là một cách hạ nhiệt khá hiệu quả vì chất liệu của chai không bị đổ mồ hôi và tạo ra một mớ hỗn độn trên giường của bạn. Tuy nhiên, độ lạnh của chai nước sẽ giảm dần theo thời gian.
Tạo làn gió thổi ngang
Bạn có biết rằng bạn thực sự có thể tạo ra làn gió thổi ngang riêng biệt ngay trong nhà của bạn? Bạn có thể sử dụng quạt hộp đấy. Tất cả những gì bạn cần làm là đặt một chiếc quạt hộp đối diện với cửa sổ đang mở. Điều này sẽ tạo ra một làn gió rất tốt để làm mát ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, sẽ thật khủng khiếp với cái gió nóng đỉnh điểm vào giữa ban trưa, và bạn cần lắp đặt một tấm cách nhiệt cho phòng ngủ để bức xạ nhiệt không làm tăng khí nóng trong nhà nhé.
Ảnh: Băng giá phủ trắng đỉnh U Bò, Sơn La Hôm qua (3/4), nhiệt độ ở khu vực vùng cao tỉnh Sơn La giảm mạnh, xuất hiện băng giá tại đỉnh U Bò (thuộc bản Chống Tra, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La). Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ngày 3/4, tại xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên (Sơn La) nhiệt độ giảm sâu, sáng và đêm chỉ 2-5...