Vị thuố.c từ loài ong đen sống trong tre nứa chữa bệnh gì?
Ong đen thường sống trong ống tre, nứa… Mặc dù ít phổ biến hơn ong mật nhưng được coi là vị thuố.c quý, có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Ong đen mặc dù không phổ biến như ong mật, nhưng đã cho thấy tiềm năng lớn trong y học nhờ các thành phần dược lý có trong nọc của chúng. Các hợp chất như melittin, apamin trong nọc ong đen mở ra những triển vọng điều trị các bệnh viêm nhiễm, ung thư và bệnh thần kinh.
Tuy nhiên, việc ứng dụng trong thực tế cần được thực hiện hết sức cẩn trọng và có sự giám sát của y tế, tránh các phản ứng nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
1. Đặc điểm của ong đen
Ong đen có tên khoa học là Xylocopa dissimilis (Lep), thuộc họ Ong (Apidae), còn gọi là ô phong, hùng phong, tượng phong, trúc phong (trúc là cây tre, cây nứa, phong là con ong, vì con ong này sống trong ống tre, cây nứa nên có tên trúc phong). Ong đen còn được gọi là ong mướp, vì thường thấy đến hút mật ở hoa mướp.
Ong đen là một vị thuố.c quý.
Ong đen sống khắp nơi ở đồng bằng cũng như miền núi. Ở nước ta còn ít chú ý khai thác, nhưng ở miền Nam Trung Quốc, người ta thường bắt ong này vào mùa thu đông (mùa ong sống trong ống tre nứa). Sau khi biết ong ở đâu, nút kín ống tre hay ống nứa lại, hơ nóng cho ong chế.t, chẻ ra để lấy dùng. Ong đen dễ mốc mọt, nên phải sấy cho khô, không nên phơi nắng dễ hỏng và dễ mốc mọt hơn.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nọc độc của ong đen chứa các hợp chất như melittin và apamin. Melittin là một peptide mạnh, được chứng minh có khả năng chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Apamin – một peptide khác trong nọc ong, có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn ngừa thoái hóa tế bào, đặc biệt là trong các bệnh thần kinh như Parkinson.
Một số nghiên cứu khác về nọc ong nói chung (bao gồm các loài ong khác ong đen), các peptide trong nọc ong như apamin, melittin, ngoài ra còn có tertiapin… Những peptide này có nhiều nghiên cứu trên in vitro, in vivo, thử nghiệm trên nhiều mô hình dược lý khác nhau như kháng khuẩn, kháng ung thư, kháng viêm.
Điều này cho thấy tiềm năng lớn trong việc nghiên cứu phát triển các phương pháp điều trị ung thư từ nọc ong, bao gồm cả ong đen.
2. Sử dụng ong đen thế nào?
- Dùng cả con
Ong đen là một vị thuố.c được dùng từ lâu đời trong nhân dân. Theo tài liệu cổ, ong đen có vị ngọt chua, tính hàn, không độc, vào hai kinh vị và đại trường.
Video đang HOT
Cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân ghi chép ong đen vào kinh phế, tỳ, chữa ho lâu ngày không khỏi, tắc nghẽn tiểu tiện, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi tiểu.
Tác dụng của ong đen là thanh nhiệt, tả hỏa khử phong dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng l.ở loé.t, đau cổ họng, trẻ con kinh phong. Ngày dùng 2 đến 4 con tán nhỏ uống, hoặc sắc uống 3 – 5 con. Theo tài liệu cổ những người hư hàn không nên dùng.
Lưu ý: Ngoài con ong đen trên, người ta còn dùng con ong đen Xylocopa phalothorax, nhỏ hơn, nhưng không dùng con có đốm trắng ở đầu.
Ong đen ngâm rượu
Ong đen còn được dùng để ngâm rượu thuố.c. Trước khi ngâm ong vào rượu, có thể dùng nhiều phương pháp khác như làm đông ong đen trong tủ lạnh hoặc cho vào nước sôi để gây bất động rồi đặt vào rượu sau.
Thời gian ngâm thường trong vòng một tháng để rượu đủ ngấm và dùng uống. Liều dùng khoảng 15ml rượu ong đen mỗi ngày để điều trị chứng đau thấp khớp.
Mãng cầu xiêm: sử dụng thế nào để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe?
Mãng cầu xiêm là một loại trái cây giàu chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thực phẩm, thúc đẩy việc kiểm soát lượng đường trong má.u và do đó ngăn ngừa kháng insulin và tiểu đường.
Mãng cầu xiêm là một thực phẩm rất có lợi để bảo vệ dạ dày, cải thiện tiêu hóa.
Lợi ích chính của mãng cầu xiêm đối với sức khỏe
Làm giảm các bệnh viêm
Mãng cầu xiêm có đặc tính chống viêm, thúc đẩy giảm các cytokine gây viêm, được sản xuất trong cơ thể trong trường hợp viêm, rất hữu ích để cải thiện các triệu chứng của một số bệnh viêm, như viêm khớp, thấp khớp.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Mãng cầu xiêm chứa lượng chất chống oxy hóa tối ưu bảo vệ các tế bào của tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất insulin, do đó ngăn ngừa kháng insulin và tiểu đường.
Ngoài ra, mãng cầu xiêm còn có khá nhiều chất xơ, làm chậm tốc độ hấp thụ đường, giúp cân bằng lượng đường trong má.u, thúc đẩy kiểm soát bệnh tiểu đường ở những người đã mắc bệnh.
Giữ cho đôi mắt khỏe mạnh
Bởi vì nó có chứa lutein, một hợp chất chống oxy hóa quan trọng để duy trì sức khỏe của mắt, mãng cầu xiêm giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, có liên quan đến tuổ.i tác và gây tổn thương thị lực, bao gồm mất thị lực.
Giúp bảo vệ dạ dày
Mãng cầu xiêm có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, làm giảm thiệt hại do các gốc tự do trong dạ dày gây ra, giảm độ axit dạ dày, là một thực phẩm rất có lợi để bảo vệ dạ dày, cải thiện tiêu hóa và giúp kiểm soát một số bệnh, chẳng hạn như loét và viêm dạ dày.
Cải thiện sự lo lắng và căng thẳng
Lá mãng cầu xiêm chứa anonain và asimilobine, các hợp chất có đặc tính thư giãn tác động lên hệ thần kinh Trung ương, tương tác với serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng, do đó cải thiện sự lo lắng và căng thẳng.
Giúp kiểm soát huyết áp
Mãng cầu xiêm chứa kali, một khoáng chất thiết yếu giúp đào thải natri dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, thúc đẩy kiểm soát huyết áp.
Ngoài ra, loại quả này còn có chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe của động mạch và thư giãn các mạch má.u, tạo điều kiện lưu thông má.u và do đó giúp kiểm soát huyết áp cao.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Bởi vì nó rất giàu các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C và quercetin, mãng cầu xiêm giúp chống lại các gốc tự do dư thừa và tăng cường các tế bào hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa sự xuất hiện của dị ứng, cúm và cảm lạnh.
Chống táo bón
Mãng cầu xiêm giúp chống táo bón vì nó giàu nước và chất xơ, thúc đẩy các chuyển động tự nhiên của ruột.
Mãng cầu xiêm có thể gây nhiễm độc gan hoặc thận nếu dùng quá nhiều.
Cách tiêu thụ mãng cầu xiêm
Mãng cầu xiêm có thể được tiêu thụ thô hoặc được sử dụng trong các chế phẩm, chẳng hạn như nước trái cây, mousses và kem. Ngoài ra, lá mãng cầu xiêm cũng có thể được sử dụng để pha trà.
Trà mãng cầu: cho 10 g lá mãng cầu xiêm khô vào 1 lít nước sôi. Đậy nắp đồ uống và để yên trong 5 đến 10 phút. Lọc và uống tối đa 3 cốc mỗi ngày sau bữa ăn;
Sinh tố mãng cầu xiêm: cho vào máy xay sinh tố 1 chén mãng cầu xiêm xắt nhỏ và không hạt, 500 ml nước và 1 ít đường nâu, hoặc chất làm ngọt. Sau đó xay nhuyễn và sử dụng.
Một cách khác để tiêu thụ mãng cầu xiêm là thông qua các chất bổ sung trong viên nang, trong đó liều lượng thường được chỉ định là 2 viên mỗi ngày, 30 phút trước bữa ăn.
Ai không nên ăn mãng cầu xiêm?
Theo các chuyên gia, mặc dù một vài nghiên cứu cho rằng các chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể có đặc tính chống ung thư, nhưng thành phần có hoạt tính sinh học chính của chất chiết xuất (annonaceous acetogenins) cũng có thể gây ra các vấn đề về hệ thống thần kinh hoặc tâm thần.
Người đang dùng thuố.c hạ huyết áp: mãng cầu xiêm có tác dụng hạ huyết áp vì vậy người đang dùng thuố.c này không nên uống trà lá mãng cầu. Trái cây và lá được tiêu thụ dưới dạng trà mãng cầu xiêm cũng không nên được tiêu thụ bởi những người mắc bệnh Parkinson và huyết áp thấp, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Người đang dùng thuố.c tiểu đường, điều trị trầm cảm, huyết áp cao: mãng cầu xiêm có thể tương tác với các loại thuố.c này.
Người mắc bệnh gan hoặc thận: mãng cầu xiêm có thể gây nhiễm độc gan hoặc thận nếu dùng quá nhiều.
Người có lượng tiểu cầu thấp: mãng cầu xiêm làm giảm số lượng tiểu cầu vì vậy nhóm đối tượng này cũng không nên sử dụng mãng cầu xiêm.
Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng. Đặc biệt, không nên dùng các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt mãng cầu xiêm trong các trường hợp phụ nữ có thai.
Cách phòng bệnh và giữ gìn sức khỏe sau mưa bão Thời tiết mưa nhiều dễ mang theo vi sinh vật, virus, tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe con người. Thông thường sau một trận mưa lớn, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập qua các lỗ chân lông trên da và xâm nhập vào các mạch bạch huyết, gây ra bệnh hồng cầu và viêm hạch bạch huyết. (Ảnh:...