Vị thế Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế là một quốc gia quan trọng
Trong năm 2020, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế đã tăng lên đáng kể. Đây là nhận định của Tiến sỹ Pradhan, chuyên gia hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Chanakya Code, được đăng trên tờ Times of India.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã chọn Việt Nam là điểm đến chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nắm quyền
Gần đây, Việt Nam cũng là điểm đến cho nhiều chuyến thăm cấp cao. Điểm đến chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sau khi nắm quyền là Việt Nam. Người tiền nhiệm của ông, Thủ tướng Abe Shinzo cũng lựa chọn Việt Nam cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kết thúc chuyến công du Đông Nam Á tại Việt Nam.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng về chiến lược. Đã có 12 văn bản hợp tác được ký kết giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước trong chuyến thăm, trên nhiều lĩnh vực như hạ tầng, năng lượng, kỹ thuật số với tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD. Hai nước đã nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thương mại và phòng chống Covid-19. Điều này rất có ý nghĩa trong xây dựng năng lực và phát triển công nghiệp quốc phòng của Việt Nam.
Video đang HOT
Trước đó, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký kết một thỏa thuận cho vay ODA trị giá 347 triệu USD với chính phủ Việt Nam, theo đó hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực an ninh và an toàn hàng hải. Trong khuôn khổ này, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được hỗ trợ tài chính để đóng mới 6 tàu tuần tra nhằm củng cố cơ quan an ninh hàng hải.
Việt Nam đang nổi lên là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản có ý định chuyển ra khỏi Trung Quốc. Tháng Tám vừa qua, Nguyên Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã đảm bảo với Việt Nam về sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản đối với các doanh nghiệp chọn Việt Nam là địa điểm thay thế Trung Quốc để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, sau khi nhận thấy một nửa trong số doanh nghiệp Nhật Bản nhận hỗ trợ chính phủ phục vụ mở rộng chuỗi cung ứng đều lựa chọn Việt Nam.
Đặc biệt, cả Thủ tướng Suga Yoshihide và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đều tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) trong mọi hoạt động trên biển.
Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là nhằm thúc đẩy hợp tác Mỹ-Việt, đặc biệt là về thương mại và an ninh ở Biển Đông, rộng hơn là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Pompeo nhấn mạnh sự ủng hộ đối với chủ quyền của các nước Đông Nam Á, luật pháp và quốc tế và một khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương tự do, rộng mở.
Vào ngày Ngoại trưởng Mike Pompeo thực hiện công du Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố “Mỹ tôn trọng các quyền và lợi ích của Việt Nam, đồng thời mong muốn gìn giữ hòa bình, duy trì tự do trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế. Mỹ luôn đồng hành cùng các đồng minh, đối tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bảo vệ chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế.”
Về bản chất, cả hai chuyến thăm trên không chỉ cho thấy quan hệ của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam ngày càng sâu sắc, mà còn cho thấy Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong định hình thế giới thông qua ủng hộ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm. Đó cũng là sự thừa nhận rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đảm đương vị trí lãnh đạo ASEAN. Chắc chắn nếu sự cân bằng chiến lược được duy trì dựa trên nền tảng đa cực và pháp quyền, thì vai trò trung tâm của Việt Nam là vô cùng quan trọng.
Vị thế của Việt Nam được nâng cao cũng là do khả năng gắn kết các cực khác nhau song song với bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế. Việt Nam đã duy trì quan hệ hết sức tốt đẹp với các nước trong khu vực cũng như các nước ngoài khu vực.
Việt Nam có quan hệ gần gũi với Ấn Độ, Nga, EU, Mỹ và cả Trung Quốc.
Nhật Bản muốn cùng Triều Tiên giải quyết vấn đề bắt cóc công dân
Nhật Bản đã có hành động hòa giải đối với Triều Tiên khi đề nghị hai bên vượt qua nghi ky để tăng cường hợp tác.
Người thân của những nạn nhân Nhật Bản mất tích. Ảnh tư liệu: AFP
Đây là động thái của Nhật Bản nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến việc công dân Nhật Bản bị Bình Nhưỡng bắt cóc trong những năm 1970 và 1980 cua thê ky trươc.
Phat biêu ngày 19/10 tai cuôc hop cua Uy ban thứ 3 vê cac vân đê xa hôi - nhân đao - văn hoa thuôc Đai Hôi đông Liên hơp quôc (ĐHĐ LHQ), ông Hiroaki Ichiba - cô vân tai phai đoan đai diên thương trưc Nhât Ban tai LHQ, cho răng Nhât Ban va Triêu Tiên cân hơp tac đê góp phần xây dựng hòa bình ở khu vưc Đông Bắc Á. Ông kêu goi Triêu Tiên trao trả ngay lập tức những công dân Nhât Ban bị bắt cóc, đông thơi hợp tác với Nhật Bản để hướng tới một "tương lai tươi sáng hơn" tại cuộc họp thảo luận vân đê băt coc công dân.
Đề cập đến các gia đình của các nạn nhân, quan chức Nhật Bản nhấn mạnh sẽ không để mất thời gian và cam kết Tokyo sẽ làm tất cả để đưa ra giải pháp nhanh chóng cho vấn đề này.
Viêc Nhât Ban thể hiện thiện chí vơi Triêu Tiên la dâu hiêu cho thây Tokyo hy vong cac cuôc găp câp cao giưa Thu tương Nhât Ban Suga Yoshihide va nha lanh đao Triêu Tiên Kim Jong-un co thê diên ra.
Trươc đo, ngày 29/9, Thủ tướng Nhật Bản Suga khẳng định chính quyền của ông sẽ làm tất cả để đưa các công dân của mình bị Triều Tiên bắc cóc trở về, tiếp nối cam kết từ thời cựu Thủ tướng Abe Shinzo. Sau khi nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản giữa tháng 9 vừa qua, ông Suga cung thể hiện lập trường kiên định yêu cầu các nước khác hợp tác giải quyết vấn đề này.
Trong danh sách chính thức, Nhật Bản công bố 17 công dân bị Triều Tiên bắt cóc, trong đó 5 người đã được hồi hương vào năm 2002. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng khẳng định vấn đề này đã được giải quyết, trong đó 8 người đã chết trong khi 4 người còn lại chưa bao giờ được đưa tới Triều Tiên.
Tại cuộc họp của ủy ban LHQ, Triều Tiên nhắc lại tuyên bố rằng vấn đề bắt cóc đã được giải quyết.
EU gửi thông điệp cứng rắn tới Thổ Nhĩ Kỳ Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã gửi thông điệp cứng rắn tới Thổ Nhĩ Kỳ và cảnh báo rằng, nếu Ankara tiếp tục các hoạt động dầu khí ở khu vực tranh chấp tại Địa Trung Hải, quốc gia này sẽ nhận lệnh trừng phạt từ EU. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel: Chúng tôi rất mong...