Thủ tướng Nhật Bản ngưng sử dụng khẩu trang “Abenomask”
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét chỉ phát khẩu trang “Abenomask” cho những người thực sự muốn dùng chúng.
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo ngày 3/8 cho biết ông đã ngưng sử dụng loại khẩu trang vải vốn được phân phát cho người dân trên khắp Nhật Bản theo sáng kiến của ông.
Loại khẩu trang này được người dân gọi là “Abenomask” – một cách chơi chữ bắt nguồn từ tên gọi chính sách kinh tế hỗn hợp “Abenomics” của Thủ tướng Abe Shinzo .
Nhiều người phàn nàn vì loại khẩu trang “Abenomask”có kích cỡ quá nhỏ, chất lượng kém và được phân phối đến người dân quá muộn. Ảnh: Global News
Phát biểu trước các phóng viên với chiếc khẩu trang mới, Thủ tướng Abe Shinzo cho biết hiện đã có nhiều loại khẩu trang khác xuất hiện và người dân cần hợp tác phòng chống lây nhiễm Covid-19 bằng cách đeo khẩu trang.
Kể từ tháng 4 đến nay, chính phủ Nhật Bản đã cấp khoảng 130 triệu chiếc khẩu trang vải “Abenomask” cho các hộ gia đình nước này để giải quyết tình trạng thiếu hụt khẩu trang trên toàn quốc. Bản thân Thủ tướng Abe Shinzo cũng sử dụng khẩu trang “Abenomask”.
Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn vì loại khẩu trang “Abenomask”có kích cỡ quá nhỏ, chất lượng kém và được phân phối đến người dân quá muộn. Chính sách phát khẩu trang miễn phí còn gây bàn tán trên mạng xã hội , bởi một số người dân trông đợi chính phủ Nhật Bản cấp phát tiền hoặc có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Video đang HOT
Sau khi các đảng phái đối lập chỉ trích sáng kiến của ông Abe Shinzo là “thiếu hiệu quả và lãng phí tiền thuế”, chính phủ Nhật Bản đã hủy kế hoạch phân phối thêm 80 triệu khẩu trang “Abenomask” cho các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế. Chính phủ Nhật Bản đang xem xét chỉ phát khẩu trang “Abenomask” cho những người thực sự muốn dùng chúng.
Cuối tuần qua, chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán lại khẩu trang và dung dịch sát khuẩn do các nhà cung cấp đã đẩy mạnh sản xuất đủ để giải quyết tình trạng khan hiếm các mặt hàng này. Lệnh cấm dự kiến được dỡ bỏ trong tháng này.
Australia-Nhật Bản hướng tới vai trò dẫn dắt khu vực, bàn về Biển Đông
Lãnh đạo Australia và Nhật Bản đã họp trực tuyến bàn về các vấn đề được khu vực quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Hôm 9/7, Thủ tướng Australia Scott Morrison và người đồng cấp Nhật Bản Abe Shinzo đã có cuộc hội đàm trực tuyến. Tuy vậy, khác với các cuộc họp thông thường của các nhà lãnh đạo châu Á, trong cuộc họp này, hai nhà lãnh đạo không thảo luận nhiều về các vấn đề song phương mà tập trung vào các vấn đề đang nổi lên và được khu vực quan tâm.
Thủ tướng Australia Scott Morrison (bên trái) hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tối 9/7. Ảnh: The Australia.
Kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2016, Mỹ có cách tiếp cận khác với các vấn đề khu vực và toàn cầu. Tại châu Á, Mỹ chỉ thể hiện rõ sự can dự ở những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và giảm sự quan tâm tới những vấn đề mang tính khu vực. Khoảng trống mà Mỹ để lại đang được Australia và Nhật Bản cùng nhau bù đắp.
Cuộc hội đàm trực tuyến tối 9/7 là một trong những minh chứng cho thấy Australia và Nhật Bản đang ngày càng thể hiện rõ mong muốn trở thành những yếu tố dẫn dắt khu vực. Thay vì thảo luận về các vấn đề song phương như thông lệ các cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Á, Thủ tướng Australia và Nhật Bản lại dành nhiều sự quan tâm cho các vấn đề khu vực và sự phối hợp của hai nước trong các vấn đề này.
Trong bối cảnh Covid-19 đang là mối quan tâm lớn nhất của tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới, vấn đề này cũng là nội dung bao trùm được Thủ tướng Australia và Nhật Bản thảo luận trong cuộc họp tuyến vào tối qua.
Điều toát lên trong cuộc họp này chính là việc thúc đẩy hợp tác và các nỗ lực quốc tế để đối phó với dịch bệnh. Trong đó, cả Australia và Nhật Bản đều thể hiện là hai quốc gia sẵn sàng hỗ trợ các nước trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia láng giềng đối phó với thách thức lớn chưa từng có.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã khẳng định sự đoàn kết quốc tế và hợp tác thông qua các cơ chế hợp tác đa phương như G20, Cấp cao Đông Á, APEC, Liên Hợp Quốc, WHO và OECD cũng như các tổ chức tài chính là cách thức hiệu quả để "đánh bại virus" gây ra bệnh Covid-19 và hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sự ủng hộ đối với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là các quốc gia láng giềng tại Thái Bình Dương và Đông Nam Á quản lý các tác động của Covid-19, đảm bảo an ninh y tế cũng như hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế, và phát triển bền vững.
Ngoài vấn chủ đề nóng là Covid-19 , hai nhà lãnh đạo Australia và Nhật Bản cũng thể hiện rõ quan điểm đối với các thỏa thuận kinh tế thương mại khu vực khi khẳng định, trong năm nay, hai nước sẽ ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và xác nhận cam kết trong việc mở rộng thị trường tự do trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thông qua việc mở rộng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Sẽ là thiếu sót nếu muốn dẫn dắt khu vực mà bỏ qua các cơ chế đa phương đang ngày càng khẳng định tiếng nói trong khu vực là ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á.
Tại cuộc họp, hai nhà lãnh đạo Australia và Nhật Bản, cho biết hai nước đều đang nỗ lực thúc đẩy quan hệ với ASEAN, cơ chế mà hai quốc gia khẳng định có vai trò trung tâm trong khu vực. Hội nghị cấp cao Đông Á cũng được hai nhà lãnh đạo Australia và Nhật Bản nhấn mạnh là diễn đàn hàng đầu trong khu vực để thảo luận về các vấn đề chiến lược. Australia và Nhật Bản mong muốn Hội nghị cấp cao Đông Á sẽ đóng vai trò trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
Australia và Nhật Bản nhiều lần bày tỏ sự phản đối trước các hành động phi pháp và hiếu chiến ở Biển Đông và biển Hoa Đông, vấn đề được nhiều quốc gia trong khu vực quan tâm.
Hôm qua (9/7), chủ đề này tiếp tục được hai nhà lãnh đạo thảo luận nhằm nhấn mạnh quan điểm coi luật pháp quốc tế là nền tảng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Australia và Nhật Bản tái khẳng định phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động cưỡng chế và đơn phương làm thay đổi hiện trạng hoặc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến tiêu cực gần đây ở Biển Đông, bao gồm việc tiếp tục quân sự hóa các thực thể bị bồi đắp trái phép, sử dụng tàu công vụ cưỡng ép tàu cá cũng như những nỗ lực phá hoại hoạt động khai thác tài nguyên của quốc gia khác.
Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định quyền tự do hàng hải và trên không ở khu vực Biển Đông cần phải được tôn trọng và mọi tranh chấp cần được giải quyết một các hòa bình, theo luật pháp quốc tế như được đề cập trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Thủ tướng Australia và Thủ tướng Nhật Bản cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc tôn trọng hoàn toàn các quy trình pháp lý và ngoại giao đồng thời lưu ý, các phán quyết pháp lý có tính chất ràng buộc cần phải được các bên tuân thủ, tránh việc diễn giải một cách tùy tiện, đặc biệt là phán quyết của Trọng tài quốc tế về Biển Đông. Lãnh đạo hai nước cũng kêu gọi Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Ngoài các vấn đề cụ thể đang thu hút sự quan tâm của khu vực, Thủ tướng Australia và Nhật Bản cũng đề cập cơ chế Ấn Độ-Thái Bình Dương mà hai nước đang dày công vun đắp. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở, bao trùm và thịnh vượng; khẳng định cam kết ủng hộ cơ chế Bộ tứ giữa Nhật Bản-Australia-Ấn Độ và Mỹ và mong muốn các nước làm sâu rộng hơn hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh thông qua các cơ chế phù hợp, trong đó có cuộc họp Bộ trưởng quốc phòng ba bên.
Việc đưa các vấn đề khu vực làm nội dung chính trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo là việc thường thấy ở Liên minh châu Âu và trong khuôn khổ các cơ chế đa phương hàng đầu thế giới như G7, G20 khi các nhà lãnh đạo quốc gia cùng ngồi lại để bàn cách dẫn dắt khu vực và thế giới.
Với châu Á, ngoài các cơ chế đa phương đang có như ASEAN, Cấp cao Đông Á hay APEC... việc hai nhà lãnh đạo Australia và Nhật Bản cùng ngồi lại để thảo luận về các vấn đề khu vực không phải là vấn đề thường thấy. Nó thể hiện Australia và Nhật Bản không chỉ quan tâm tới quan hệ song phương mà tầm nhìn của hai nước đang mở rộng ra toàn khu vực mà ở đó hai nước tìm được tiếng nói chung và đang muốn cùng nhau thực hiện vai trò dẫn dắt và thúc đẩy hợp tác. Thực tế này cũng cho thấy, Australia và Nhật Bản đang thoát ra khỏi cái bóng của đồng minh Mỹ để chủ động khẳng định vị thế và vai trò trong khu vực./.
Nhật Bản huy động 10.000 lính cứu hộ ứng phó với mưa lũ kinh hoàng Ít nhất 15 người "không còn dấu hiệu sự sống" sau cơn mưa kéo dài dẫn tới lũ lụt kinh hoàng ở 2 tỉnh Kumamoto và Kagoshima, Nhật Bản. Khu vực tỉnh Kumamoto ngập trong nước lũ hôm 4/7. Ảnh: Reuters. ABC News đưa tin, hơn 75.000 cư dân sinh sống tại 2 tỉnh phía Nam Nhật Bản gồm Kumamoto và Kagoshima đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine: Tổng thống đề nghị gia hạn thiết quân luật, chuẩn bị cải tổ nội các

Hàn Quốc mở rộng điều tra cựu Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee

Tổng thống Ukraine chỉ định Thủ tướng mới, bắt đầu cải tổ chính phủ

Anh thông báo số người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay cỡ nhỏ

Tại sao Nga tăng cường tấn công 'đa tầng' vào Ukraine?

Báo Mỹ: Tổng thống Trump xem xét gửi tên lửa tầm xa cho Ukraine

Ukraine sắp nhận loại tên lửa mới từ Đức

Tính toán của ông Trump khi mời 5 lãnh đạo châu Phi tới Nhà Trắng

Hé lộ kế hoạch tác chiến của ông Putin ở "chảo lửa" miền Đông Ukraine?

Đế chế của tỷ phú Elon Musk gặp hoạ do chính ông gây ra

Đụng độ công nghệ: Nga - Ukraine định hình tương lai không chiến

Người có IQ cao "tiên tri" cuộc đời chuẩn xác hơn, ít mắc sai lầm
Có thể bạn quan tâm

Vợ tôi luôn tươi cười, nhiệt tình giúp đỡ mọi người ngoại trừ... chồng con
Góc tâm tình
06:02:25 15/07/2025
10 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất thế kỷ 21 (P.2): Xem xong mất ngủ vì quá đỉnh!
Phim châu á
05:58:05 15/07/2025
Bất ngờ với nhan sắc nữ chính Mắt Biếc hóa người thật, nhìn sang Trúc Anh càng sốc "chuyện gì vậy trời?"
Hậu trường phim
05:57:07 15/07/2025
6 thời điểm không nên uống nước cam để tránh gây hại sức khỏe
Sức khỏe
05:50:56 15/07/2025
Đã áp dụng Fearless Draft cho MSI 2025 nhưng Riot vẫn nhận "quả đắng"
Mọt game
05:44:07 15/07/2025
Tóc Tiên lên tiếng giữa lúc bị cư dân mạng tấn công
Tv show
00:16:54 15/07/2025
Diễn viên bị nợ lương: 'Vết nhơ' khó gột rửa, nuốt nước mắt cay đắng làm nghề!
Sao việt
00:07:54 15/07/2025
Hình ảnh xót xa cuối cùng của nữ diễn viên qua đời vì ung thư ở tuổi 31
Sao châu á
00:01:38 15/07/2025
Nữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông
Tin nổi bật
23:16:43 14/07/2025