Vị thế của nước mắm truyền thống trong gian bếp Việt
Tô cơm trắng còn nghi ngút bốc khói, rưới chút mắm nhất, trộn thêm một tí mỡ nước, đã trở thành mỹ vị trong tuổi thơ của rất nhiều người.
Những ấu thơ đa phần nghèo khó, áo vá, dép rách không thể thiếu món cơm nóng chan mắm không, thơm lừng trong ký ức. Giờ đây, cuộc sống hiện đại đủ đầy, đôi khi chán thịt cá ê hề lại thản nhiên bới tô cơm trắng chan mắm, ăn ngon không khác gì cái thuở thiếu thốn đủ điều. Thời gian trôi đi, cuộc sống đổi thay đến chóng mặt, văn hoá truyền thống nhiều thứ đang dần mai một, duy chỉ có chén nước mắm trên mâm cơm người Việt, chai nước mắm trong gian bếp Việt vẫn giữ được chỗ đứng của riêng nó.
Có loại gia vị nào lạ lùng như nước mắm? Vốn dĩ đã có muối tiêu biểu cho vị mặn trong món ăn, vậy mà cha ông ta lại sáng tạo ra nước mắm. Trông có vẻ thừa thãi, vậy mà đã trở thành “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam. Chỉ có người Việt mới dùng, món ăn có nước mắm là món ăn của người Việt.
Nước mắm không đơn thuần là gia vị, nó là tuổi thơ, là hương vị quê nhà
Thử hỏi người nội trợ sành sõi nào chẳng trữ cho mình tới vài loại nước mắm. Nước mắm kho giá rẻ dùng để kho cá, nêm canh, tẩm ướp; mắm nhất thơm ngon để dầm ớt ăn suông; mắm nhỉ chắt chiu từng giọt dùng để đãi cơm khách quý. Mà phải là loại nước mắm truyền thống, ủ chượp qua năm dài tháng rộng, mới đủ sức trở thành cái hồn, cái cốt, đại diện cho cả kho tàng ẩm thực Việt Nam.
Thời buổi hiện đại, nhiều quy trình sản xuất những sản phẩm truyền thống đã dần được công nghiệp hoá để tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất… Nhưng với nước mắm, buộc phải làm theo cách truyền thống thì mới ngon, mới xứng đáng là “linh hồn” của bữa cơm Việt. Cá cơm tươi trộn với muối hột theo tỉ lệ 3 cá, 1 muối thành hỗn hợp gọi là “chượp”. Cho chượp vào thùng gỗ lớn, rải thêm muối rồi gài nẹp gỗ, đè đá nặng bên trên. Sau 2 – 4 ngày thì rút nút lù ở dưới đáy thùng để hứng lấy “nước bổi”. Sau đó đóng nút lù lại rồi ủ chượp trong thời gian từ 7 – 12 tháng. Cái quy trình như thế, nguyên liệu như thế, hàng ngàn đời nay vẫn vậy, không có gì thay đổi. Nước mắm buộc phải làm từ cá và muối.
Video đang HOT
Phải là loại nước mắm truyền thống, ủ chượp qua năm dài tháng rộng, mới đủ sức đại diện cho cả kho tàng ẩm thực Việt Nam.
Nước mắm thành phẩm có màu nâu vàng, vàng nhạt, màu cánh gián, trong vắt, có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt nhẹ và thoảng qua vị béo rất mỏng. Nhìn chung rất khó diễn tả vị ngon, độ ngon của các loại nước mắm. Nhưng bất kì người Việt nào khi nếm qua cũng có thể thẩm định được nước mắm nào ngon, nước mắm nào ít ngon, nhờ vào “kinh nghiệm” từ nhỏ đến lớn gắn liền với mâm cơm không thể thiếu nước mắm.
Bởi thế, khi thị trường cạnh tranh khốc liệt với các loại “nước chấm vị mắm” giá rẻ không tưởng, nước mắm truyền thống vẫn đứng vững trong các gian bếp Việt. Dẫu rất nhiều sóng gió, ngành làm nước mắm truyền thống mấy lần thăng trầm dâu bể, ở đâu đó người ta vẫn sẵn sàng tìm mua cho bằng được nước mắm Phú Quốc, nước mắm Cà Ná, nước mắm Phan Thiết, Ba Làng – Thanh Hóa. Bởi giọt nước mắm chắt chiu từ biển cả, từ đôi tay ngư dân, từ đôi tay người thợ đã trở thành tinh hoa ẩm thực của cả một đất nước, thành tuổi thơ, thành hương vị quê nhà.
Những thứ đã thuộc về hồn cốt, dễ gì bị thay thế, dễ gì bị triệt tiêu.
Theo thegioitiepthi
Khách xếp hàng dài chờ ăn phở Thìn Lò Đúc bán ở Nhật
Mới mở được hai ngày, quán phở ở Tokyo nhanh chóng được nhiều người biết tới với giá 840 yen (175.000 đồng) một bát.
Phở Thìn Lò Đúc là một trong những thương hiệu lâu năm ở Hà Nội. Gần 40 năm qua, quán chỉ phục vụ phở bò tái lăn nhưng luôn đông khách. Mới đây, những hình ảnh về thương hiệu này xuất hiện ở Tokyo, Nhật Bản khiến nhiều người tò mò.
Khách xếp hàng dài trước Pho Thin Tokyo trong ngày khai trương, 9/3.
Du nhập đến Nhật Bản, món ăn truyền thống của Việt Nam vẫn giữ nguyên thành phần và cách trình bày. Thịt bò được đầu bếp thái mỏng, xào nhanh trên chảo với các gia vị rồi mới cho vào bát. Nhờ đó mà thịt thơm, đậm đà. Các gia vị để nêm vào như dấm ớt, tỏi, tương ớt cũng được chủ quán chuẩn bị tỉ mỉ.
Theo thông tin của cửa hàng, ngay trong buổi sáng đầu tiên khai trương (từ 10h45), đã có 100 suất được bán ra. Nước dùng nhanh chóng hết vào lúc 11h20 khiến cửa tiệm phải làm gấp đôi công việc dự tính trước đó để kịp phục vụ khách.
Tô phở Thìn được bán ở Tokyo.
Nếu như phở Thìn ở Việt Nam có giá từ 60.000 đồng một bát, giá tại Tokyo là 840 yen (khoảng 175.000 đồng). Nếu gọi thêm thịt, giá, phần ăn này lên tới 940 yen (gần 200.000 đồng). Trong thực đơn quán ăn ở Tokyo còn có rau mùi và trứng chần thêm cho khách, giá lần lượt là 150 yen (khoảng 32.000 đồng) và 60 yen (khoảng 13.000 đồng).
Ông Nguyễn Trọng Thìn, chủ quán phở ở Việt Nam, đã sang Tokyo từ đầu trước đó để tham gia vào việc mở cửa hàng. Trang Fanpage của quán cập nhật nhiều hình ảnh của đầu bếp này nấu phở phục vụ cho khách ở Nhật.
Ông Thìn (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh chung với các nhân viên ở Tokyo.
Các nhân viên trong quán cũng học cách cắt thịt, thái rau củ. "Có vẻ như việc sử dụng dao của người Việt khác với Nhật Bản", nhân viên có tên Kami chia sẻ.
Hiện cửa hàng chỉ mở cửa phục vụ khách từ 12h tới 14h trong tháng 3. Quán có thể đóng cửa sớm hơn khi hết nước dùng.
Di Vỹ
Ảnh: Pho Thin Tokyo
Theo VNE
Sao cứ cố thủ tiêu nước mắm, một biểu tượng đích thực của văn hoá Việt? Cần bảo vệ nước mắm, một biểu tượng đích thực của văn hoá Việt; còn nước mắm công nghiệp hãy cạnh tranh bằng năng lực, chính danh và đàng hoàng để giữ và phát triển thị phần. LTS:Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia TCVN-12607:2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông...