Vì sức khỏe con yêu, cha mẹ hãy ‘học thuộc lòng’ 4 điều sau khi đưa bé đi tiêm phòng
Tiêm phòng là một trong những cách giúp bé phòng chống lại bệnh tật hiệu quả. Cha mẹ nhớ 4 điều lưu ý sau trước và sau khi tiêm phòng cho bé nhé.
Trong cuộc sống hiện tại, tiêm chủng là một trong những cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé, giúp bé tăng sức đề kháng với các bệnh khác nhau và phát triển khỏe mạnh. Nhiều cha mẹ biết đưa con đi tiêm phòng đúng lịch nhưng lại không biết, thực tế tiêm phòng có rất nhiều lưu ý. Vì sức khỏe và sự an toàn của bé, cha mẹ phải ghi nhớ 4 điểm này.
1. Ghi nhớ thời gian tiêm phòng
Hiện nay hệ thống tiêm chủng của bé ngày càng hoàn thiện, khi bé đi tiêm phòng sẽ được bác sĩ cấp sổ tiêm chủng và ghi rõ thời gian tiêm chủng lần sau cho phụ huynh. Một số loại vắc xin nói chung không thể tiêm trước, chỉ được tiêm đến khi bé đủ tuổi, lúc này bạn phải đi khám để được tiêm phòng theo lời khuyên của bác sĩ.
Video đang HOT
2. Phản ứng sau khi tiêm chủng
Có một điểm nữa mà các bậc phụ huynh phải chú ý, trong 30 phút sau khi tiêm vắc xin xong, tốt nhất các mẹ không nên vội vàng rời khỏi phòng tiêm mà phải ở lại quan sát xem bé có phản ứng gì không. Do có nhiều thành phần trong vắc xin nên một số bé có thể bị dị ứng nên đây là khoảng thời gian chờ nhằm tránh cho bé bị sốc thuốc.
3. Những lưu ý sau khi tiêm phòng
Sau khi em bé được chủng ngừa, cha mẹ sẽ được y bác sĩ nói cho những lưu ý về việc vết tiêm có bị sưng, nhức hay đóng mủ hay không. Hãy ghi nhớ những điều này và làm theo. Nếu bé sốt nhẹ dưới 38 độ nên mặc đồ thoáng mát, chườm ấm cho bé. Sốt từ 38,5 độ cho bé uống thuốc và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.
4. Chú ý bệnh tật trong thời gian tiêm vắc xin
Bây giờ đang là thời điểm giao mùa thu đông, nhiều bé sẽ bị cảm, sốt, sổ mũi, cáu gắt, lúc này các mẹ nên chú ý, khi bé mắc các chứng bệnh này cần được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, sau khi các triệu chứng của bé lành hẳn thì không nên tiêm phòng ngay mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước và thực hiện các mũi tiêm phòng tiếp theo để tránh gây ra một số dị ứng hoặc phản ứng xấu.
Mùa thu sang rồi, bé nhà bạn đã tiêm phòng cúm chưa? Đừng bỏ lỡ thời gian tốt nhất để tiêm phòng cúm nhé!
Mùa thu sang rồi, nhiều chuyên gia nhi khoa khuyên bạn nên tiêm phòng cúm cho con càng sớm càng tốt.
Mùa thu đã đến, bạn nên cho bé đi tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt. Theo bác sỹ Wang Chen, Viện trưởng Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, thời gian tiêm phòng cúm tốt nhất là trước cuối tháng 9, đừng để trì hoãn đến tháng 10.
Thứ nhất, do tháng 10 nhiệt độ giảm mạnh nên trẻ dễ bị cảm lạnh, lúc này trẻ dễ bị ốm hơn cả. Thứ hai, do tình hình dịch Covid tạm lắng, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đi chơi, đi du lịch trở lại, tiếp xúc với nhiều người sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Do đó, bác sĩ Wang Chen khuyến cáo các bậc phụ huynh nên tiêm phòng cúm cho trẻ trước cuối tháng 9. Trên thực tế, trẻ em rất thích vui chơi ở ngoài trời, nếu bố mẹ không quan tâm đến con, trẻ rất dễ bị cảm, sốt. Ngoài tiêm phòng cúm, mẹ cần làm gì để phòng tránh bệnh cho trẻ?
Các bậc phụ huynh nên tránh đưa con đến chỗ đông người. Có thể các bạn không biết rằng chỉ cần trẻ ở nơi lưu thông khí tốt, ít người thì nguy cơ lây truyền bệnh từ người sang người sẽ giảm thiểu. Nếu bố mẹ đưa con đến chỗ đông người, virus sẽ sinh sôi tự nhiên và lây truyền bệnh cực nhanh.
Đặc biệt trẻ em có sức đề kháng yếu hơn rất dễ trở thành mục tiêu của virus. Hơn nữa, vắc xin phòng cúm cũng chỉ có tác dụng phòng tránh một số chủng virus cúm nhất định. Chỉ cần giữ không khí trong nhà luôn thông thoáng, mật độ virus trong nhà khó tích tụ thì nguy cơ lây nhiễm bệnh trong nhà sẽ giảm đi.
Bạn không cần phải mở cửa sổ, cửa chính cả ngày. Chỉ cần mở cửa 1 ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút là không khí trong nhà đã được làm mới rồi. Ngoài ra, bố mẹ nên rửa tay và thay quần áo cho trẻ ngay khi trẻ đi ra ngoài về. Trước khi bế bé, bố mẹ cũng cần rửa tay thật sạch.
Tiêm phòng cúm nhất định phải biết điều này Trước khi làm tiêm phòng cúm, bạn nên tìm hiểu một vài vấn đề dưới đây để hiểu hơn về biện pháp ngừa bệnh này. Mùa cúm mỗi năm đến, sẽ có từ 5 đến 20% dân số Hoa Kỳ nằm liệt giường, và ở Việt Nam cũng vậy, hễ ào mùa cúm cao điểm, việc tiêm phòng vắc xin cúm lại được...