Vì sao xe điện châu Âu còn lâu mới vượt được Mỹ và Trung Quốc?
Thị trường xe điện phát triển kéo theo nhu cầu về nguyên liệu để sản xuất pin cho loại xe này, song châu Âu được cho là đang ở khá xa so với Trung Quốc và Mỹ trong cuộc cạnh tranh để đảm bảo nguồn cung.
Cuộc cạnh tranh tìm kiếm nguồn tài nguyên công nghệ xanh dùng cho xe điện đang tăng nhiệt trên thế giới, khi cả Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đều đã nhập cuộc.
Tuy nhiên, theo một phân tích từ Liên đoàn Giao thông và Môi trường châu Âu (T&E) có trụ sở ở Bỉ, các nhà sản xuất ô tô châu Âu chỉ mới đảm bảo được 16% lượng lithium, coban và niken cần thiết để đạt được mục tiêu bán ô tô điện vào năm 2030.
Phân tích cho thấy các nhà sản xuất ô tô đã tiết lộ các thỏa thuận sẽ chỉ bao gồm 14% lượng lithium, 17% lượng niken và 10% lượng coban cần thiết để đáp ứng mục tiêu của họ trong 7 năm tới, tờ The Guardian đưa tin.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy 2 nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất thế giới là Tesla của Mỹ và BYD của Trung Quốc, đã vượt xa châu Âu trong lĩnh vực này.
Một bộ sạc pin điện được trưng bày tại triển lãm xe điện “The London EV Show” ở London, Anh hôm 30.11. Ảnh REUTERS
Theo kế hoạch, Liên minh châu Âu và Anh sẽ cấm bán ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch mới ở 2035.
Chiến lược khoáng sản
Bà Julia Poliscanova, nhà phân tích cấp cao tại T&E, cho biết: “Có sự khác biệt rõ ràng giữa mục tiêu xe điện [EV] của các nhà sản xuất ô tô và chiến lược khoáng sản quan trọng của họ. Tesla và BYD đang đi trước hầu hết các công ty châu Âu, những người chỉ mới kịp ‘thức tỉnh’ trước thách thức về nguồn cung”.
Video đang HOT
T&E cho biết Mercedes-Benz, BMW và Hyundai/Kia là những nhà sản xuất ô tô có hoạt động lớn ở châu Âu nhưng đang tụt hậu xa nhất so với các đối thủ.
Một mẫu xe được trưng bày tại triển lãm xe điện “The London EV Show” ở London, Anh hôm 30.11. Ảnh REUTERS
Một số nhà sản xuất ô tô có thể có những thỏa thuận bí mật với các công ty khai thác hoặc tinh chế để cung cấp đủ khoáng chất, trong khi một số đang tìm cách giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng coban và niken đắt tiền. Tuy nhiên, mức độ thiếu hụt được nêu chi tiết trong các hợp đồng được tiết lộ công khai cho thấy các nhà sản xuất ô tô sẽ phải khá vất vả để đạt được mục tiêu xe điện của mình.
Phân tích này phù hợp với dự báo từ công ty dữ liệu khoáng sản Benchmark Mineral Intelligence (Anh) rằng nhu cầu đối với một số nguyên liệu chính sẽ vượt xa nguồn cung trong thập niên tới.
Benchmark dự đoán rằng nhu cầu lithium sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2030 khi Trung Quốc, châu Âu và sau đó là Mỹ nhanh chóng rời xa xăng và dầu diesel. Tuy nhiên, nếu dự báo này là chính xác, lượng thiếu hụt lithium vào năm 2030 sẽ tăng lên 390.000 tấn.
Bên cạnh đó, Benchmark còn cho rằng nguồn cung coban và niken cùng sẽ bị thiếu hụt vào năm 2030.
Chuyên gia Caspar Rawles, giám đốc dữ liệu của Benchmark, cho biết: “Trong trung và thậm chí dài hạn, lithium có thể sẽ là yếu tố hạn chế tốc độ mà ngành công nghiệp pin có thể mở rộng”.
Theo chuyên gia này, các dự án khai thác lớn thường mất ít nhất 5 năm để bắt đầu sản xuất nguyên liệu trên quy mô lớn và có thể mất tới 7 năm nếu cần gây quỹ. Điều đó có nghĩa là các quyết định đầu tư sẽ cần được đưa ra trong 1 hoặc 2 năm tới để tăng nguồn cung vào năm 2030.
Pháp và Ý tính hạn chế trợ cấp cho xe điện châu Á sản xuất
Hy vọng cho xe điện châu Âu?
Trong một báo khác được The Guardian công bố vào tháng 11, Northvolt, nhà sản xuất pin điện nội địa lớn duy nhất ở châu Âu, cho biết họ đã tạo ra loại pin natri-ion “đột phá”.
Theo nhà phát triển Thụy Điển, pin loại này có chi phí thấp hơn, bền vững hơn, được thiết kế để lưu trữ điện mà không cần đến lithium, niken, than chì và coban. Qua đó, các ngành công nghiệp năng lượng và xe điện của châu Âu có thể giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô khan hiếm từ Trung Quốc.
Northvolt cho biết loại pin mới của họ có mật độ năng lượng hơn 160 watt/giờ, được thiết kế cho các nhà máy lưu trữ điện nhưng trong tương lai có thể được sử dụng trong các phương tiện chạy điện, chẳng hạn như xe máy 2 bánh.
“Việc sử dụng công nghệ natri-ion không phải là mới nhưng chúng tôi cho rằng đây là sản phẩm đầu tiên hoàn toàn không chứa các nguyên liệu thô quan trọng. Đó là một bước đột phá cơ bản”, ông Patrik Andreasson, phó chủ tịch chiến lược và tính bền vững của Northvolt cho biết.
Khi được hỏi liệu Northvolt có mở hoạt động ở Anh hay không, ông Andreasson nói: “Chúng tôi đang bận rộn. Chúng tôi có một con đường rõ ràng về nơi chúng tôi sẽ đến”.
Nga và Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua giành 'vàng trắng' tại Bolivia
Nga gần đây đã có được quyền tiếp cận một trong những trữ lượng lithium lớn nhất thế giới, tương tự Trung Quốc.
Lithium được mệnh danh là "vàng trắng" hoặc "dầu mỏ của thế kỷ 21".
Theo thông tin chính thức, tập đoàn Uranium One của Nga có kế hoạch đầu tư khoảng 450 triệu USD vào một dự án thí điểm sản xuất lithium ở Bolivia. Kênh DW (Đức) cho biết nhiều ý kiến kỳ vọng rằng hợp đồng lớn về quyền sử dụng nguyên liệu thô có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở Bolivia trong trung hạn.
Các nhà địa chất nhận định Bolivia có tiềm năng sở hữu trữ lượng lên tới 23 triệu tấn lithium. Nếu được xác nhận, con số này sẽ khiến Bolivia trở thành quốc gia có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới. Kim loại này vốn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất pin cho xe điện, điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử... Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu về lithium của ngành năng lượng sẽ tăng gấp 42 lần vào năm 2040.
Bà Karla Calderon, chủ tịch công ty lithium thuộc sở hữu nhà nước YLB, đã phác thảo dự án sẽ được thực hiện tại làng Colcha K thuộc khu vực Potosi theo ba giai đoạn.
Trong giai đoạn đầu tiên, mục tiêu là sản xuất 1.000 tấn lithium cacbonat mỗi năm. Giai đoạn thứ hai tăng lên tới 8.000 tấn và thêm 5.000 tấn nữa trong giai đoạn ba. Trọng tâm sẽ là sản xuất thân thiện với môi trường nhất có thể.
Hợp đồng này là thỏa thuận thứ hai được ký với công ty con của công ty nhà nước Rosatom Nga. Vào tháng 6, các bên ký kết đã đồng ý xây dựng khu liên hợp công nghiệp lithium cacbonat ở Pastos Grandes.
Chuyên gia Vladimir Rouvinski tại Đại học Icesi (Colombia) phân tích: "Cạnh tranh về lithium rất gay gắt". Ông cũng nhận định rằng Chính phủ Bolivia đang tỏ ra ưu tiên các công ty Trung Quốc và Nga.
Trung Quốc cũng đã có nhiều hiện diện tại quốc gia sở hữu trữ lượng lithium lớn nhất thế giới này. Tập đoàn sản xuất pin CATL của Trung Quốc vào tháng 6 đã xác nhận đầu tư tổng cộng 1,4 tỷ USD xây dựng các nhà máy khai thác lithium tại Bolivia.
Nhưng Tổng thống Luis Arce cũng để ngỏ cánh cửa cho các đối tác khác ngoài Nga và Trung Quốc. Gần đây, ông Arce chia sẻ: "Các chuyến thăm của chúng tôi tới Liên minh châu Âu (EU), Brazil và nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) cho thấy rõ ràng rằng có quan tâm lớn đến lithium của Bolivia".
Ông Arce biết Bolivia có thể đạt được tiến bộ nhanh hơn trong việc khai thác trữ lượng lithium nhưng nhà lãnh đạo này cảnh báo không nên tiến hành vội vã.
Bolivia cùng các nước láng giềng Chile và Argentina tạo nên "tam giác lithium", nơi có trữ lượng kim loại này lớn nhất thế giới. Chile và Argentina có trình độ sản xuất tiên tiến hơn.
Lơ lửng bóng ma lạm phát Thế giới chưa từng xảy ra đợt suy thoái lớn nào trong lịch sử. Thực tế đó có thể sẽ bị lung lay và gây nhiều quan ngại khi giới phân tích và các nhà đầu tư dự đoán rằng năm 2024 sẽ có thêm một đợt suy thoái kinh tế nữa, dù không lớn. Trong bối cảnh thế giới bất ổn như...