Vì sao Việt Nam không ‘mặn mà’ nâng cấp xe tăng?
Chỉ cần so sánh các nước trong khu vực cũng thấy Việt Nam đang yếu thế hơn.
Xe tăng là lá chắn che chở bộ binh cũng như là khí tài quan trọng để triệt tiêu lực lượng tương tự phía kẻ địch. Trong bất cứ môi trường chiến đấu nào việc đầu tư cho lực lượng xe tăng cũng mang đến lợi ích nhất định, nhất là về vấn đề bảo vệ, chuyên chở lính.
Dàn xe tăng T-54 của Việt Nam đang được xem là lạc hậu
“Bò mộng” chiến trường
Sau nửa thế kỷ hoạt động trong quân đội ta, cho tới hôm nay T-54 tiếp tục đóng vai trò “xương sống” lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam. Theo ước tính, được công bố chính thức quân đội ta đang sở hữu khoảng 850 chiếc T-54/55, 220 chiếc T-62, 350 chiếc Type-59, 100 chiếc T-34 (chủ yếu dùng trong huấn luyện). Tuy nhiên, ta cũng đã hợp tác với Israel để nâng cấp một số lượng lớn phiên bản cũ lên biến thể, cùng với bọc giáp phản ứng nổ mà quân đội đã có thể tự sản xuất.
Phiên bản T-55M3 có kiểu dáng tương tự như các phiên bản T-55 truyền thống khác
Thực chất, thế kỷ 21 bắt đầu với những xu hướng phát triển mạnh các dòng xe tăng thế hệ 4, được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như công nghệ kỹ thuật số, công nghệ quang điện tử, giáp phản ứng nổ, hệ thống phòng thủ tích cực. Do đó, nếu theo con đường hiện đại hóa, tăng Việt Nam gần như phải làm lại từ đầu. Trong khi một chiếc xe tăng tốt nhất hiện nay trên thị trường là Merkava IV có giá 5 triệu USD. Điều đó, đồng nghĩa với việc sẽ tốn một chi phí khổng lồ nếu muốn hiện đại hóa xe tăng cho quân đội.
Merkava IV xe tăng khủng nhất thời điểm hiện tại
Ngoài ngân sách quốc phòng còn hạn chế, việc đầu tư mua sắm một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực mới chỉ để nằm trong kho là một sự đầu tư lãng phí và thiếu hợp lý. Nếu mua thêm xe tăng mới sẽ kéo theo phải mua sắm thêm các trang thiết bị hậu cần, bảo trì sữa chữa, kho bãi mới. Trong khi đó, đường lối quốc phòng của Việt Nam lấy phòng ngự, du kích làm đầu nên việc “thay máu” lực lượng tăng thiết giáp chưa phải là vấn đề quá cấp bách.
“Thay máu” xe tăng là phương án không khả thi
Video đang HOT
Không phù hợp với chiến tranh hiện đại
Những cuộc chiến tranh trên thế giới hiện tại và tương lai đã có nhiều thay đổi trong chiến thuật. Không quân và hải quân là hai lực lượng chủ lực trong các chiến dịch tấn công hay phòng thủ. Chiến tranh Libya năm 2011 đã cho thấy sự thay đổi này, khi liên quân Mỹ – NATO chỉ sử dụng không quân và hải quân để đánh bại quân đội chính phủ Libya mà không cần sử dụng đến lực lượng mặt đất.
Xe tăng Merkava được trang bị hệ thống phòng thủ hai lớp Trophy
Việc đưa lực lượng mặt đất vào đánh chiếm, bình định các khu vực thường chỉ gây ra tổn thất nặng. Sự sa lầy của Mỹ tại Iraq, Afghanistan đã phần nào cho thấy sự suy giảm năng lực đáng kể của lực lượng xe tăng khi hàng trăm chiếc bị tiêu diệt bởi những nhóm nhỏ binh lính dùng chiến thuật du kích.
Hậu quả thê thảm trên chiến trường của siêu xe tăng Merkava
Những cuộc chiến tranh trên bộ với sự tham gia của hàng trăm, hàng ngàn xe tăng như chiến tranh thế giới thứ hai đã là dĩ vãng. Các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc,… đều dành sự ưu tiên ngân sách cho lực lượng không quân, hải quân. Chứ ít nước nào có tiềm lực quân sự lại đầu tư cho những chú “bò mộng” đắt tiền này nhiều như trước.
Chiến tranh hiện đại nhấn mạnh vai trò của không quân và hải quân
Tỷ đô mỏng manh như giấy
Với sự phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí chống tăng mới làm cho xe tăng chiến đấu chủ lực ngày càng “mỏng manh” trên chiến trường. Việc tăng độ giày của giáp, trang bị lớp bảo vệ phản ứng nổ,… trở nên vô nghĩa khi mà khả năng xuyên phá của các vũ khí chống tăng trở nên khủng khiếp đến mức có thể nung chảy cả lớp giáp dày nhất trong thời điểm hiện tại.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh kiểm tra súng chống tăng RPG-29 cùng các loại đạn chống tăng, diệt bộ binh thế hệ mới do Việt Nam tự sản xuất
Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 lạc hậu và một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân Merkava MK IV khi đối diện với các loại vũ khí chống tăng cá nhân thì cũng tan tành như nhau.
Theo VTC
Ngắm dàn "xương sống" của lực lượng xe tăng Việt Nam
T-54 là xe tăng chiến đấu đóng vai trò "xương sống" trong lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam.
Xe tăng T-54 nặng 36 tấn, dài 6,45m, rộng 3,37m, cao 2,4m. Xe được bọc giáp mặt trước thân dày tới 100mm, mặt trước tháp pháo dày 205mm, hai bên sườn 80mm, hai bên sườn tháp pháo 130mm
Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận được những chiếc xe tăng T-54 đầu tiên từ Liên Xô vào đầu năm 1962. Vào thời điểm đó, T-54 là cỗ xe tăng hiện đại nhất trong kho vũ khí của ta, có thể đánh bại xe tăng M-41, M-48 của quân Mỹ - Ngụy.
Trong giai đoạn 1962-1965, Việt Nam tiếp tục nhận thêm nhiều xe tăng T-54 để tiến tới thành lập Trung đoàn xe tăng thứ hai mang phiên hiệu 202.
Đơn vị xe tăng T-54 thực hành vượt sông năm 1967.
Dù xuất hiện từ năm 1962, nhưng mãi tới năm 1972 thì lực lượng xe tăng T-54 mới tham gia chiến dịch lớn, chiến dịch Xuân - Hè 1972.
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 9, Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp quyết tâm lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc năm 1972.
Đội hình xe tăng T-54A của Trung đoàn 202 đang hành quân về phía vùng phi quân sự cuối tháng 3/1972 chuẩn bị cho chiến dịch Nguyễn Huệ (một trong 3 chiến dịch lớn trong chiến dịch Xuân - Hè 1972).
Một đơn vị xe tăng T-54 thuộc Trung đoàn 202 hiệp đồng bộ binh tấn công vào sân bay Quảng Trị, tháng 4/1972.
Sau chiến dịch Xuân - Hè 1972, phải tới những ngày tháng 4/1975 thì bộ đội tăng - thiết giáp một lần nữa huy động một lực lượng lớn tham gia các chiến dịch giải phóng miền Nam.
Ngày 30/4/1975, những chiếc xe tăng T-54 đã vượt qua cánh cổng Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Cuộc chiến Việt Nam khởi đầu bằng vài tiếng sột soạt của du kích trong rừng già nhưng kết thúc lại là tiếng xích nghiến kèn kẹt của chiếc xe tăng T-54.
Sau nửa thế kỷ hoạt động trong quân đội ta, cho tới hôm nay T-54 tiếp tục đóng vai trò "xương sống" lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam.
Xe tăng T-54 trang bị pháo nòng xoắn D-10T 100mm, súng máy đồng trục 7,62mm và đại liên 12,7mm DShK trên nóc tháp pháo có thể dùng để phòng không.
Xe tăng T-54 trang bị động cơ diesel có công suất 581 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h.
Pháo 100mm xe tăng T-54 khai hỏa trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
theo xahoi